Saturday, May 18, 2024
HomeCHỐNG THAM NHŨNGIII. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN MẤT TRẮNG HƠN 973 TRIỆU USD TẠI...

III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN MẤT TRẮNG HƠN 973 TRIỆU USD TẠI DỰ ÁN LÔ 67 PERU

Thanh Hieu Bui

III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN MẤT TRẮNG HƠN 973 TRIỆU USD TẠI DỰ ÁN LÔ 67 PERU

Theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp, PVEP đã mua 52,631% cổ phần công ty PPL tại Bahamas. Công ty này có chi nhánh tại Peru, chi nhánh không phải là nhà điều hành dự án. Như vậy, với việc sở hữu 52,631% cổ phần công ty PPL tại Bahams, PVEP chỉ thụ hưởng quyền lợi và nghĩa vụ tài chính tương đương 50% tỷ lệ tham gia lô 67. PVEP không có quyền tham gia điều hành trực tiếp dự án.

Tổng số tiền mua cổ phần là 340 triệu USD. Theo báo cáo đầu tư do PVEP trình năm 2012, trữ lượng dầu khí thu hồi của toàn lô là 107 triệu thùng dầu cấp 2P. Như vậy, khoản 340 triệu USD được PVEP đầu tư là nhằm mục đích mua quyền lợi và nghĩa vụ tài chính tương ứng 50% lượng dầu khí đươc cho là trữ lượng 107 triệu thùng dầu.

PVEP không hiểu đúng Khái niệm về trữ lượng dầu khí so với các tiêu chí, qui định của Việt Nam cũng như các qui định của quốc tế. Cụ thể tại lô 67, PVEP tính toán trữ lượng dầu khí cấp 1P không đúng.. Tính toán không đúng về trữ lượng dầu khí dẫn đến số lượng thùng thu hồi thương mại được ghi nhận trong báo cáo đầu tư là sai. Hay nói cách khác số lượng thùng dầu thu hồi thương mại là con số do PVEP/PVN bịa đặt, lừa các cấp có thẩm quyền về tính khả thi của dự án.

Trước khi thực hiện mua cổ phần Công ty Bahamas, PVEP không thực hiện công tác Due Dilligence (đánh giá chi tiết, kỹ thuật, thương mại, tài chính, môi trường đầu tư….) theo đúng thông lệ, đặc biệt là đánh giá trữ lượng lô 67, môi trường đầu tư và khai thác tại rừng Amazon. Điểm này, đã được nêu rõ trong công văn số 71/CVNB-NQT ngày 29/7/2016 về việc báo cáo tổ công tác giám sát hoạt động các dựa án…

Những dấu mốc quan trọng của mỏ Pirana – Lô 67, Peru

3.1 Sai phạm mặt kỹ thuật/đánh giá trữ lượng.

Việc đầu tư 340 triệu USD mua 52,631% cổ phần PPL tại Bahamas không đồng nghĩa với việc PVEP đã mua được 107 triệu thùng dầu cấp 2P. Như vậy, phần lớn số tiền mua 52,631% cổ phần là mua KHÔNG KHÍ, 

Căn cứ theo chứng chỉ trữ lượng dầu khí tại lô 67 do NSAI cấp. Trư lượng dầu khí cấp 1P chỉ có 44,1 triệu thùng dầu cấp 1P (Proven – Cấp được xác minh).

Trong báo cáo đầu tư năm 2012 được phê duyệt và trình các cấp/bộ ban ngành. PVEP/PVN khẳng định việc đánh giá độc lập về trữ lượng cấp 2P được thực hiện theo quyết định số 38/QĐ-BCN (nay là bộ Công thương). Tuy nhiên theo thực tế, PVEP/PVN không thực hiện theo quyết định này. Ngay từ khi mua cổ phần công ty PPL, PVEP/PVN tính toán Giá dầu hòa vốn của dự án tính theo CAPEX và OPEX (không tính giá mua 340 triệu USD) vào điểm hòa vốn 120$/thùng. Thực tế, giá dầu tại dự án bán thời điểm cao nhất là 98$/thùng.

Sản lượng hòa vốn dựa trên tổng chi phí dự án bao gồm cả giá mua với trữ lượng dầu khí 104,7 triệu thùng dầu cấp 2P, số 135 triệu thùng dầu thu hồi cấp 1P được nêu trong các báo cáo bao gồm cả báo cáo đầu tư là con số theo đánh giá riêng của PVEP/PVN. Cho đến nay, chủ đầu tư không lý giải tại sao số lượng thùng dầu cấp 2P lại nhỏ hơn cấp 1P.

Với mục địch, thực hiện thương vụ mua bán dự án, trả tiền cao hơn giá trị cao hơn giá trị tài sản khoảng 186 triệu USD, PVEP/PVN đã bịa đặt/lừa dối các cấp về trữ lượng dầu khí thu hồi thương mại của dự án là 135 triệu thùng dầu cấp 1P.

Trong trường hợp PVEP/PVN tính toán trữ lượng dầu khí thu hồi thương mại (sản lượng dầu có thể khai thác bán được) là 44,1 triệu thùng, dự án không có hiệu quả đầu tư. Đây cũng là lý do tại sao năm 2016 công ty Kiểm toán Deloitte Peru đã đánh giá giá trị tài sản công ty dầu khí PPL tại lô 67 là bằng 0.

Theo kết luận thanh tra bộ tài chính, tính đến 31/12/2015, PVEP đã thiệt hại toàn bộ số tiền 773 triệu USD

3.2 rủi ro đầu tư dự án.

3.2.1 Rủi ro về tài chính

Toàn bộ số tiền doanh thu bán dầu tại lô 67 không được chuyển về Việt Nam 

Như đã đề cập phần trên, mặc dù PVEP sở hữu hơn 52% cổ phần công ty PPL tai Bahamas, nhưng PVEP không có quyền điều hành dự án cũng như công ty PPL tại Bahamas. PVEP chỉ chỉ có nghĩa vụ về tài chính khi tham gia lô 67.

Tại văn bản số 540/NB-TC ngay 22/9/2014 về việc doanh thu bán dầu lô 67 được nhà điều hành Perenco giữ lại toàn bộ tái đầu tư có đoạn viết: Doan thu bán dầu của lô 67 được ghi nhận là khoản phải trả cho PVEP và sẽ không phải chịu khoản lãi suất nào.

Doanh thu bán dầu chuyển về chi nhánh PVEP-Peru được xem nhưu là khoản vay nội bộ và phải chịu thuế chống chuyển giá với thuế suất 30% trên tổng số tiền lãi tính thoe lãi suất cho vay. Ngoài ra, còn phát sinh thuế thu nhập 30% trên tổng số tiền lãi.

Khu vực sơ chế dầu khai thác tại Lô 67 – Peru

3.2.2 Rủi ro về môi trường đầu tư.

Như đề cập, PVEP không thực hiện công tác Due Dilligence (đánh giá chi tiết, kỹ thuật, thương mại, tài chính, môi trường đầu tư….) môi trường đầu tư và khai thác dầu khí tại rừng Amazon rủi ro về việc bảo tồn thiên nhiên hoang dã, Theo các tài liệu các mâu thuẫn giữa thổ dân da đỏ sinh sống tại rừng Amazon với chính phủ Peru đã có từ đầu những năm 2000 của thế kỷ này. PVEP không đánh giá, thẩm tra yêu tố  rủi ro này. Đây cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến việc các công ty Dầu khí khai thác tại khu vực rừng Amazon phải rút khỏi dự án. 

Ngày 20/3/2023 thời báo Petro (PetroTimes) đã có bài viết; Thổ dân Peru chiếm đóng giàn khoan dầu ở Amazon, bắt giữ 41 công nhân. Theo nội dung bài báo đã ghi nhận. Nhiều người dân địa phương đã lên tiếng tố cáo các thiệt hại môi trường xảy ra trên lãnh thổ của họ. Đồng thời chiếm giữ một giàn khoan dầu ở Amazon của Peru và đang giam giữ 41 công nhân. Họ đang yêu cầu Petroperu làm sạch vùng đất của họ, vốn đã bị tổn hại sau sự cố tràn dầu hai thập kỷ trước. Họ cho rằng công ty dầu mỏ đang “cản trở việc làm sạch” vùng đất luôn bị ô nhiễm mỗi khi trời mưa, kể từ vụ rò rỉ mà họ cho là đã được che giấu 25 năm trước. Họ tuyên bố rằng “không một giọt dầu nào được phép chảy qua vùng đất của họ” cho đến khi chúng được dọn sạch.

Tại văn bản số 45/CVNB-VMĐ ngay 14/2/2023 và các tài liệu đính kèm văn bản này đã đề cập rủi ro về mặt thể chế chính trị thượng tầng, các bản làng tại khu vực amazon chiếm giữ các mỏ dầu, chặn tuyến vận chuyển đường sông. Cụ thể người dân đã chặn bắt giữ tàu vận chuyển dầu lô 67. Các bản làng gửi thư tới các công ty khái thác dầu khí, tuyên bố chặn sông, chiếm giữ các mỏ dầu không cho khai thác các yêu cầu bản làng: cung cấp trường học, điện, nước, ngân hàng và yêu câu thu trực tiếp 2,5% doanh thu tại lô 67 và 39.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular