Việt Nam tiến gần tới một cuộc khủng hoảng kế vị

0
720
Ông Nguyễn Phú Trọng tái xuất hiện ngày 21 tháng Sáu. (Hình: Trích xuất từ VnExpress.net)

VNTB -Khánh Anh dịch

(VNTB) – Đảng Cộng sản cầm quyền đang chia rẽ giữa đường lối ủng hộ và chống Trung Quốc trước thềm Đại hội 2021

Tại hội nghị trung ương vào tháng 5, Đảng Cộng Sản đã bắt đầu lựa chọn “cán bộ chiến lược” cho dàn lãnh đạo mới vào năm 2021.
Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam và giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc, nói rằng khi quá trình lựa chọn lãnh đạo sẽ tăng cường trong mười sáu tháng tới, với “khả năng trọng tâm sẽ tập trung vào việc Tổng Bí thư kế tiếp sẽ xử lý mối quan hệ với Trung Quốc ra sao.”

Dĩ hoà?

Quan hệ hai bên trở nên căng thẳng rõ hơn trong những tuần gần đây khi Trung Quốc gia tăng áp lực buộc Việt Nam ngừng khai thác dầu gần Bãi Tư Chính gần như đưa hai bên tới bờ vực chiến tranh nhưng người ta thường cho rằng những tranh chấp như vậy không ảnh hưởng tới mối quan hệ thân thiện của đảng anh và đảng em.
Hà Nội thường xuyên muốn khơi dậy chỉ một chút lòng yêu nước để không làm ảnh hưởng nhiều đến quan hệ ngoại giao và thương mại với Trung Quốc, hoặc không vô tình thúc đẩy ý thức về quyền lực của người dân quá nhiều.
David Hutt nhận định tinh thần bài Trung trong dân chúng dâng cao mỗi khi có tranh chấp trên biển, có thể đóng một vai trò lớn hơn trong chủ trương của Đảng, đặc biệt là nếu phe nhóm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cố giành được sự ủng hộ lập trường về Trung Quốc của họ.
Tính hợp pháp của Đảng Cộng ngoài việc phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh và đảm bảo giữ nguyên tình trạng tăng trưởng như vậy thì còn có một cách khác để Đảng có thể củng cố vị thế trong công chúng là đưa ra một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.
Trong một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew được thực hiện vào năm 2017, 92% số người Việt Nam được hỏi cho rằng quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc là mối đe dọa cho Việt Nam.
Tuy nhiên, tinh thần bài Trung – trái ngược với chủ nghĩa dân tộc của đảng – có xu hướng chồng chéo với tinh thần dân chủ đang bị Đảng đàn áp không nương tay.
Nguyễn Phú Trọng, đi lên từ vị trí tổng biên tập tạp chí cũng luôn đi đầu trong việc duy trì các mối quan hệ ý thức hệ với Trung Quốc.
Nguyễn Phú Trọng đại diện cho một niềm tin lỗi thời về vai trò của Đảng trong xã hội và muốn đảng cầm quyền có quyền kiểm soát nhiều hơn.
Chiến dịch chống tham nhũng và chống lối sống vô đạo đức trong Đảng của Nguyễn Phú Trọng dường như bắt chước chiến dịch của Tập Cận Bình nhằm thanh trừng củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản.
Nhưng cho đến nay, Nguyễn Phú Trọng đã kiên quyết tránh xa việc định hướng lại chính sách đối ngoại, thay vào đó là tiếp tục cách tiếp cận truyền thống của Đảng là “càng nhiều bạn càng tốt”, ngay cả khi Bắc Kinh gia tăng gây hấn ở Biển Đông.
Nếu Đại hội 2016 về cơ bản là một cuộc đấu giữa cũ và mới, thì Đại hội đầu năm 2021 sẽ phức tạp hơn, với yếu tố quyết định tiềm năng là cách xử lý Trung Quốc ra sao.

Ứng viên tiềm năng

Hiện tại, không có ứng cử viên nổi bật nào để thay thế ông Trọng sẽ ở 76 tuổi vào đầu năm 2021. Ông Trọng gần như chắc chắn sẽ từ chức Bí thư Đảng vì đã giữ chức này hai nhiệm kỳ nhưng ông ta có thể tiếp tục giữ chức chủ tịch nước.
Một nhà phân tích yêu cầu giấu tên cho rằng có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng kế vị, dẫn đến sự bất ổn trong Đảng, vào thời điểm đất nước cần sự khéo léo và lãnh đạo mạnh mẽ để giải quyết căng thẳng khu vực và cả với Trung Quốc đang gia tăng.
Ứng viên sáng giá Trần Quốc Vượng – trưởng ban Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng từ năm 2016.
Đinh Thế Huynh, một đồng chí thân cận khác của ông Trọng, bị buộc phải nghỉ hưu hồi năm ngoái vì sức khỏe yếu, Trần Quốc Vượng còn nắm quyền nhiều hơn chức Bí thư điều hành chịu trách nhiệm về việc thực thi các chính sách của Bộ Chính trị và uỷ ban trung ương.
Nhưng Trần Quốc Vượng không có kinh nghiệm thực tế ở trong nội các và đến năm 2021 sẽ 65 tuổi, vì vậy sẽ được cho nghỉ hưu trừ khi có gia hạn độ tuổi hưu thông thường.
Một đồng chí trung thành khác của Trọng cũng được cho là đang tranh cử chức vụ hàng đầu này là Phạm Minh Chính, cựu phó bộ trưởng công an, là người đứng đầu Ủy ban Tổ chức Trung ương đầy quyền lực năm 2016 , chịu trách nhiệm đề cử và phê chuẩn bổ nhiệm cán bộ Đảng.
Nhưng ông Nguyễn Khắc Giang, một chuyên viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam, đã chỉ ra: “chưa bao giờ có một tổng bí thư làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương vì như vậy sẽ bị coi là nắm quá nhiệu quyền lực khi giữ chức vụ đứng đầu và lại nắm tất cả các hồ sơ nhân sự cấp cao.”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể từ người đứng đầu chính phủ dân sự chuyển sang đứng đầu đảng, giống như Nguyễn Tấn Dũng từng muốn làm vào năm 2016. Nhưng vào năm 2021 ông Phúc cũng sẽ 66 tuổi, và hơn nữa, ông là người miền Nam nhưng khả năng có một tổng bí thư người nam là điều không thể có.
Ông Thayer cho biết hiện đang có một cuộc tranh luận về việc nới lỏng tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 65,. Nếu được chấp nhận, các chính trị gia quá tuổi có thể tiếp tục duy trì quyền lực, và chắc chắn sẽ cải thiện tỷ lệ Trần Quốc Vượng được đưa lên làm Tổng Bí Thư.
Sự việc diễn ra vào thời kỳ quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Sự gây hấn gần đây của Trung Quốc gần Bãi Tư Chính đã chỉ ra rằng chính sách truyền thống của Hà Nội về việc xoa dịu Bắc Kinh là không có hiệu quả. Việt Nam đã ngừng thăm dò dầu khí vào năm 2017 và 2018 tại các vùng biển bị tranh chấp để đối phó với các mối đe dọa của Trung Quốc, nhưng áp lực vẫn tiếp tục.
Liệu Nguyễn Phú Trọng sẽ duy trì chính sách đối ngoại truyền thống của Đảng, trong việc cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây, để tối đa hóa lợi ích từ cả hai, hoặc đi một con đường mới, sẽ được nhìn thấy trong những tháng tới.
Ông Nguyễn Khắc Giang, một nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam, cho rằng : “chưa bao giờ có một tổng bí thư làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương vì như vậy sẽ bị coi là nắm quá nhiệu quyền lực khi giữ chức vụ hàng đầu và lại nắm tất cả các hồ sơ nhân sự cấp cao.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể từ người đứng đầu chính phủ dân sự chuyển sang đứng đầu đảng, giống như Nguyễn Tấn Dũng muốn làm vào năm 2016. Nhưng năm 2021 ông Phúc cũng sẽ 66 tuổi, và hơn nữa là người miền Nam nhưng khả năng có một Tổng bí thư người nam là điều không thể có.
Ông Thayer cho biết hiện đang có tranh luận về việc gia tăng tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 65. Nếu được chấp nhận, các quan chức quá tuổi có thể tiếp tục duy trì quyền lực, và chắc chắn sẽ tăng tỷ lệ Trần Quốc Vượng được đưa lên làm Tổng Bí Thư.

Chính sách đối ngoại của Việt Nam

Sự gây hấn gần đây của Trung Quốc gần Bãi Tư Chính đã chỉ ra rằng chính sách truyền thống của Hà Nội về việc xoa dịu Bắc Kinh là không có hiệu quả. Việt Nam đã ngừng thăm dò dầu khí vào năm 2017 và 2018 tại các vùng biển bị tranh chấp để đối phó với các mối đe dọa của Trung Quốc, nhưng áp lực vẫn tiếp tục gia tăng.
Mấy tháng tới đây có thể sẽ chứng kiến liệu Nguyễn Phú Trọng sẽ duy trì chính sách đối ngoại truyền thống của Đảng trong việc cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây, để tối đa hóa lợi ích từ cả hai, hoặc đi một con đường mới.
Nguyễn Phú Trọng chưa thể lật lại kịch bản về chính sách đối với Trung Quốc. Ông Thayer nhận định mối quan hệ của Hà Nội với Bắc Kinh sẽ được giải quyết vào đầu vào tháng 10 khi Nguyễn Phú Trọng gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington.
Một vấn đề quan trọng là liệu có nên nâng quan hệ song phương từ toàn diện lên quan hệ đối tác chiến lược hay không.
Nếu Nguyễn Phú Trọng nâng cấp quan hệ với Mỹ thì đó sẽ là một trong những thay đổi chính sách đối ngoại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều thập kỷ, và sẽ làm dịu đi việc ngày càng nhiều đảng viên đang đòi hỏi hành động cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.
Nhưng nếu Nguyễn Phú Trọng không thực hiện động thái táo bạo như vậy, và cố gắng xoa dịu Trung Quốc một lần nữa bằng các biện pháp truyền thống trong khi Bắc Kinh tăng áp lực ở Biển Đông, thì điều đó có thể gây ra phản ứng dữ dội từ bên trong Đảng.
Thế hệ ủy viên trung ương mới có thể cố gắng chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc lựa chọn nhóm lãnh đạo Đảng tiếp theo vào năm 2021, và do đó làm giảm quyền lực của Bộ Chính trị.
Thật vậy, các ủy viên trung ương thế hệ mới có thể cố gắng chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc lựa chọn nhóm lãnh đạo Đảng kế vị vào năm 2021, và do đó sẽ làm suy giảm quyền lực của Bộ Chính trị.
Một sự phản đối lập trường chính sách đối ngoại của Nguyễn Phú Trọng có thể không đủ để đánh bật toàn bộ phe phái của ông ta, nhưng các thành viên Bộ Chính trị sẽ phải tăng cường tinh thần chống Trung Quốc.
“Nếu có cần phải có một nhà lãnh đạo trẻ tuổi, thì điều đó có thể sẽ đến từ bên trong Ủy ban Trung ương,” ông Thayer cho biết.
Việc duy trì các vấn đề đối ngoại hiện tại cũng có thể là trở ngại nếu các thành viên Bộ Chính trị khác có lập trường mềm mỏng đối với Trung Quốc.
Ông Phúc có thể tiếp tục làm thủ tướng thêm năm năm sau năm 2021 và mặc dù được coi là làm được việc, chính phủ dân sự của ông Phức đã mắc một sai lầm rất lớn hồi đầu năm 2018 khi đưa ra một đề xuất cho phép các công ty nước ngoài thuê đất đặc khu tới 99 năm.
Người dân Việt Nam nhận thức được điều này có nghĩa là bán đất cho Trung Quốc và đã có một số cuộc biểu tình lớn nhất trên toàn quốc.
“Chắc chắn chủ nghĩa dân tộc sẽ đóng một vai trò trong chính trị kế vị ở Việt Nam, nhưng chúng tôi không chắc mức độ và sự ảnh hưởng sẽ lên đến mức nào,” ông Giang nhận định.

Nguồn: Vietnam edges towards a succession crisis

————————————-

452460cookie-checkViệt Nam tiến gần tới một cuộc khủng hoảng kế vị