Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được nâng lên tầm quốc tế

0
3886
Ông Peter Frank -Tổng công tố viên Liên bang Đức- hiện đang điều tra Trung tướng tình báo Đường Minh Hưng
Thời báo – Trang web tin tức của cộng đồng người Việt tại Châu Âu
Phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Hải Long là phiên tòa công khai, ai cũng có thể đến tham dự. Hơn thế nữa, Đại sứ quán Việt Nam tại Đức cũng được mời đến quan sát. Hiện nay Tòa đang tìm chọn một Phòng xử có sức chứa lớn để đáp ứng nhu cầu, nhất là sự quan tâm rất lớn của phóng viên báo chí quốc tế và đài phát thanh, đài truyền hình nước ngoài.
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được nâng lên tầm quốc tế

Hôm 13.3.2018, khi đưa tin về việc Nghị viện châu Âu quyết định rút Đại sứ của khối này khỏi Nga, truyền thông Đức cũng nhắc tới vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh với tầm cỡ tội phạm hình sự quốc tế.

Ông Peter Frank -Tổng công tố viên Liên bang Đức- hiện đang điều tra Trung tướng tình báo Đường Minh Hưng – nghi phạm chỉ huy bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin.

Đài truyền hình Đức N-TV đưa tin, sau khi Thủ tướng Anh tuyên bố trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga tại cuộc họp Quốc hội hôm thứ Tư 14/3 và cho rằng những nhân viên ngoại giao này là “những nhân viên tình báo không khai báo”, khối liên hiệp châu Âu ngay sau đó vào hôm 23.3 đã ra quyết định triệu hồi Đại sứ của mình tại Nga.

Phát biểu tại buổi họp báo, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết: “Chúng tôi quyết định triệu hồi Đại sứ Liên minh châu Âu Marcus Ederer tại Moscow để tham vấn. Chúng tôi đã nghe ông Ederer trình bày những diễn biến mới tại Nga xung quanh vụ cựu điệp viên Nga bị đầu độc tại Anh. Việc triệu hồi Đại sứ là một biện pháp bất thường mà chúng tôi chưa từng thực hiện trước đây”.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu rõ, Pháp và Đức nhìn nhận vụ tấn công này như “một thách thức nghiêm trọng với an ninh và là một đòn tấn công nhằm vào chủ quyền châu Âu”.

Mỹ và các đồng minh khác cũng đang cân nhắc thêm các biện pháp trừng phạt nhắm tới Nga – nơi được cho rằng đã chế tạo và lưu trữ loại chất độc hóa học Novichok được dùng để ám sát cựu điệp viên hai mang Nga Skripal và con gái hôm 4.3 tại phía nam thành phố Salisbury, Anh.

Đặc biệt, trong Tường thuật phát trên kênh truyền hình Đức N-TV hôm 13.3 đã nhấn mạnh tới các hậu quả khó lường do mật vụ nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ các nước châu Âu gây ra, đe dọa an ninh, cuộc sống của người dân và sự ổn định của các nước này.

Điển hình là gần đây người dân Đức lại phải chứng kiến một vụ việc nghiêm trọng tương tự khi thương gia người Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh được cho rằng đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc hôm 23.7.2017 tại trung tâm Berlin và đưa về Hà Nội ngay sau đó.

Cũng vì lo ngại các hoạt động của mật vụ Việt Nam – quốc gia đã từng là đối tác chiến lược của Đức, vụ bắt cóc này đã được chuyển giao cho Tổng Công tố viện Liên bang Đức điều tra. Và theo quyết định truy tố của Tổng Công tố viện Liên bang Đức, Tòa Thượng thẩm bang Berlin sẽ mở phiên tòa bắt đầu từ ngày 24.4.2018 để xét xử bị cáo Nguyễn Hải Long, người được cho là đã có hoạt động gián điệp trên nước Đức nhằm tiếp tay bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

Phiên tòa xét xử dự trù kéo dài đến cuối tháng 8 năm nay và theo lịch trình sơ khởi, phiên tòa xét xử sẽ diễn ra vào những ngày 24.4, 25.4, 7.5, 8.5, 15.5, 17.5. Đây là phiên tòa xét xử công khai, ai cũng có thể đến tham dự. Hơn thế nữa, Đại sứ quán Việt Nam tại Đức cũng được mời đến quan sát. Hiện nay Tòa đang tìm chọn một Phòng xử có sức chứa lớn để đáp ứng nhu cầu, nhất là sự quan tâm rất lớn của phóng viên báo chí quốc tế và đài phát thanh, đài truyền hình nước ngoài. Thoibao.de sẽ thông báo kịp thời về địa điểm Phòng xử và thời gian (giờ) để độc giả quan tâm có thể đến tham dự.

Ngoài ra, gần đây tại các cửa hàng, khu chợ của người Việt tại Đức đã liên tục xẩy ra các vụ kiểm tra giấy tờ và vây bắt của cảnh sát Đức nhằm vào những người Việt Nam không có giấy phép cư trú, lao động bất hợp pháp tại Đức, nhiều người đã bị lăn vân tay và lập biên bản về các vi phạm này cũng như sau đó sẽ phải đối mặt với các hình phạt nặng nề theo pháp luật quy định.

Bên cạnh đó, nhiều người Việt Nam mặc dù đã định cư hoặt có quốc tịch Đức nhưng suy nghĩ vẫn mơ hồ khi họ tiếp tục cổ vũ cho hành động của mật vụ Việt Nam “ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh “ ngay trên nước Đức., đặc biệt trong số đó không ít là chủ các doanh nghiệp gốc Việt mà trước đây đã phải rời bỏ quê hương và tìm mọi cách thức để được định cư tại Đức.

Có lẽ những đợt kiểm soát cứng rắn gần đây nhằm vào cộng đồng người nhập cư, mà trong đó có người Việt là một biện pháp kiểm soát kỹ hơn những hoạt động bất hợp pháp, phòng tránh hậu họa bắt cóc và ám sát mà cơ quan mật vụ nước ngoài có thể lợi dụng nhóm kiều dân này tiếp tay gây ra cho người dân nước Đức.

Xe chcảnh sát tăng cường kiểm tra người Việt trong các khu chợ tại Đức hôm 23.3.2018.

Quốc Phong – Thoibao.de

Kênh truyền hình Đức N-TV phát hình, đánh gián việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh là một vấn đề nghiêm trọng do mật vụ Việt Nam gây ra trên thế giới.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chính phủ Đức xem xét đình chỉ Hiệp định hàng không và bảo hiểm xuất khẩu, đầu tư cho Việt Nam trị giá 847,4 triệu Euro

Tổng công tố viện Liên bang Đức thông báo chính thức truy tố nghi can Nguyễn Hải Long về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Lần đầu tiên EU xác nhận Hiệp định Thương mại với Việt Nam đã bị trì hoãn do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

——-

 

265950cookie-checkVụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được nâng lên tầm quốc tế