Tuesday, September 17, 2024
HomeBình Luận-Quan ĐiểmTừ Evergrande của Trung Quốc, nhìn về Vingroup và bài học nào...

Từ Evergrande của Trung Quốc, nhìn về Vingroup và bài học nào cho Việt Nam?

Van Hai Nguyen

Dù bị xoá chỉ sau 3 giờ đăng tải, bài viết mang tiêu đề “Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực ‘khủng’, bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng” của Tạp chí Doanh nghiệp & Kinh tế xanh vẫn gây chấn động dư luận.

Theo bài viết, tập đoàn Vingroup của tỷ phú giàu nhất Việt Nam, Phạm Nhật Vượng, đang gánh một khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước lên tới 8.340 tỷ đồng, tăng gần 2.700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2022.

Khoản nợ này ước tính tương đương 5% GDP Việt Nam. Đáng chú ý, vào năm ngoái, tập đoàn Evergrande của Trung Quốc cũng vỡ nợ khi không thể trả số tiền 300 tỷ USD. Số tiền này chiếm chưa tới 2% GDP Trung Quốc, nhưng đã gây ra rất nhiều hệ luỵ. Hàng loạt ngân hàng phải đóng cửa, người dân mất tiền nhưng không có nhà, dẫn tới hàng loạt vụ biểu tình chấn động Trung Quốc đại lục.

Với số nợ 376.602 tỷ đồng, Vingroup vẫn chưa vỡ nợ nhưng nếu không có những giải pháp hiệu quả, tập đoàn của tỷ phú giàu nhất Việt Nam khó tránh khỏi vết xe đổ của Evergrande.

Căn cứ vào bộ tiêu chí đánh giá bong bóng bất động sản của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, thị trường bất động sản Việt Nam bị vỡ bong bóng chỉ là chuyện sớm muộn.

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, dựa vào bộ tiêu chí trên, nếu một người dân bình thường cần trên 30 năm làm việc mới mua được một căn hộ ở thì tức bắt đầu có bong bóng. Tại Trung Quốc, người dân cần 34 năm. Tại Việt Nam, tính đúng theo công thức chuẩn của IMF vào thời điểm 4 năm trước, người dân cần 35 năm để mua được một căn hộ. Nhưng hiện tại, con số này đã ở mức… 57 năm.

——-

Vì sao các bài báo bị xoá ? Ai có thẩm quyền yêu cầu các báo phải xoá bài ?

Ghi chú: Bài gốc được đăng trên tạp chí Doanh nghiệp kinh tế xanh, vào lúc 20: 38 ngày 20-8-2022 song đã bị “biến mất”, trang Voz.vn đăng lại cũng đã bị mất. Hiện còn duy nhất trên trang tin điện tử VietnamIndex.vn dưới đây.

Bổ sung, hồi 20h30′ cùng ngày: bài trên trang Vietnamindex đã “biến mất”, tuy nhiên, trên tạp chí Doanh nghiệp kinh tế xanh bài bị gỡ nhưng vẫn còn trong bộ nhớ đệm (cached) như ảnh chụp màn hình dưới đây.

Trước đó, vào ngày 10-7-2022 trên trang Facebook Tuổi trẻ 24h có dòng Status : Nóng ! Rộ tin tỷ phú Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh. Sau đó có rất nhiều trang đăng lại thông tin này, nhưng chỉ mấy giờ sau người phát ngôn của BCA Tô Ân Xô đã bác tin này.

Chưa biết ông Phạm Nhật Vượng có bị cấm xuất cảnh thật hay không nhưng từ khi rộ tin đồn đến nay chưa thấy ông Phạm Nhật Vượng xuất hiện ở nước ngoài.

Nhắc lại một sự việc trước đây là vụ tin đồn ông Trịnh Văn Quyết bị cấm xuất cảnh, bị bắt đã được những người có trách nhiệm ở BCA bác bỏ, nhưng sau đó thì Trịnh Văn Quyết đã bị bắt.

Việc cấm báo chí đăng bài, thậm chí dùng đội quân DLV, nhân viên của Vin Group report những bài viết trên mạng xã hội viết phê bình về các sản phẩm của Vin Group, thuê bồi bút viết bài định hướng, gắn việc mua các sản phẩm của Vin với lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tạo ra một hình ảnh doanh nghiệp đẹp lung linh, nhưng mơ hồ với các nhà đầu tư.

Facebooker Bùi Văn Thuận thì cho rằng việc gắn các sản phẩm thương mại với lòng yêu nước là việc làm “kệch cỡm”

Gắn các sản phẩm thương mại kiếm lời với lòng yêu nước. Đó là sự lưu manh. Các dự án của Vingroup đa số là cướp đoạt đất đai của người dân. Hoặc là bắt tay với quan chức chóp bu để tước đoạt đất công, trục lợi bất chính và tạo ra môi trường kinh doanh, bong bóng bất động sản méo mó. Đó là hại dân, hại các doanh nghiệp làm ăn chân chính, tử tế.

Thêm nữa, VinGroup có nuôi một “đội quân truyền thông”, giới thạo tin và cư dân mạng gọi họ là “tuyên giáo Vin”. Lực lượng này rất hùng hậu, thường bị gọi giễu cợt là “dư luận Vin”, bò Vin, hay Vin nô. Lực lượng này chỉ cần ra quân report (báo cáo) là các tài khoản “nói xấu” Vin sẽ bị đánh sập. Chuyện Vin “bịt miệng” giới phê bình là sự thật diễn ra nhiều năm nay rồi”.

ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại, để nghe ông nhận định về ngành công nghệ ô tô tại Việt Nam, mà cụ thể là dòng sản phẩm của tập đoàn Vingroup, ông nói:

“Tôi có nghe nhiều người nói chứ không phải một hai người nói đâu, là xe VinFast bán giá cao nhưng mà nó không đảm bảo, vì đó là mua cái dây chuyền lắp ráp của Đức mà người ta đã bỏ từ lâu, về mua linh kiện này kia các thứ cũ của người ta, kể cả linh kiện của Trung Quốc rồi lắp ráp ở Đình Vũ, Hải Phòng. Bán thì giá rất cao, đặt vấn đề coi như đây là loại xe cao cấp. Tôi cũng nghe, nó chạy trên đường cũng không đảm bảo, chạy tốc độ bình thường thì nó nóng lên. Chạy tốc độ cao thì nó chịu không được.

Tôi nghĩ rằng muốn hình thành ra được một nền công nghiệp và sản xuất ô tô thì nó phải trải qua cái gì công phu dữ lắm chứ không phải ba chớp ba nhoáng đó mà nhảy ra, nói là tự mình tạo ra nền công nghiệp mới, công nghiệp ô tô của Việt Nam. Nói như thế là không hiểu gì về công nghiệp hết”.

————

Vậy nội dung bài báo đăng tải có những gì ?

Thực trạng thị trường BĐS Việt Nam ra sao ? Có dấu hiệu của bong bóng BĐS chưa ?

Sức khoẻ của tập đoàn Vin Group ra sao ?

Nếu Vin Group phá sản nền kinh tế Việt Nam có chịu ảnh hưởng

——————————

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực “khủng”, bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng

VietnamIndex.vn

20/08/2022 21:04

Tại thời điểm cuối tháng 6/2022, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Tập đoàn Vingroup, công ty này ghi nhận doanh thu thuần 32.082 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, giảm gần một nửa so với mức 60.736 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lỗ gộp 4.362 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái công ty lãi gộp 13.741 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm, chi phí tài chính của Tập đoàn Vingroup ở mức 7.046 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay và phát hành  trái phiếu chiếm tới 5.154 tỷ đồng. Trong kỳ, công ty cũng ghi nhận lỗ liên doanh, liên kết hơn 46 tỷ đồng và lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 1.923 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 6.423 tỷ đồng.

Kết quả, Tập đoàn Vingroup ghi nhận lãi sau thuế 1.027 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, giảm hơn 400 tỷ đồng so với mức đạt được cùng kỳ năm ngoái.

Tính tới thời điểm cuối tháng 6/2022, tổng tài sản của Tập đoàn Vingroup ở mức 508.608 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn ở mức 100.299 tỷ đồng, hàng tồn kho ở mức 68.659 tỷ đồng.

Cùng thời điểm, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước lên tới 8.340 tỷ đồng, tăng gần 2.700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2022.

Về nguyên tắc, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng gặp rủi ro trong việc trả nợ càng lớn. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào họ có thể chi trả cho các hoạt động.

Mặc dù việc sử dụng nợ cũng có ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng về lâu dài, doanh nghiệp vay nợ sẽ bị rủi ro về lãi suất, tỷ giá (nếu vay ngoại tệ) và lạm phát.

Về rủi ro kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chịu sự biến động của nguyên liệu đầu vào cùng giá bán đầu ra. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo tỷ lệ hợp lý nhất.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Tập đoàn Vingroup được đánh giá là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, hiện do ông Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Hồi đầu tháng 8/2021, Tập đoàn Vingroup đã bị Cục thuế TP Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, truy thu cho kỳ thanh tra thuế từ năm 2017 đến năm 2019 với tổng số tiền hơn 31,3 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thuế truy thu là 15,86 tỷ đồng; tiền chậm nộp thuế, tiền phạt hành chính là 15,47 tỷ đồng.

Trước đó, tháng 8/2017, tại kỳ thanh tra thuế từ năm 2014 đến 2016, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Tập đoàn Vingroup là 333 triệu đồng và số tiền chậm nộp thuế và phạt hành chính là 81,6 triệu đồng.

————–

  • nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng
  • cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu.
  • Kinh doanh dưới giá vốn
  • doanh thu thuần 32.082 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022
  • lỗ gộp 4.362 tỷ đồng
  • chi phí tài chính : 7.046 tỷ đồng

KẾT :

Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng kinh doanh thế nào cần phải được minh bạch, Nhà đầu tư có quyền tiếp cận đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, việc nhà sản ngăn cản và định hướng thông tin khiến nhà đầu tư không tiếp cận được sự thật và gặp rủi ro. Số liệu mà doanh nghiệp cung cấp cũng chỉ là một phần sự thật bởi các doanh nghiệp treo chi phí để có số liệu lời khủng trong nhiều năm, đến khi các chi phí đó không treo được nữa thì lỗ khủng. Tốt nhất cứ để cho báo chí làm công việc của họ và thị trường sẽ phản ánh niềm tin của nhà đầu tư với doanh nghiệp.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular