Monday, December 2, 2024
HomeBIỂN ĐÔNGPHƯƠNG TÂY ĐÃ ĐÁNH GIÁ SAI TRUNG QUỐC RA SAO

PHƯƠNG TÂY ĐÃ ĐÁNH GIÁ SAI TRUNG QUỐC RA SAO

How the West got China wrong
Vu Nguyen

Phương Tây đã cá cuộc rằng TQ sẽ hướng tới Dân chủ và kinh tế thị trường.

VÁN BÀI ĐÃ THUA

Tuần trước Trung Quộc (TQ) đã bước từ một nhà nước chuyên chế sang độc tài cá nhân. Đó là khi Xi JinPing , người đã có quyền lực nhất thế giới hiện nay, cho mọi người biết rằng ông ta sẽ thay đổi Hiến Pháp TQ để ông ta có thể là Chủ Tich suốt đời. Từ sau Mao, chưa có một lãnh đạo TQ nào có quyền lực rộng lớn như thế. Đây không những là một sự thay đổi lớn cho TQ, mà còn là bằng chứng cho thấy Phương Tây đã thua cuộc sau 25 cá cược về TQ.

Sau khi Soviet xụp đổ, Phương Tây đã chào đón quốc gia Cộng Sản lớn thứ nhì vào trật tự kinh tế toàn cầu. Những nhà lãnh đạo Phương Tây tin rằng ban thưởng cho TQ vào trong những tổ chức như Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO – World Trade Organization) sẽ buộc được TQ vào môt hệ thống dựa trên những qui tắc được thiết lập sau thế chiến thứ II. Họ hy vọng rằng sư hội nhập kinh tế sẽ khuyến khích TQ tiến tới nền kinh tế thị trường và rằng, khi trở nên giàu có hơn, người dân sẽ khao khát các quyền tự do dân chủ, và nền pháp trị.

Đó là môt cái nhìn đúng mà tờ báo này cũng đã chia sẻ, tốt hơn là đóng cửa với TQ. TQ đã phát triển giầu có ngoài sức tưởng tượng. Dưới thời Chủ Tịch Hu Jinta, bạn có thể còn thấy được cửa thắng của Phương Tây. Khi Xi nắm quyền cách nay 5 năm, ngưởi ta vẫn đoán rằng TQ sẽ đi theo hướng hiến trị (constitutional rule). Hôm nay thì ảo tưởng đã tan tành. Thật ra, Xi đã lèo lái chính trị và kinh tế theo hướng Đàn áp, Kiểm soát Nhà Nước và Đối đầu.

XI MUÔN NĂM !

Về Chính trị. Xi đã dùng quyề lực của mình để xác định sự thống trị của đảng CS mà vị trí của ông ta ở trong đó. Trong chiến dịch chống tham nhũng, ông ta đã xoá hết các đối thủ đáng gờm. Ông ta đã cải tổ sâu rộng PLA (Quân Đội Nhân Dân TQ), chính là để bảo đảm sự trung thành với đảng và với chính ông ta. Ông ta đã bỏ tù những luật sư tự do và loại bỏ những lời chỉ trích đảng, nhà nước trên báo chí truyền thông. Dù đời sống của dân chúng vần còn tương đối tự do, ông ta đang thiết lập một nhà nước giám sát theo dõi sự bất mãn và chống đối.

TQ đã từng tuyên bố không quan tâm tới các quốc gia khác điều hành đất nước như thế nào, miển là đừng đụng tới TQ. Nhưng ngày càng cho thấy hệ thống độc tài của nó chính là đối thủ của nền dân chủ tự do. Ở Đại hội đảng thứ 19 mùa Thu trước, Xi đưa ra chọn lựa mới cho các quốc gia khác có liên quan tới “sự khôn khéo và đường lối của TQ để giải quyết những vấn nạn con người đang đối mặt”. Sau đó Xi đã nói rằng TQ sẽ đưa ra mô hình của mình, tuy nhiên bạn có thể cảm thấy rằng hiện nay Mỹ là đối thủ không chỉ về kinh tế mà còn về tư tưởng.

Cuộc đánh cá vào kinh tế vào đã thành công hơn mọi người nghĩ. TQ đã hoà nhập kinh tế toàn cầu. Nó là một nước suất cảng lớn nhất thế giới, trên 13% tổng số. Nó đầy năng lực và là nơi của 12 trong số 100 công ty có giá trị lớn nhất thế giới. Nó đã tạo ra sự giàu có thịnh vượng kinh ngạc cho chính nó và cho cả những ai đã làm ăn với nó.

Tuy nhiên TQ chưa phải là một nền kinh tế thị trường, và trong tình trạng như thế này, nó sẽ không bao giờ là. Thay vào đó, nó là môt nhà nước kiểm soát thương mại. Nó xem phạm vi rộng lớn của công nghiệp là chiến lược. Chương trìng “Made in China 2015”, chẳng hạn, đặt ra để dùng trợ cấp và bảo hộ để tạo ra những nhà lãnh đạo trong 10 ngành công nghệ của thế giới, bao gồm hàng không, kỹ thuật và năng lương, chiếm gần 40% sản lượng. Dù gián điệp công nghiệp thì đã quá trắng trợn rõ ràng rồi, những công ty Tây phương còn phàn nàn về những vụ cướp đoạt tài sản trí tuệ được nhà nước hỗ trợ. Những thương mại buôn bán nước ngoài có lời nhưng đau đớn, vì lúc nào cũng theo điều kiện của TQ. Chẳng hạn như những hãng thẻ-tín-dụng của Mỹ chỉ được cho phép vào sau khi đã có phần trả tiền qua điện thoại di động.

TQ lấy những quy luật của Phương Tây, nhưng đồng thời cũng nháp một hệ thống quy luật của riêng nó vận hành song song. Hãy lấy Sáng Tạo Vành đai và Một Con Đường, mà hứa hẹn đầu tư 1 trillion vào thị trường nước ngoài, cuối cùng chính là lấn lướt Kế hoạch Marshall của Mỹ sau thế chiến thứ II. Đây môt phần là âm mưu phát triển phía tây bị khó khăn của TQ, nhưng cũng tạo ra mạng lưới được trợ giúp của TQ về ảnh hưởng mà bao gồm nhiều quốc gia bằng lòng ký vào. Sáng tạo này đòi hỏi những quốc gia chấp nhận những giải quyết tranh chấp của TQ (Chinese-based dispute-resolution). Nếu các nguyên tắc của Phương Tây ngày nay có làm nản tham vọng của TQ, cơ chế này có thể trở thành môt sự lựa chọn thay thế.

Và TQ dùng thương mại để đối đầu với kẻ thù. Nó đã tìm cách trừng phạt các hãng sản suất trực tiếp, trường hợp như khi Mercesdes-Benz, một hãng sẳn xuất xe của Đức, mới đây bị buộc phải lúng túng xin lỗi khi vô tình trích câu nói của Dalai Lam trên mạng. Nó cũng trừng phạt các hãng vì cách cư xử của những chính quyền nước đó. Khi Philipines tuyên bố chủ quyền với Scarborough Shoal ở biển Đông, China đã bất chợt ngưng mua chuối, vì lý do vệ sinh sức khoẻ. Khi kinh tế TQ càng mạnh, thì áp lực kiểu thế này cũng tăng lên.

“Quyền lực Sắc – Sharp Power” trong thương mại là bổ xung cho sức mạnh quân sự. Ơ đây, TQ hành sử như một siêu cường trong khu vực có chiều hướng muốn tống Mỹ ra khỏi Đông Á. Tốc độ hiện đại hoá và đầu tư cho quân sự của TQ đã làm tăng sự quan ngại về sự cam kết lâu dài của Hoa Kỳ trong khu vực. PLA chưa thể đánh bại Mỹ trong một cuộc chiến, nhưng cách giải quyết cũng như sức mạnh chính là quyền lực. Ngay cả bây giờ sự thách thức của TQ đã công khai, Mỹ đã không muốn hoặc không thể ngăn chặn.

HÃY HÍT THẬT SÂU

Làm gi đây ? Phương Tây đã thua cuộc với TQ, ngay cả chính nền dân chủ của riêng nó cũng đang phải chịu đựng sư khủng hoảng niềm tin. Tổng Thống Donald Trump đã nhìn thấy trước sư đe doạ của TQ, nhưng ông ta hiểu nó chính yếu qua sự thâm thủng mậu dịch song phương, và chính nó không phải là sự đe doạ. Cuộc chiến thương mại sẽ làm suy yếu những tiêu chuẩn mà ông Trump cần bảo vệ và làm thiệt hại đồng minh của Mỹ ngay khi họ cần sự đoàn kết trước bắt nạt của TQ. Và, tuy nhiều người phản đối Trump, lời hứa “Hãy Làm Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại – Make America Great Again” chính là sự rút lui về chủ nghĩa đơn phương và thêm sức mạnh cho TQ.

Đáng lẽ ông Trump cần tính lại hàng loat chính sách của TQ. TQ và Phương Tây sẽ phải học để sống với những sự khác biệt. Dùng hành vi sai trái hôm nay để đạt được tương lại tốt đẹp ngày mai là không hợp lý. Phương Tây càng chất chứa miễn cưỡng sự lạm dụng của TQ lâu chừng nào, thì những thách thức cho họ sau này càng nguy hiểm hơn. Do đó, trong mọi lãnh vực, chính sách cần phải chặt chẽ hơn, ngay cả với những giá trị mà Phương Tây cho là phổ quát.

Để đối nghich lại với “Quyền lực Sắc” của TQ, xã hội Phương Tây nên tìm cách làm sáng tỏ những mối liên quan giữa những cơ quan độc lập, ngay cả với những nhóm học sinh, và nhà nước TQ. Để chống lại sự lạm dụng quyền lực kinh tế của TQ, Phương Tây cần thận trọng xem xét những khoản đầu tư của các công ty nhà nước và tất cả các kiểu công ty của TQ bằng những kỹ thuật công nghệ nhạy cảm. Trong nhiều tháng qua, Mỹ đã chặn nhiều lần bổ nhiệm viên chức tại Tổ Chức Thương Mại Thế giới (WTO). Trump cần bày tỏ cam kết của mình với các đồng minh của Mỹ bằng cách xem xet gia nhập lại TPP (Trans-Pacific Partnership – Đối tác xuyên Thái Bình Dương). Để chống lại quyền lực cứng của TQ, Mỹ cần đầu tư vào hệ thống vũ khí mới và, cần nhất,là phải bảo đảm gần đồng minh hơn, những nước mà, đang chứng kiến những quyết tâm của TQ, sẽ tự nhiên nhìn về phía Mỹ.

Sự cạnh tranh giữa các siêu cường đang thống trị và đang lên không cần phải dẫn tới chiến tranh. Nhưng sự khao khát quyền lực của Xi đã nâng cơ hội cho sự bất ổn. Môt ngày nào đó ông ta có thể giành lấy vinh quang bằng cách lấy lại Đài Loan. Và nên nhớ rằng TQ lần đầu tiên đã giới hạn nhiệm kỳ của lãnh đạo để không bao giờ phải lập lại khủng hoảng và những tội lỗi của chũ nghĩa môt-người cai trị của Mao. Tuy nhiên, độc tài, đầy quyền lực nhưng mong manh không phải là TQ của các nước Phương Tây đánh cuộc lãnh đạo.
Nhưng cuối cùng thì chính nó lại là như thế.

This article appeared in the Leaders section of the print edition under the headline “What the West got wrong”

Vu Nguyen
Dịch theo The Economist

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular