15-10-2022
Ảnh: Báo Tuổi Trẻ
“Bạn không nói ra thì tôi không biết bạn là ai”. Câu ngạn ngữ này mang nghĩa rộng, không đơn thuần là bạn “nói ra” cái nguồn gốc xuất thân của bạn cho người khác biết mà nói bất cứ điều gì cũng có thể bộc lộ bản chất của bạn.
Bà Hiệu trưởng trường Tiểu học ở Gò Vấp bị báo chí hỏi: “để cuộc họp phụ huynh xảy ra như thế, bà có cho rằng trách nhiệm đầu tiên thuộc về hiệu trưởng?” Bà ta chối ngay: “Không”. Bà quy trách nhiệm cho phụ huynh Tuyến. Và quy luôn trách nhiệm cho người tung clip để công khai sự kiện. Trong khi tại cuộc họp đó, bà ta có tham dự cùng giáo viên chủ nhiệm. Cuộc họp này, tôi dám chắc như mọi cuộc họp phụ huynh đầu năm, mục đích chỉ để thu tiền các loại mà khoản 4, điều 10, Điều lệ Ban Cha mẹ học sinh cấm. Vượt qua rào cản của điều cấm bằng cách lấy tập thể gây sức ép vào lòng tự trọng của cá nhân để hợp thức hóa cho bằng được thứ tiền thu trái phép là một sự lưu manh đang phổ biến hiện nay ở các trường học. Ép không được thì hạ nhục người ta, rằng nghèo thì không nên cho con theo học lớp này, trường này, đúng là tận cùng của sự khốn nạn!
Tiền thu cho ai? Nếu là tiền quỹ cho Ban Cha mẹ học sinh hoạt động như luật định thì đúng là bà Hiệu trưởng không có trách nhiệm. Nhưng các khoản cấm trong điều lệ, bao gồm sửa sang cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị… (thuộc ngân sách và học phí, thu thêm để gian lận trong giải ngân), kể cả quà cáp biếu xén, thì rõ ràng là nguồn thu này có lợi cho Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm. Có mặt tại cuộc họp nhưng không ngăn cản phát ngôn của Ban đại diện cha mẹ học sinh thì việc dư luận quy “Ban đại diện cha mẹ học sinh là cánh tay nối dài của Hiệu trưởng để bòn vét phụ huynh” có oan không?”
Quy trách nhiệm cho người đại diện phụ huynh, quy cả trách nhiệm cho người công khai sự việc, rõ ràng bà Hiệu trưởng đang cố tình phủi tay sau khi chỉ đạo cho cái phát ngôn hạ nhục người nghèo để vét cho bằng được tiền của người nghèo. Tự bà ta đã biến nghề hiệu trưởng thành nghề vét máng mà không thấy nhục.
Vì tự thân bà ta không thấy nhục nên bày trò hỏi các phụ huynh, rằng những phụ huynh bị hạ nhục như vậy “có thấy nhục không”? Không chừng khi đưa một em bé lên trụ cờ kiểm điểm, sau những lần mắng nhiếc, sỉ vả, bà ta sẽ hỏi “có thấy nhục không?” Tạo chấn thương và khoét thêm chấn thương một lần nữa bằng câu hỏi như vậy, bà ta có phải là một nhà sư phạm được quan chức cấp trên đưa lên làm Hiệu trưởng?
Một lần cách đây 30 năm, khi đi học ở Hà Nội, tôi đến một cửa hàng mua cái headphone để học tiếng Anh. Vào cửa hàng, thấy cái gì cũng thích bèn xem đi xem lại. Đột nhiên chị bán hàng hỏi: “Này, không có tiền thì đừng vào đây!”. Tôi trố mắt. Chị ta tưởng tôi không có tiền thật, bèn quát: “Không biết nhục à?” Tôi nhục ê người, nhưng bèn lảng tránh và “cút” nhanh. Chấn thương tinh thần ấy vẫn còn dai dẳng đến bây giờ.
Tóm lại, nguồn gốc xuất thân của bà này ở đâu ra? Hỏi Trưởng phòng giáo dục, hỏi Giám đốc sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh thì rõ! Con cháu chúng ta được hưởng thụ một nền giáo dục như vậy đấy!
_____
Tin mới nhận: Nhà người tung clip lên mạng bị tạt sơn. Không chỉ lưu manh, khốn nạn, mà còn côn đồ.
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks! https://accounts.binance.com/tr/register-person?ref=FIHEGIZ8