Thursday, November 14, 2024
HomeCHÍNH TRỊ - XÃ HỘIXử ông Đinh La Thăng và đồng phạm: Những ai không bị...

Xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm: Những ai không bị áp giải ra tòa?

(Dân Việt) Trong vụ án ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm đa số các bị can đang bị tạm giam, chỉ có một số trường hợp được hưởng tại ngoại.
xu ong dinh la thang va dong pham: nhung ai khong bi ap giai ra toa? hinh anh 1

Ông Đinh La Thăng hiện bị tam giam tại Trại tạm giam T16 Bộ Công an (ảnh IT).

Tại phiên tòa xét xử sở thẩm vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) ngày 8.1, những bị can đang bị tạm giam sẽ được lực lượng Công an áp giải đến trụ sở TAND TP. Hà Nội.

Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, có 17/22 bị can đang bị tạm giam, trong đó có ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV của PVN, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Quốc Khánh, Vũ Đức Thuận…

Những trường hợp được tại ngoại sẽ tự đến tòa theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không có lý do chính sẽ bị áp giải. Những bị can được hưởng tại ngoại gồm ông Phùng Đình Thực, nguyên Tổng GĐ của PVN, Nguyễn Ngọc Quý nguyên Phó Chủ tịch HĐQT của PVC, Vũ Hồng Chương, Trần Văn Nguyên. Tất cả cùng bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trường hợp của ông Phùng Đình Thực, cáo trạng của Viện KSND Tối cao nêu rõ: Trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thực đã cùng ông Đinh La Thăng có hành vi sai phạm trong việc chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.112 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng gần 1.116 tỷ đồng không đúng mục đích gây thiệt hại cho Nhà nước gần 120 tỷ đồng.

Ông Thực là người bị khởi tố cuối cùng trong số 22 bị can của vụ án. Ngày 20.12.2017, Cơ quan điều tra tống đạt Quyết định khởi tố và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú với ông Thực cũng là ngày Cơ quan điều tra ban hành bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố 22 bị can.

Trường hợp bị can Lại Thị Anh Hoa, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa bị truy tố tội Tham ô tài sản. Bị can cũng được tại ngoại.  Cáo trạng xác định, bị can Hoa cùng chồng là Nguyễn Thành Quỳnh có hành vi giúp sức cho Lương Văn Hòa, nguyên GĐ Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch trong việc lập, ký 4 hợp đồng khống và hồ sơ thành quyết toán 4 hạng mục để Lương Văn Hòa rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban quản lý điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch (trong số hơn 13 tỷ đồng, Trịnh Xuân Thanh hưởng 4 tỷ đồng). Vợ chồng Hoa – Quỳnh được ăn chia số tiền gần 2 tỷ đồng, sau đó đã dùng gần 1,2 tỷ đồng để nộp thuế cho Nhà nước.

Trong vụ án này chồng của Lại Thị Anh Hoa cũng bị truy tố về tội Tham ô tài sản và đang bị tạm giam. Hai vợ chồng bị can này cũng đã nộp khắc phục hậu quả số tiền hơn 977 triệu đồng.

Theo quy định của pháp luật, áp giải được hiểu là biện pháp dẫn giải có vũ trang để buộc đối tượng đi đến một địa điểm đã định theo lệnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc trong trường hợp khác do pháp luật quy định.

Dẫn giải được dùng trong trường hợp khi được triệu tập nhưng đối tượng được triệu tập không đến mà không có lý do chính đáng và việc họ vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp áp giải đến địa điểm được yêu cầu.

Theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì áp giải được áp dụng trong các trường hợp:

+ Bị can, bị cáo trong trường hợp đã được triệu tập nhưng vắng mặt không có lý do chính đáng;

+ Người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp;

+ Người bị buộc tội.

– Dẫn giải có thể áp dụng đối với:

+ Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

+ Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

+ Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular