Saturday, July 27, 2024
HomeDIỄN ĐÀNHội đồng Nhân Quyền - Nghị quyết của Nhóm Working Group về...

Hội đồng Nhân Quyền – Nghị quyết của Nhóm Working Group về việc Bắt giữ Tuỳ Tiện

Trịnh Bá Phương

Hội đồng Nhân Quyền

Nhóm về việc Bắt giừ Tuỳ tiện Nghị quyết của Nhóm Working Group (Nhóm Hành động) về việc Bắt giữ Tuỳ Tiện trong buổi họp thứ 80, vào ngày 20-24 tháng Mười Một năm 2017. Nghị Quyế số 79/2017 về bà Cấn Thị Thêu (Việt nam)

1. Nhóm Working Group về việc Bắt giữ Tuỳ tiện được thành lập do Nghị quyết 1991/42 của Uỷ ban Nhân quyền, và được gia hạn cũng như làm sáng tỏ quyền hạn của Nhóm Working Group trong nghị quyết 1997/50. Căn cứ vào nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Nhân quyền 1/102, theo đó Hội đồng tiếp tục quyền hạn của Uỷ ban Nhân quyền. Quyền hạn của Nhóm Working Group gần đây đã được gia hạn thời hạn 3 năm theo nghị quyết 33/30 của Hồi đồng vào ngày 30 tháng Chín năm 2016.

2. Thể theo phương thức hoạt động của Nhóm (A/HRC/36/38), vào ngày 11 tháng Tám 2017, Nhóm Working Group gởi cho chính quyền Việt nam một công văn về trường hợp của bà Cấn Thị Thêu. Chính quyền này đã hồi đáp công văn này vào ngày 12 tháng Mười năm 2017. Chính quyền này là thành viên của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.

3. Nhóm Working Group cho rằng việc tước đoạt tự do là một hành động tuỳ tiện trong những trường hợp sau đây: (a) Khi rõ ràng là không thể dùng bất kỳ căn bản pháp lý nào để biện minh cho việc tước đoạt tự do (như việc một người bị giam giữ sau khi đã ở hết án tù hoặc là mặc dù trường hợp của họ nằm trong trường hợp được ân xá theo luật định) (phân loại I) (b) Khi việc tước đoạt tự do là kết quả của việc hành xử quyền hạn hay quyền tự do được các điều khoản 7, 3, 14, 18 20 và 21 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bảo đảm và, trong trường hợ các quốc gia liên hệ, do các điều khoản 12, 18, 19, 21, 22, 25, 26 và 27 của Công Ước Quốc tế (phân loại II) (c) Một khi những thông lệ quốc tế về quyền được xét xử, được thiết lập từ Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền hay những cơ chế quốc tế tương tự đã được những quốc gia liên quan đồng thuận mà không được hoàn toàn tuân thủ hay chỉ tuân thủ giới hạn ở mức độ mà làm cho việc tước đoạt tự do có tính cách tuỳ tiện (phân loại III) (d) Khi người tầm trú, di dân hay tỵ nạn bị giam giữ theo biện pháp hành chánh lâu ngày mà không có viễn tượng được chính quyền hay toà án cứu xét hay có biện pháp giải quyết (phân loại IV), (e) Khi việc tước đoạt tự do cấu thành việc vi phạm luật quốc tế vì sự kỳ thị dựa trên nơi sinh ra, quốc tịch, sắc tộ hay nguồn gốc xã hội, ngôn ngữ, tôn giáo, điều kiện kinh tế, quan điểm chính trị hay những vấn đề khác, phái tính, ưu tiên tính dục, tàn tật hay bất kỳ hình thái nào, mà mục đích là nhằm để hay có thể gây nên hậu quả là sự bình đẳng giữa con người bị quên lãng (phân loại V) Đệ trình Thông tin từ đương đơn

4. Bà Thêu 54 tuổi quốc tịch Việt Nam. Địa chỉ thường trú ở Hà nội. Bà là một nông gia, một người đấu tranh cho quyền sở hữu đất đai và là người tranh đấu bảo vệ nhân quyền. 5. Theo thông tin từ đương đơn, vào năm 2007, mảnh đất canh tác của gia đình bà Thêu ở Dương Nội (một làng ngoại thành Hà nội) đã bị nhà nước trưng thu, những nhà cửa trên mảnh đất đó bị phá hủy và các ao trong đó bị huỷ hoại. Mảnh đất này trên thị trường có trị giá 31 triệu đồng (tương đương với 1.366 Mỹ kim) một mét vuông, nhưng bà Thêu chỉ được bồi thường 200.000 đồng (tương đương 9 Mỹ kim) một mét vuông. Con số này chỉ 0,6 phần trăm trị giá thực của mảnh đất này. Từ đó, bà Thêu đã năng nỗ tranh đấu cho quyền sở hữu đất đai tại Việt nam, để kêu gọi sự bồi thường thoả đáng mỗi khi đất đai bị chính quyền trưng thu .

6. Đương đơn đệ trình rằng bà Thêu đồng thời cũng hoạt động bảo vệ nhân quyền, tranh đấu cho tự do cho những nhà hoạt động nhân quyền bị cầm tù. Bà tham gia các cuộc biểu tình ôn hoà chống lại việc bạo hành của công ăn và những vấn đề về môi sinh, như tranh đấu chống việc thả chất thải độc hại từ các công xưởng của nhà máy thép Formosa. Năm 2016, bà Thêu đã nhận được giải thưởng Nhân Quyền Việt Nam do Mạng lưới Nhân quyền Việt nam trao tặng.

7. Đương đơn tố cáo rằng, bà Thêu liên tục bị chính quyền xâm hại vì những hoạt động của bà. Thí dụ: (a) Vào năm 2014 bà Thêu bị bắt khi đang cố gắng ghi lại những hoạt động của lực lượng An ninh của chính quyền. Vào ngày 25 tháng Tư năm 2014, lực lượng An ninh của chính quyền cố gắng trưng thu đất đai của cư dân dù họ chưa nhận được bất kỳ bồi thường nào. Bà Thêu ghi lại và chụp hình những sự kiện này, nhằm để giữ được những dữ kiện về việc lực lượng an ninh dùng dùi cui và gậy gộc để đánh đập người dân. Tuy nhiên, máy quay phim của bà bị cưỡng bức tịch thu và bà bị chúng đánh đến bất tỉnh. Bà Thêu và chồng cùng bị bắt và buộc tội chống lại người thi hành công vụ theo điều 257 của Tội hình sự, và cả hai bị 15 tháng tù giam. (b) Sau khi được thả vào năm 2015, bà Thêu bị phạt rất nặng nề vì tội gây rối trật tự công cộng bằng những hoạt động của bà. Mặc dầu bị phạt nặng như thế, bà Thêu vẫn tiếp tục biểu tình chống lại việc tịch thu đất đai và việc bồi thường không thoả đáng cho nông dân. Vào tháng Giêng năm 2016, bà bị bắt giữ vì biểu tình chống lại những cố gắng của chính quyền trong việc trưng thu đất đai trong phạm vi thành phố Hà nội và bà bị cảnh sát tra khảo và hăm dọa. (c) Trong thời gian từ tháng Hai đến tháng Tư năm 2016, bà Thêu tiếp tục đi đầu trong các cuộc biểu tình bên ngoài các cơ quan chính quyền và toà đại sứ của Hoa kỳ tại Hà nội. Vào ngày 8 tháng Tư năm 2016, bà thêu tham gia cuộc biểu tình ôn hoà tại cổng của bộ Tài nguyên và Môi trường, nhằm đòi hỏi trả tự do cho một luật sư nhân quyền bị cáo buộc hoạt động tuyên truyền chống nhà nước và bị giam giữ không được gặp mặt ai kể từ khi bị bắt vào tháng 12 năm 2015. Bà Thêu cầm một biểu ngữ yêu cầu chính quyền Việt nam huỷ bỏ điều 88 Luật Hình sự cùng với một biểu ngữ khác yêu cầu trả tự do tức khác cho vị luật sư nhân quyền này. Bà Thêu bị bắt, điệu về đồn công an và bị công an doạ giết trước khi được thả ra.

8. Đương đơn cho biết công an đã dùng vũ lực và đã bắt giữ những người biểu tình nhằm để dẹp cuộc biểu tình ngày 8 tháng Tư năm 2016. Một số người biểu tình nằm dài ra trên mặt đường để phản đối công an dùng bạo lực. Mặc dù chính quyền cáo buộc hành động này gây cản trở lưu thông, những người theo dõi đã lưu ý rằng việc cản trở đã xảy ra trước đó và điều đó xảy ra vì bị xe của công ăn cản lối.

9. Trong bối cảnh đó, đương đơn cáo buộc rằng vào ngày 10 tháng Sáu năm 2016, khoảng 70 công an đã đột nhập vào nhà bà Thêu. Theo đương đơn, hành động này là để đáp trả lại việc bà Thêu tham gia biểu tình vào ngày 8 tháng Tư 2016. Bà Thêu đã bị buộc tội gây rối trật tự công cộng theo điều 245 (1) của luật Hình sự . Công an đã còng tay bà Thêu, lục soát nhà bà và tịch thu điện thoại cầm tay của bà.

10. Đương đơn còn cáo buộc rằng, sau khi bị bắt vào ngày 10 tháng Sáu năm 2016. Bà Thêu bị giam giữ mà không được liên lạc với ai và không thể gặp luật sư trong vòng 12 ngày. Vào ngày 5 tháng Tám năm 2016 bà bị chính thức buộc tội gây rối trật tự công công theo điều 245 (1) của Luật Hình sự. Đương đơn có lưu ý rằng, trong khi có nhiều người tham gia vào cuộc biểu tình vào ngày 8 tháng Tư năm 2016, bà Thêu là người biểu tình duy nhất bị bắt và truy tố vì việc tham gia vào vụ biểu th2inh này. Theo đương đơn, công an nói rằng họ không thể điều tra những vụ dính líu đến những người biểu tình khác.

11. Theo bản cáo trạng của công an, bà Thêu hành xử theo kiểu xúi dục và quá khích. Công an còn cáo buộc bà Thêu ngăn cản nhân viên giữ ổn định người biểu tình và bà đã tạo ra cuộc phản đối bằng cách nằm xuống đường, kêu gọi những công chúng tham gia vào. Những cáo buộc này đã ảnh hưởng lớn đến trật tự công cộng. Đương đơn cho hay công an dựa vào những đoạn phim quay bà Thêu làm bằng chứng và đã nêu lời khai của nhân chứng và những đoạn phim cho thấy xe cộ ùn tắc tại thời điểm có cuộc biểu tình. Trong bản cáo trạng, công an đã kết luận là bà Thêu đã liên tục gây mất trật tự công công, đã không học được những sự kiện trong quá khứ và đã chống lại nhân viên nhà nước thi hành công vụ. Công an còn kết luận rằng bà Thêu cần phải bị trừng trị nặng nề để làm gương cho kẻ khác

12. Vào ngày 20 tháng Chín năm 2016. sau hơn 3 tháng kể từ khi mới bị bắt giữ, bà Thêu bị đem ra xử ở toà án Nhân dân Đống Đa. Đương đơn cáo buộc rằng phiên toà xảy ra dưới tình trạng an ninh bủa vây tối đa và thân nhân của bà Thêu bị hạn chế đến tham dự phiên toà. Hai thân nhân của bà Thêu và nhiều người khác bị giam ở đồn công an Hà Đông, cách toà án khoảng 15 cây số, nhằm để ngăn cản họ tham dự phiên toà. Đương đơn còn đề cập đến những báo cáo cho biết họ đã bị công an đánh đập.

13. Đương đơn còn đệ trình, sau phiên toà, công tố viên nêu việc bà Thêu đã có tiền án và kêu gọi một hình phạt nặng nề hơn là hình phạt bình thường, khi họ yêu cầu một bản án từ 18-22 tháng tù.

14. Cắn cứ vào những lời khai của nhân chứng và các đoạn phim, toà cho rằng bà Thêu đã tham gia biểu tình, trưng biểu ngữ có khẩu hiệu và nằm xuống đường làm cho đường xá bị tắc nghẽn. Căn cứ theo lời nghị án, hành động của bà Thêu đã gây ra quan ngại rộng rãi trong xã hội, gây rối mất trật tự công cộng, gây cản trở hoạt động của các cơ quan chính phủ và tạo mầm chống đối. Kết quả là, toà cho rằng bà Thêu có tội gây mất trật tự công cộng căn cứ theo điều 245 (1) Luật Hình sự và tuyên án 20 tháng tù đối với bà.

15. Theo đương đơn, bà Thêu đã bị giam trước ngày xét giữ và vài tháng đầu của bản án của bà ở trung tâm giam giữ số 1 tại Hà nội, là nơi nổi tiếng tồi tệ. Đương đơn nêu những báo cáo cho thấy cách hành động như đánh đập, cởi truồng xét người và từ chối cung cấp chăm sóc y tế thường xảy ra ở trung tâm này.

16. Vào ngày 30 tháng 11 năm 2016, toà phúc thẩm ở Hà nội đã xét đơn kháng cáo của bà Thêu. Toà từ chối đơn kháng cáo và giữ y án 20 tháng tù. Đương đơn để trình rằng phiên toà phúc thẩm cũng diễn ra trong tình trạng an ninh tối đa. Chính quyền đã đem số lượng lớn công an và an ninh thường phục và bộ đội để chặn những khu vực gần toà án, ngăn cản gia đình bà Thêu và những người ủng hộ tham dự phiên toà, công an đã bắt giữ họ và mang họ đến những đồn công an khác nhau, bao gồm đồn công an Phúc Xá. Đương đơn cáo buộc rằng những người này đã bị còng tay, tra tấn và chỉ được thả ra sau khi phiên toà chấm dứt. Phải 2 ngày sau phiên xử, một người thân mới được thăm viếng bà Thêu ở trong tù.

17. Vào tháng 12 năm 2016, sau khi toà phúc thẩm xử y án, bà Thêu bị di chuyển từ trung tâm giam giữ số 1 ở Hà nội lên trại tù Gia trung ở Gia Lai. Trại tù này cách Hà nội 1.200 cây số, cách xa nơi cư trú của thân nhân bà Thêu làm cho việc thăm nuôi tù nhân rất khó khăn.

18. Đương đơn khai rằng, ngay cả khi đang bị cầm tù, bà Thêu vẫn lớn tiếng chỉ trích chính quyền và là người tranh đấu kêu gọi đối xử công bình cho nông dân qua những bài viết ( thư) của bà từ trong tù. Tuy nhiên, bà bị kém sức khoẻ trong suốt thời gian ở tù, đặc biệt là cuộc tuyệt thực 13 ngày của bà từ lúc mới bị giam tù với kết quả bà phải vào bịnh viện. Đương đơn báo cáo rằng, vào ngày 22 tháng Sáu năm 2016, trong buổi gặp đầu tiên giữa luật sư và bà Thêu, bà đã không thể đứng vững một mình mà phải dùng xe lăn. Đương đơn cáo buộc rằng việc sức khoẻ của bà giảm sút mau chóng này đã bị việc chính quyền không cho phép gia đình thăm viếng và cung cấp thuốc men làm cho nó tồi tệ hơn. Bà Thêu vẫn tiếp tục bị giam cầm tại Gia Lai. Đến nay bà đã bị giam cầm trong ngục tù đã gần 18 tháng, kể từ lúc bà bị bắt vào ngày 10 tháng Sáu năm 2016.

19. Đương đơn đệ trình rằng việc tước đoạt tự do của bà Thêu là hành động tuỳ tiện căn cứ theo phần II và III của những thành phần do Nhóm Hành động áp dụng.

20. Đối với phần II, Đương đơn đệ trình rằng bà Thêu bị bắt và giam giữ vì biểu tình chống lại việc bắt giữ và giam cầm một nhân vật đấu tranh bảo vệ nhân quyền. Việc bắt giữ bà Thêu và việc tiếp tục giam cầm bà do đó là kết quả trực tiếp của việc bà thực thi quyền tự do biểu đạt, là quyền được bảo vệ theo điều 19 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và điều 19 của Công ước (quốc tế về Nhân quyền) là những điều khoản Việt nam đã là một thành viên kể từ năm 1982.

21. Đương đơn đệ trình rằng điều 19 (3) của Công ước đã cung ứng đầy đủ những tiêu chuẩn kép cần phải được hội đủ trước khi những can dự vào quyền tự do biểu đạt theo công pháp quốc tế. Trước hết, bất kỳ hạn chế nào về quyền tự do này phải được luật pháp cho phép. Thứ hai, những hạn chế này cần có để “bảo vệ quyền hạn hay danh dự của người khác” hoặc “để bảo vệ an ninh quốc gia hay trật tự công cộng, hoặc y tế công cộng và đạo đức xã hội”. Thứ ba, những hạn chế này phải tuân thủ với tiêu chuẩn của sự thiết thực cũng như sự quân bình. Đương đơn nhận xét rằng những hành động can dự vào quyền tự do biểu đạt của bà Thêu không thể được biện minh bằng những 3 điều quan ngại trên.

22. Theo đương đơn, điều 245 (1) của Luật Hình sự qui định người nào phạm tội gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai (2) năm hoặc phạt tù từ ba (3) tháng đến hai (2) năm.

23. Đương đơn lý luận rằng điều khoản này không hội đủ tiêu chuẩn cần thiết như tiêu chuẩn do Uỷ ban Nhân Quyền đặt ra. Ý niệm “gây rối”, “mất trật tự công cộng” và “hậu quả nghiêm trọng” dùng trong điều 245 (1) đã không được ấn định rõ ràng và chẳng có giải thích cũng như không có sự phân định rõ ràng những hành động nào nằm trong phạm trù định nghĩa của những ý niệm này. Những nhập nhằng trong việc soạn thảo điều 245 (1) của Luật Hình sự, do đó, đã tạo ra tình trạng điều luật này bị ứng dụng một cách tuỳ tiện.

24. Ngoài ra, tuy việc bảo vệ trật tự công cộng là một trong những mục đích chính đáng có liệt kê trong điều 19 (3) của Công ước, việc bắt giữ và giam cầm bà Thêu trên căn bản, không thể nào biện minh dựa trên điều này. Bà Thêu đã bị buộc tôi và tuyên án có tôi trong việc tham gia vào cuộc biểu tình ôn hoà, trong đó, bà bị cáo buộc là đã trưng biển ngữ và đã nằm ra đường. Đương đơn đệ trình rằng, trong suốt thủ tục hình sự dùng để buộc tội bà Thêu, công an Quận Đống Đa và toà án nhân dân Quận Đống Đa đã không đưa ra bất kỳ chứng cớ nào cho thấy kết quả là có sự mất trật tự công công hoặc có hậu quả vì những hành động này gây nên. Đương đơn kết luận rằng, việc bà Thêu tham gia vào cuộc biểu tình hôm 8 tháng Tư năm 2016 cấu thành việc hành sử hợp pháp quyền tự do biểu đạt để cổ suý cho quyền con người và dân chủ tại Việt nam và rằng hình phạt buộc cho bà liên quan đến việc biểu tình không thể xem là cho mục đích bảo vệ trật tự công cộng hay bất kỳ mục đích hợp lệ nào chiếu theo điều 19 (3) của Công ước.

25. Hơn thế nữa, đương đơn đệ trình rằng, việc bắt giữ và giam cầm bà Thêu trong 20 tháng cấu thành việc xâm phạm quyền tự do biểu đạt chiếu theo điều 19 (3) của Công ước, vì nó là một phản ứng thái quá đối với việc hành sử quyền tự do này. Đương đơn còn lưu ý rằng, bản chất của phản ứng thái quá này cộng với việc nó được dùng để làm nản lòng những nhà đấu tranh dân sự, nhà bảo vệ nhân quyền và công chúng đối với việc sử dụng quyền tự do biểu đạt trong những dạng thức giống như việc bà Thêu đã sử dụng.

26. Đương đơn đồng thời cũng đệ trình rằng việc tước đoạt tự do của bà Thêu chỉ vì bà thực thi quyền tự do hội họp ôn hoà là hành vi được bảo vệ do điều 20 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền và điều 21 của Công Ước. Như Hội đồng Nhân quyền đã nhấn mạnh, người dân có quyền được bày tỏ những khiếu nại của mình qua hình thức biểu tình ôn hoà mà không sợ phải bị bắt bớ một cách tuỳ tiện. Bất kỳ hạn chế nào cho quyền tự do hội họp ôn hoà đều cấu thành vi phạm quyền tự do này nếu những hành động đó không hội đủ những điều kiện kép đáp ứng vào việc xâm phạm vào quyền tự do biểu đạt chiếu theo điều 19 của Công Ước. Đương đơn đệ trình rằng việc bắt giữ và giam cầm bà Thêu đã không hội đủ những điều kiện nêu trên.
27. Theo Đương đơn, điều 245 (1) của Luật Hình sự rất mơ hồ, không chính xác và rất rộng nghĩa làm cho người dân không thể nào xác định được một cách chắc chắn hành động nào sẽ bị phạt vạ căn cứ theo điều này. Hơn nữa, điều này còn dễ bị giới chức công quyền thực thi pháp luật lạm dụng một cách tuỳ tiện. Chính quyền đã không đưa ra được bằng chứng cụ thể nào về việc làm thế nào mà việc bà Thêu tham gia biểu tình lại cấu thành mối đe doạ thực sự cho trật tự công cộng hay an ninh quốc gia.

28. Sau cùng, đương đơn cho rằng việc áp đặt bản án tù đày không phải là hình phạt nhẹ nhàng nhất mà điều 245 (1) Luật Hình sự quy định vì đó là hình phạt nặng nề nhất mà Luật hình sự Việt nam cho phép áp dụng. Trong trường hợp này, toà án đã tuyên án bà Thêu 20 tháng tù giam nhằm để ngăn ngừa người khác vào việc tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hoà nhằm đả kích chính quyền. Đương đơn kết luận rằng điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến quyền tự do hội họp ôn hoà tại Việt nam.

29. Về phân loạn III, đương đơn cho rằng cách chính quyền đối xử với bà Thêu trong thời gian giam cầm trước khi ra toà và tại phiên toà xử án đã vi phạm quyền được đối xử công bình và công khai do một toà án độc lập, không thiên vị và có quyền hạn như điều 10 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền và điều 14 (1) của Công ước. Một cách rõ ràng, đương đơn đệ trình rằng đã có những vi phạm đối với quyền của bà Thêu được xử án công khai do một toà án độc lập và không thiên vị xét xử cũng như quyền được có trợ giúp luật pháp và quyền được đối thoại với thế giới bên ngoài.

30. Đương đơn đệ trình rằng, theo điều 14 (1) của Công Ước, phiên toà hình sự phải được tiến hành hữu âm (bằng lời) và công khai và chỉ có một vài trường hợp ngoại lệ có ghi rõ trong điều khoản đó. Phiên toà của bà Thêu cả sơ thẩm và phúc thẩm đã diễn ra dưới việc chính quyền sử dụng an ninh tối đa nhằm để ngăn cản một số thành phần công chúng tham dự. Những người ủng hộ bà Thêu bị bắt và đánh đập trong ngày xử sơ thẩm và phúc thẩm. Hai thân nhân dù có giấy mời tham dự đã bị giam giữ tại đồng công an Hà Đông cách toà án 15 cây số. Trong ngày xử phúc thẩm, những thân nhân này cùng với 50 người khác đã bị bắt khi trên đường đến toà án và họ đã bị đánh đập.

31. Hơn thế nữa, bà Thêu đã không được một toà án độc lập và không thiên vị xét xử theo đúng điều 14 (1) của Công ước vì sự kiểm soát và chi phối của cơ quan hành pháp đối với hệ thống toà án ở Việt nam.

32. Đương đơn cũng lý luận rằng bà Thêu đã không được cung cấp phương tiện cần thiết để chuẩn bị và trình bày phần biện hộ của mình. Bà đã không được có cơ hội có luật sư do bà lựa chọn trái với điều 14 (3) của Công ước. Bà đã không được phép có luật sư cho đến 12 hôm sau khi bị bắt. Chính quyền đã không đưa ra được lý do chính đáng nào để biện minh cho việc chậm trể cho phép được có luật sư trợ giúp và cũng chẳng có dấu hiệu gì cho thấy việc chậm trể này cần thiết để giữ an ninh và trật tự. Hơn thế nữa, cơ hội để bà Thêu tìm các biện pháp đối phó với luật pháp và cơ quan hành chánh bị hạn chế vì những ngăn cấm không cho phép bà có luật sư. Việc gặp luật sự trể cũng đã ảnh hưởng đến việc chuẩn bị hồ sơ biện hộ của bà.

33. Sau cùng, quyền của bà Thêu được thông tin với thế giới bên ngoài cũng bị xâm phạm. Trong suốt 12 tháng giam cầm, bà Thêu đã bị giam cầm không thông tin trao đổi. Chỉ có một thân nhân được phép thăm bà Thêu 2 ngày sau khi toà phúc thẩm ra phán quyết y án toà phúc thẩm. Sau phiên toà phúc thẩm, bà Thêu bị chuyển sang trại tù miền núi tại tỉnh Gia Lai vào tháng 12 năm 2016 làm cho việc thăm viếng của luật sư, gia đình và bạn bè bị ngăn trở thêm.

Ý kiến của các nhân sự đại diện pháp lý

34. Nhóm Hành động nhận thấy rằng bà Thêu đã là đối tượng của hai công văn do những nhân sự đại diện pháp lý (cho bà Thêu) đề ngày 16 tháng Tám và ngày 4 tháng Mười năm 2016 do những nhân sự đại diện pháp lý (cho bà Thêu) gởi cho chính quyền.

35. Trong văn bản kháng cáo khẩn cấp vào ngày 16 tháng Tám năm 2016, cac nhân sự đại diện pháp lý đã đề cập đến nhiều sự kiện xảy ra từ tháng Tư 2014 khi nhà nước bị cáo buộc là đã nhắm vào bà Thêu vì những hoạt động nhân quyền của bà nhằm để bảo vệ quyền làm chủ đất đai tại Việt nam. Họ đã bày tỏ quan ngại sâu xa liên hệ đến những cáo buộc bà Thêu bị bắt bớ và giam giữ tuỳ tiện từ tháng Muời năm 2016, cũng như tình trạng sức khoẻ suy yếu của bà trong khi bị giam cầm. Các nhân sự đại diện pháp lý cũng có những lưu ý về quan ngại sâu xa về việc biến việc bày tỏ quyền tự do biểu đạt và quyền hội họp ôn hoà thành tội phạm sẽ có ảnh hưởng trầm trọng đến các tổ chức dân sự và những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyển. Cũng như đã được nhấn mạnh trong bản kháng cáo khẩn cấp, căn cứ theo đoạn 23 của Phương thức làm việc của Nhóm Hành động, đó là chính quyền được yêu cầu phải trả lời một cách riêng biệt cho văn bản kháng cáo khẩn cấp và những trao đổi thông thường.

36. Trong văn bản tố cáo đề ngày 4 tháng Mười năm 2016, các nhân sự đại diện pháp lý đã nêu lên những vấn đề tương tự nằm trong nội dung của văn bản kháng cáo trước đó. Đồng thời họ cũng bày tỏ quan ngại liên hệ đến giai đoạn 12 ngày bà Thêu bị giam cầm mà không được gặp luật sư, và điều này đã ảnh hưởng trầm trọng đến việc bảo đảm mọi người được đối xử đúng với thủ tục pháp lý trong giai đoạn tối quan trọng trong tiến trình vụ án. Những quan ngại khác cũng đã được bày tỏ về việc bà Thêu bị từ chối không được chăm sóc y tế và người thân không được thăm viếng.

37. Nhóm Hành động xác nhận hồi đáp của chính quyền cho văn thư về việc kháng cáo khẩn cấp và về lá thư cáo buộc mà nhóm Hành động nhận được vào ngày 13 tháng Tư 2017. Trong văn thư hồi đáp, chính quyền đã xác nhận rằng vào ngày 9 tháng Sáu 2016, cơ quan điều tra công an quận Đống Đa, Hà nội đã khởi tố hình sự đối với bà Thêu và đã có lệnh bắt để điều tra việc bà ta gây rối trật tự công cộng theo điều 245 của Luật Hình sự. Vào ngày 20 tháng Chính 2016, toà án nhân dân quận Đống Đa đã mở phiên xử sơ thẩm bà Thêu và kết quả phiên toà đã tuyên án bà 20 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng theo điều 245 (1) của Luật Hình sự.

38. Chính quyền cho rằng việc bắt giữ bà Thêu hôn 10 tháng Sáu 2016 vì tội gây rối trật tự công cộng phù hợp hoàn toàn vào luật pháp Việt nam và luật nhân quyền quốc tế, bao gồm tôn chỉ không buộc một tội hai lần (principle of ne bis in idem) . Việc giam giữ bà Thêu không phải tuỳ tiện. Tôi bà Thêu phạm tự nó có chứng cớ hẵn hòi. Tiến trình bà Thêu bị bắt và giam giữ chờ điều tra thì công khai và rõ ràng. Từ ngày 25 tháng Bảy 2015 đến ngày 10 tháng Sáu 2016, bà Thêu đã, 25 lần, tổ chức, khuyến khích và xúi dục người khác đi tuần hành và biểu tình bất hợp pháp đã gây nên mất an ninh. trật tự tại những cơ quan chính quyền tại Hà nội. Công an đã lưu lại những hình phạt hành chính trong bốn lần bà Thêu gây rối trật tự công cộng.

39. Thêm vào đó, mặc dù bà Thêu đã bị chính quyền phạt hành chính vào ngày 8 tháng Tư 2016, củng với những nhân sự khác ở Phường Dương Nội và các tỉnh thành khác, bà đã tổ chức biểu tình để nộp đơn khiếu nại với văn phòng bộ Tài nguyên và Môi trường tại Hà nội. Chính quyền cho hay bà Thêu đã gặp giới chức cao cấp của bộ những rồi vẫn tiếp tục cùng với những người khác. giăng biểu ngữ, hô khẩu hiệu và nằm ra đường. Hành động này làm cản đường, gây gián đoạn giao thông trong nhiều giờ.

40. Chính quyền đồng thời cũng cho rằng, sau khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra công an quân Đống Đa tiến hành khởi tố hình sư bà Thê vào ngày 9 tháng Sau 2016, ra lịnh bắt giữ bà theo điều 245 (1) của luật Hình sự. Ngày hôm sau, công an bắt giam bà Thêu tại làng Kim Quan, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. Chính quyền địa phương đã chứng kiến và lập biên bản tịch thu điện thoại di động của bà làm bằng chứng cho cuộc điều tra. Sau đó bà Thêu bị bắt giữ và tạm giam vì vi phạm luật pháp chứ không phải vì những vận động liên hệ đến những vấn đề quyền hạn đất đai hay hành xử quyền tự do hội họp hay tự do lập hội của bà.

41. Theo phía chính quyền, trong suốt thời gian bị tạm giam chờ xét xử, bà Thêu đã được hưởng mọi quyền hạn mà người bị giam giữ được hưởng. Chính quyền các cấp đã áp dụng hoàn toàn mọi điều luật và điều lệ liên quan đến các điều kiện giam giữ và bảo đảm an toàn và sức khoả cũng như tinh thần của bà Thêu, Khi bà Thêu tuyệt thực để phải đối việc bắt giữ của bà và đòi hỏi gặp luật sư, bà đã được thông báo về điều khoản ứng dụng cho việc giam giữ chờ điều tra. Bà đã được nhân viên y tế khám sức khoẻ trên căn bản hàng ngày. Vào ngày 22 tháng Sáu 2016, bà Thêu gặp nhân viên điều tra với sự hiện diện của hai đại diện pháp lý của bà. Trong buổi gặp mặt này, bà Thêu đã hợp tác và trả lời câu hỏi của nhân viên điều tra. Kết quả, bà đã đồng ý ngưng tuyệt thực. Bà Thêu đã có đủ sức khoẻ cần thiết để tham gia vào mọi tiến trình trong cuộc điều tra hình sự liên quan đến bà.

42. Chính quyền nhấn mạnh rằng quyền được xét xử công bàng của bà Thêu đã được bảo đảm và thủ tục pháp lý đã được chấp hành chiếu theo luật pháp. Vào ngày 5 tháng Tám 2016, đội điều tra của công an quận Đống Đa đã thông báo cho bà Thêu và luật sư của bà là họ đã kết thúc của điều tra của họ. Vào ngày 5 tháng Chín 2016 toà án nhân dân quận Đống Đa đã ra án lệnh mang bà Thêu ra toà hình sự xét xử. Vào ngày 20 tháng Chín 2016, toà bắt đầu xử bà Thêu. Tất cả những phiên xử này đều công khai theo đúng thủ tục. Hai luật sư của bà Thêu đều tham gia các phiên toà để bảo vệ quyền lợi của bà. Sau quá trình tranh biện, toà kết luận bà Thêu đã gây rối trật tự công cộng trầm trọng, cản trở giao thông và ngăn trở hoạt động của cơ quan nhà nước tại các địa bàn. Vì đây không phải phạm tội lần đầu, toà tuyên án bà Thêu 20 tháng tù chiếu theo điều 245 (1) của luật Hình sự.

Phản ứng của chính quyền

43. Vào ngày 11 tháng Tám 2017, Nhóm Hành động đã gởi cáo buộc của đương đơn đến chính quyền theo thủ tục trao đổi thông tin thường lệ. Nhóm Hành động yêu cầu chính quyền cung cấp thông tin chi tiết trước ngày 11 tháng Mười Một 2017 về tình trạng hiện tại của bà Thêu, bao gồm bất kỳ ý kiến gì liên quan đến cáo buộc của đương đơn. Nhóm Hành động cũng yêu cầu chính quyền làm sáng tỏ những chứng cớ cũng như căn bản pháp lý mà chính quyền đã áp dụng để tiếp tục tước đoạt tự do cũng như sự tương đồng với những điều luật sở tại và trách nhiệm của Việt nam dưới luật nhân quyền thế giới.

44. Chính quyền phúc đáp vào ngày 12 tháng Mười 2017, một ngày sau khi hết hạn theo quy định. Chính quyền đã không xin gia hạn theo đoạn 16 của phương thức làm việc của Nhóm Hành động. Như thế phúc đáp của chính quyền trong trường hợp này kể như trể hạn và như thế, vì họ đã không xin gia hạn, Nhóm Hành động không thể chấp nhận phúc đáp như là nó đã được đệ trình trong thời hạn cho phép. Nhóm Hành động quyết định rằng trong trường hợp này việc gởi phúc đáp này cho đương đơn để có thêm ý kiến xem như không cần thiết.

45. Tuy nhiên, như đã nêu trong đoạn 15 và 16 của phương thức làm việc của Nhóm Hành động và nhằm để tuân thủ với thủ tục, Nhóm Hành động có thể sẽ đưa ra ý kiến đối với tất cả thông tin mà Nhóm đã nhận được. Mặc dù không có trách nhiệm phải làm thế, Nhóm Hành động đã quyết định, trong khi trình bày quan điểm của mình, ghi nhận những thông tin nhận được từ chính quyền phúc đáp về vấn đề phúc thẩm khẩn cấp và lá thư cáo buộc như đã nên ở trên. Thông tin này cũng giống như thông tin do chính quyền cung cấp trong phúc đáp bị trễ đối với trao đổi thường lệ đã nói.

Thảo luận

46. Với sự thiếu vắng phúc đáp đúng hạn kỳ từ chính quyền đối với những trao đổi thường kỳ, Nhóm Hành động quyết định trình bày quan điểm của mình, theo đúng với phương thức hành động của nhóm ấn định trong đoạn 15.

47. Nhóm Hành động trong phạm vi pháp lý của mình đã thiết lập những phương cách để đối phó với những vấn đề về chứng cớ pháp lý. Nếu đương đơn đã có đủ chứng cớ về việc vi phạm các yêu cầu của quốc tế cấu thành việc giam giữ tuỳ tiện, chính quyền phải có trách nhiệm phải cung cấp chứng cớ nếu họ muốn bác bỏ những cáo buộc này. Chính quyền có thể hội đủ điều kiện có chứng cớ minh chứng bằng cách đưa ra bằng chứng trên văn bản để hậu thuẩn cho điều họ nói. Nếu chính quyền chỉ đơn thuần bảo rằng thủ tục hợp pháp đã được tuân thủ thì chưa đủ để bác bỏ những cáo buộc này (Xem A/HRC/19/57, đoạn 68) .

48. Trong trường hợp này, Nhóm Hành động thấy rằng đương đơn đã lập được chứng cớ đáng tin cậy. Đương đơn đã cung cấp nguyên bản bản cáo trạng buộc tội bà Thêu và phán quyết đầu tiên của toà án nhân dân quận Đống Đa cũng như bản dịch những văn bản này ra Anh ngữ. Những văn bản này xác nhận nhiều chứng cớ, ngày tháng và sự kiện dẫn đến sự kiện bà Thêu bị bắt và phiên toà sau đó do đương đơn báo cáo do đó làm cho trường hợp của đương đơn đáng tin cậy hơn. Phúc đáp của chính quyền đối với việc kháng cáo khẩn cấp và lá thơ tố cáo (cũng như việc chính quyền phúc đáp trể với trao đổi thường kỳ) cũng xác nhận lời cáo buộc của đương đơn trong một số vấn đề then chốt. Điều này bao gồm sự khiện, mà cả hai đều đồng ý, là bà Thêu bị tuyên án có tội theo điều 245 (1) của Luật Hình sự vì đã tham gia biểu tình vào ngày 8 tháng Tư 2016, mang biểu ngữ và gây tắc nghẽn giao thông bằng cách nằm xuống đường.

49. Cả đương đơn lẫn chính quyền đều cho rằng bà Thêu bị bắt vào ngày 10 tháng Sáu 2016 và phiên toà xử bà bắt đầu vào ngày 20 tháng Chín 2016. Không có thông tin nào do hai phía cung cấp cho thấy rằng bà Thêu đã được đưa ra toà trong suốt thời gian 3 tháng giữa lúc bị bắt cho đến ngày xử. Điều này cấu thành việc xâm phạm quyền của bà Thêu được cấp thời mang ra toà đối diện với một thẩm phán căn cứ theo điều 9 (3) của Công ước. Trong khi nghĩa thực của chữ “cấp thời” có thể thay đổi tuỳ theo từng trường hợp, việc chậm trễ mang người bị giam ra trước một thẩm phán không được quá vài ngày kể từ lúc bị bắt. Hơn nữa, bà Thêu bị câu lưu không được quyền thông tin trong vòng 12 ngày sau khi bị bắt. Như Nhóm Hành động sau đó đã nhất quán biện luận rằng câu lưu người ta không thông tin thì xâm phạm quyền của họ để tranh biện về sự hợp pháp của biệc bắt giữ họ tại toà căn cứ theo điều 9 (4) của Công ước (xem phần ý kiến số 46/2017 và số 45/2017). Nhóm Hành động cho rằng việc giám sát của toà án trong việc giam cầm là một bảo đảm cơ bản quyền tự do cá nhân và là điều cần thiết để bảo đảm việc giam cầm có căn bản pháp lý. Vì bà Thêu đã không thể tranh biện việc giam cầm bà, và quyền có được một giải pháp hữu hiệu căn cứ theo điều 8 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền và điều 2 (3) của Công ước đồng thời cũng bị vi phạm.

50. Trong khi thiếu vắng một nhận định pháp lý về sự hợp pháp của việc tước đoạt tự do của bà Thêu, Nhóm Hành động cho rằng đã không có một cơ sở pháp lý này được chỉ để bắt giữ và giam cầm bà theo điều 9 (3) và (4) của Công ước. Vì vậy Nhóm Hành động kết luận rằng việc tước đoạt tự do của bà nằm trong khuôn khổ của phần I của những phần mà Nhóm Hành động dùng để kết luận.

51. Đương đơn còn cáo buộc rằng bà Thêu đã bị tước đoạt tự do chỉ vì bà hành xử quyền hạn của mình để tự do biểu đạt và tụ họp ôn hoà bằng cách tham gia cuộc biểu tình hôm 8 tháng Tư 2016. Chính quyền, trong khi đó, biện hộ rằng việc bà Thêu bị bắt và giam giữ hoàn toàn không liên quan đến việc bà hành xử quyền tự do căn bản của bà và rằng bà bị tù vì vi phạm luật pháp Việt nam (điển hình là điều 245 của luật Hình sự mà chính quyền cho rằng đã tuân thủ hoàn toàn luật về nhân quyền quốc tế). Như Nhóm Hành động đã liên tục trình bày trong phạm vi quyền pháp lý của mình, ngay cả khi việc giam cầm người nào đó xảy ra hoàn toàn tuân thủ với luật pháp quốc gia , Nhóm Hành động vẫn phải bảo đảm việc giam giữ đồng thời cũng phù hợp với những điều khoản của luật quốc tế (Xem phần ý kiến số 42/2012, số 46/2011 và số 13/2007).

52. Nhóm Hành động đã xem xét việc áp dụng các điều khoản về an ninh quốc gia và trật tự công công trong luật Hình sự ở Việt nam trong nhiều trường hợp. Trong tất cả những trường hợp này. Nhóm Hành động đã phát giác việc các điều khoản của Luật Hình sự quá rộng rãi mù mờ đã được sử dụng để áp đặt hình phạt lên những cá nhân mà họ chỉ sử dụng quyền tự do biểu đạt và tụ họp ôn hoà. Nhóm Hành động đã có kết luận tương tự trong báo cáo của họ sau chuyến viếng thăm Việt nam vào tháng Mười 1994, trong đó họ lưu ý rằng những tội trạng về an ninh quốc gia không rõ ràng và chính xác đã không phân định được giữa hành vi bạo động có khả năng gây nguy hại cho an ninh quốc gia và những biểu đạt quyền tự do căn bản một cách ôn hoà. Nhóm đã yêu cầu chính quyền tu chính luật để xác định rõ ràng những tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia và phải ghi rõ hành vi nào bị ngăn cấm để không thể nhầm lẫn được.

53. Trong trường hợp này, bà Thêu bị tuyên án theo điều 245 (1) của luật Hình sự theo đó ghi người nào phạm tội gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai (2) năm hoặc phạt tù từ ba (3) tháng đến hai (2) năm.

54. Theo quan điểm của Nhóm Hành động, điều 245 (1) rất mơ hồ, quá rộng và dễ bị ứng dụng tuỳ tiện. Thật không rõ ràng về việc hành vi nào là gây rối trật tự công cộng. Điều khoản này đã không phân định giữa hành vi gây rối trật tự công cộng và việc hành xử một cách ôn hoà quyền tự do biểu đạt và hội họp và có khả năng bao gồm nhiều hành vi khác nhau. Thật vậy trong phán quyết đầu tiên, toà đã tuyên rằng hành động của bà Thêu đã khiến cho người ta cảm thấy bất mãn và vì thế có thể bị phạt vạ. Điều đó có nghĩa là hành vi có thể nằm trong khuôn khổ điều khoản này có tầm cỡ rất nhỏ. Trong nghị quyết số 45/2015, Nhóm Hành động đã cho rằng việc áp dụng điều khoản 245 cho một cá nhân bị giam giữ vì tham gia vào việc phản đối ôn hoà và lưu ý rằng việc mơ hồ cũng như khả năng áp dụng rộng rãi điều khoản này gây nên quan ngại về việc nó có phù hợp với những thông lệ liên quan của luật pháp quốc tế (đoạn 15).

55. Nhóm Hành động cho rằng hành vi của bà Thêu trong việc tham gia một cách ôn hoà cuộc biểu tình vào ngày 8 tháng Tư 2016 nằm trong khuôn khổ của quyền tự do biểu đạt được bảo vệ bởi điều 19 của Tuyên ngôn Quốc Nhân Quyền và điều 19 của Công ước. Hành động của bà trong cuộc biểu tình bao gồm việc mang biểu ngữ yêu cầu chính quyền xoá bỏ điều 88 luật Hình sự là điều khoản mà Nhóm Hành động trong nhiều lần đã xác định là vi phạm luật quốc tế về nhân quyền. Bà cũng mang biểu ngữ kêu gọi thả nhà đấu tranh nhân quyền những người Nhóm Hành động xác định là việc tước đoạt tự do của họ là tuỳ tiện. Nhóm Hành động cũng nhắc lại rằng việc cầm biểu ngữ và việc biểu lộ quan điểm bao gồm những chỉ trích hay không đồng thuận với chính sách của chính quyền đều được luật pháp quốc tế về nhân quyền bảo vệ.

56. Tương tự, bằng việc tham gia biểu tình vào ngày 8 tháng Tư 2016, bà Thêu chỉ hành xử quyền tự do tụ họp ôn hoà theo điều 20 của Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân quyền và điều 21 của Công ước. Theo phán quyết cho lần thứ nhất, việc bà Thêu tham dự cuộc biểu tình đã gây nên cản trở giao thông và cản trở công việc của các sở bộ trong địa bàn trong thời gian 3 tiếng. Nhóm Hành động nhắc lại rằng những cản trở ở một mức độ nào đó các sinh hoạt thường ngày vì những việc tụ tập bao gờ, cản trở giao thông, gây phiền nhiễu ngay cả làm hại đến những hoạt động kinh doanh cần phải được chấp nhận nếu không muốn tước đoạt những căn bản của các quyền hạn.

57. Những hạn chế về quyền tự do biểu đạt và tụ họp ôn hoà theo khuôn khổ của các điều 19 (3) và 21 của Công ước không áp dụng cho trường hợp này. Trong khi chính quyền có đề cập sơ đến việc hạn chế có trong các điều 19 (3) của Công ước, họ đã không chứng minh được làm thế nào mà việc bà Thêu tham gia biểu tình đã cấu thành một mối nguy thực sự cho trật tự công cộng cũng như việc ra bản án 20 tháng tù là cần thiết và là sự đối phó tương xứng với việc gây cản trở giao thông nhất thời. Trong đoạn 5 (p) của Nghị quyết 12/16 Hội đồng Nhân quyền kêu gọi các nước nên tránh áp dụng những giới hạn không phù hợp với luật pháp quốc tế về nhân quyền, bao gồm hạn chế trong việc thảo luận về chính sách của chính quyền và tranh cải về những vấn đề chính trị, về những báo cáo về nhân quyền, biểu tình ôn hoà và bày tỏ quan điểm hay chống đối. Hơn nữa, trong đoạn 23 của quan điểm tổng quát số 34 (2011) của Hội đồng về quyền tự do về quan điểm và bày tỏ quan điểm, Hội đồng Nhân quyền đã viết:
“Các nước thành viên nên đặt ra những phương án hữu hiệu để bảo vệ nhằm chống lại những tấn công nhắm vào việc buộc những người hành xử quyền tự do biểu đạt phải im tiếng. Đoạn 3 có thể sẽ không bao giờ được sử dụng để biện minh cho việc bịt miệng những ai cổ võ cho nền dân chủ đa đảng, những nguyên lý dân chủ và nhân quyền. Cũng như không được tấn công bất kỳ ai trong bất kỳ trường hợp nào chỉ vì họ hành xử quyền tự do bày tỏ quan điểm bào gồm những hình thức tấn công như bắt bớ tuỳ tiện, tra tấn, đe doạ tính mạng hay giết chết, phù hợp với điều 19.”

58. Đồng thời, theo Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ Nhân Quyền, mọi người đều có quyền, theo từng cá nhân hay liên kết đoàn thể, để quảng bá và tranh đấu cho việc bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do căn bản trên bình diện quốc gia hay quốc tế và để gặp gở, hội họp ôn hoà cho mục đích quảng bá và bảo vệ nhân quyền. Đương đơn đã cho thấy một cách rõ ràng rằng bà Thêu đã bị bắt vì hành xử quyền hạn của bà như là một nhà bảo vệ nhân quyền theo tinh thần của Tuyên ngôn. Nhóm Hành động đã xác định việc bắt giữ những cá nhân căn cứ theo hoạt động của họ là những nhà bảo vệ nhân quyền là vi phạm quyền bình đẳng trước pháp luật và quyền được luật pháp bảo vệ công bằng the điều 7 của Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền và điều 26 của Công bố (xem nghị quyết số 16/2017 và số 45/2016)

59. Nhóm Hành động kết luận rằng việc tước đoạt tự do của bà Thêu là kết quả của việc thực hiện quyền tự do biểu đạt và hội họp ôn hoà của bà là đi ngược lại điều 7 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và điều 26 của Công ước. Việc tước đoạt tự do của bà, do đó là một hành động tuỳ tiện và nó năm trong phân loại II của những phân loại do Nhóm Hành động sử dụng.

60. Do việc xác định việc tước đoạt tự do của bà Thêu là một hành động tuỳ tiện theo phân loại II, Nhóm Hành động muốn nhấn mạnh rằng phiên toà xử bà Thêu đáng lý ra không nên có. Tuy nhiên, bà Thêu đã bị xét xử tại toà án nhân dân Đống Đa vào tháng Chính 2016 và Nhóm Hành động cho rằng quyền được xét xử công bằng của bà Thêu bị xâm phạm trong phiên toà này cũng như trong phiên xử phúc thẩm sau đó.

61. Phiên toà xử bà Thêu lần đầu tiên vào ngày 20 tháng Chính 2016 và phiên xử phúc phẩm kháng cáo của bà vào ngày 30 tháng Mười Một 2016 đã không công khai trái với điều 10 của Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền và điều 14 (1) của Công ước. Cả hai phiên toà đã diễn ra dưới sự canh gác an ninh tối đa. Thân nhân và những người ủng hộ bà Thêu (b tại nhưao gồm 50 người đã cố đến dự phiên toà xử phúc thẩm) đã bị công an giam giữ tại những đồn công an xa toà án, bị đánh đậ và tra tấn rồi sau đó được thả ra sau phiên toà. Trong phúc đáp trả lời thơ thỉnh cầu khẩn cấp và thơ tố cáo, chính quyền đã khẳng định rằng tất cả những phiên toà này để được xử công khai theo đúng với thủ tục. Chính quyền cũng đã có những khẳng định tương tợ trong phúc đáp trể hạn với cuộc trao đổi thường lệ, đã phủ nhận việc thân nhân bà Thêu bị đánh đập và giam giữ những nơi xa toà án và lưu ý rằng một số cá nhân đã không đến dự phiên toà được vì ghế ngồi có giới hạn. Tuy nhiên chính quyền đã không cung cấp chứng cớ (chẳng hạn như lời khai hữu thệ, biên bản của nhân viên toà án, báo cáo từ những quan sát viên độc lập, các bài báo của các cơ quan truyền thông, hình ảnh, sơ đồ ghế ngồi trong phòng xử án) để chứng minh rằng phiên toà thật ra đã diễn ra công khai cho công chúng bao gồm thân nhân và những người ủng hộ bà Thêu và rằng vì thiếu ghế ngồi khiến một số cá nhân không thể tham dự phiên toà được. Đã không có bằng chứng nào cho thấy những trường hợp ngoại lệ đề ra trong điều 14 (1) của Công ước được dùng như lý cớ để cấm công chúng tham dự phiên toà sơ thẩm và kháng cáo phúc thẩm và chính quyền đã không chuyển đến bất kỳ biện hộ nào cho việc đó.

62. Hơn thế nữa, biện pháp an ninh khẩn cấp dùng tại phiên toà xử sơ thẩm và kháng cáo phúc thẩm bà Thêu đã là ảnh hưởng đến quyền được xem là vô tội căn cứ theo điều 11 (1) của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân QUyền và điều 14 (2) của Công ước. Những biện pháp này bao gồm việc trấn đóng một số lượng lớn công an, an ninh thường phục và bộ đội để bao vây khu vực gần toà án trong thời gian xét xử. Không hiểu tại sao một phiên toà xử một cá nhân bị buộc tội liên quan đến việc dính líu vào việc cản trở giao thông lại đòi hỏi một biện pháp an ninh quan trọng như thế. Như Uỷ ban Nhân quyền đã tuyên bố, bị can không nên bị đưa ra toà bằng phương cách để cho thấy họ như là thành phần tội phạm nguy hiểm, vì việc này ảnh hưởng đến việc được xem là vô tội.

63. Đương đơn tố cáo rằng bà Thêu bị bắt vào ngày 10 tháng Sáu 2016 và đã không được gặp luật sư của bà cho đến 12 ngày sau đó vào ngày 22 tháng Sáu 2016. Trong phúc đáp với thơ thỉnh cầu và tố cáo (cũng như trong phúc đáp trể trong trao đổi thường lệ) chính quyền ra vẽ đã nhìn nhận rằng bà Thêu đã chỉ gặp luật sư của bà lần đầu tiên vào ngày 22 tháng Sáu 2016. Trong khi Nhóm Hành động lưu ý rằng bà Thêu đã chỉ gặp luật sư của bà lần đầu tiên gần 3 tháng trước khi phiên toà của bà bắt đầu vào ngày 20 tháng Chính 2016. chính quyền đã không cung cấp bất kỳ giải thích nào hay biện hộ nào cho việc chậm trể cho bà Thêu được gặp luật sư lúc ban đầu. Chính quyền cũng đã không cung cấp bất kỳ thông tin nào để phản biện lại khẳng định của đương đơn là việc chậm trể này đã làm giới hạn khả năng bà có thể tìm các giải pháp trong nước với những cơ quan chức năng tư pháp và hành pháp để có thể có những biện hộ hữu hiệu. Việc chậm trể này do đó cấu thành việc vi phạm quyền của bà Thêu được có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị cho việc biện hộ của mình và để trao đổi với luậ sư riêng của bà theo điều 10 và 11 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và điều 14 (3) (b) của Công ước. Nguyên tắc 9 của Nguyên Tắc Căn Bản của Liên Hiệp Quốc và những Hướng Dẫn về Phương tiện và Thủ tục về Quyền của Bất kỳ Ai bị Tước đoạt Tự do Bị Đưa ra Toà đã ghi rằng, tất cả những ai bị tước đoạt tự do sẽ có quyền được trợ giúp luật pháp từ luật sự họ tự chọn trong bất kỳ thời điểm nào trong thời gian họ bị giam giữ bao gồm thời điểm tức khắc sau khi họ bị bắt.

64. Đương đơn đồng thời cũng tố cáo và chính quyền đã không phủ nhận, rằng bà Thêu đã bị giam giữ mà không được quyền thông tin trong 12 ngày đầu bà bị giam giữ. Bà đã không có liên lạc với gia đình gần 6 tháng từ ngày bị bắt hôm 10 tháng Sáu 2016 cho đến 2 ngày sau khi bản án bà bị kết án bị toà y án trong phiên kháng cáo phúc thẩm, đó là ngày 2 tháng 12 2016. Sau phiên phúc thẩm thất bại này, bà Thêu bị thuyên chuyển vào tháng 12 2016 đến một trại giam cách xá gia đình và bạn hữu đến 1.200 cây số. Chính quyền trong phúc đáp trể với trao đổi thường lệ, khẳng định rằng
việc thuyên chuyển đến một trại giam vắng vẽ xa cách như vậy hoàn toàn bình thường theo luật pháp Việt nam, mà họ chẳng giải thích lý do tại saocần thiết phải làm việc đó. Chính quyền cũng khẳng định rằng đã có một số cuộc thăm viếng, bao gồm của con trai bà và đã có điện thoại cho gia đình trong thời gian bị giam giữ ở Gia Lai nhưng đã không đưa ra bằng chứng (chẳng hạn như sổ thăm viếng danh sách gọi điện thoại).

65. Những trường hợp này cho thấy một cách mạnh mẽ rằng chính quyền đã có sư điều hợp của chính quyền để áp đặt thêm những khó khăn cho bà Thêu bằng cách từ chối cho bà liên lạc với gia đình và bạn hữu. Việc đối xử này đồng thời cũng cho thấy đã ảnh hưởng đến khả năng của bà Thêu để kháng cáo việc giam cầm bà ở toà án và để phối hợp cho việc biện hộ cho bà. Nhóm Hành động nhận thấy rằng việc giam giữ không quyền thông tin của bà Thêu đã vi phạm các điều 9, 10 và 11 (1) của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và điều 9 của Công ước. Ngoài ra việc tiếp tục giới hạn liên lạc với gia đình cấu thành việc vi phạm vào quyền được liên lạc với thế giớ bên ngoài theo điều lệ 43 (3) và 58 của Điều Lệ Căn Bản Tối Thiệu của Liên Hiệp Quốc trong việc Đối xử Tù nhân (Điều lệ Nelson Mandela) và những Nguyên tắc 15, 19, và 20 của Nhóm Nguyên Tắc để Bảo vệ Mọi người trong Mọi trường hợp Giam giữ hay Giam Tù.

66. Nhóm Hành động kết luận rằng những vi phạm này về quyền được xử án công bằng ở một mức độ đã dẫn đến việc tước đoạt tự do của bà Thêu tính chất tuỳ tiện theo phân loại III của những phân loại do Nhóm Hành động sử dụng.

67. Ngoài ra, Nhóm Hành động cũng xét rằng bà Thêu đã bị nhắm vào vì cương vị của bà là một nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền. Bà Thêu là một nhà đấu tranh tên tuổi đã đấu tranh bảo vệ quyền sở hữu đất đai và đã kêu gọi chính quyền phải giải quyết những vi phạm nhân quyền từ năm 2007. Vào năm 2016 những việc làm này đã được ghi nhận bằng giải thưởng của Mạng lưới Nhân quyền Việt nam. Trong 4 năm qua, bà Thêu đã là nạn nhân của những sách nhiễu có hệ thống và những hăm doạ của chính quyền vì những hoạt động của bà, bao gồm việc bị đánh ngất xỉu. bị hăm doạ giết, bị bỏ tù 15 thắng và bị công an phạt hành chính.

68. Bản án 20 tháng tù gần đây của bà Thêu cũng nằm trong khuôn khổ bách hại này. Như phán quyết của toà án nhân dân quận Đống Đa thừa nhận, bà Thêu là một trong 50 thành viên cộng đồng từ Hà nội và các tỉnh thành đã tụ họp để biểu tình phản đối vào ngày 8 tháng Tư 2016 nhưng bà là người duy nhất bị truy tố vì tham gia biều tình bởi vì công an đã không thể điều tra những trường hợp khác. Chính quyền đã tìm mọi cách để trừng phạt bà Thêu , bao gồm đem đến 70 công an để bắt bà và áp dụng những giải pháp an ninh tối đa trong phiên xử sơ thẩm và kháng cáo phúc thẩm của bà. Trong bản cáo trạng, viên công an điều tra đã kết luận rằng bà Thêu phải bị trừng phạt nặng nề để làm gương những trường hợp tương tự, cũng được toà án lập lại trong phiên xử đầu tiên. Hơn nữa, bản án nặng nề không cân xứng cho bà Thêu dường như đã được áp đặt để gởi đi một tín hiệu cho những nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền là họ phải chấm dứt các hoạt động của họ hay sẽ bị hình phạt.

69. Vì những lý do này, Nhóm Hành động thấy rằng bà Thêu đã bị tước đoạt tự do vì những lý do kỳ thị, đó là vì vị thế của bà là một nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền. Việc tước đoạt tự do của bà là một hành động tuỳ tiện theo phân loại V của những phân loại do Nhóm Hành động sử dụng. Nhóm Hành động kính chuyển trường hợp của bà đến Báo cáo Viên Đặc biệt về những nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền để được điều tra thêm.

70. Nhóm Hành động mong muốn bày quan ngại về sức khoẻ của bà Thêu vì có báo cáo cho biết tình trạng của bà khá nghiêm trọng trong cuộc tuyệt thực vào thời gian đầu bị giam giữ. Đương đơn báo cáo rằng sức khoẻ của bà Thêu xuống cấp trầm trọng hơn vì bà bị cấm không được nhận thuốc do gia đình gởi. Chính quyền trong phúc đáp với lá thư khiếu nại/ kêu gọi khẩn cấp và thư cáo buộc, cho rằng nhân viên y tế đã khám bà Thêu mỗi ngày. Chính quyền trong phúc đáp trễ với trao đổi thường lệ, đồng thời cũng cho rằng từ khi bà Thêu bị chuyển đến trại giam ở Gia Lai, bà đã được nhân viên y tế khám thường xuyên. Theo chính quyền, việc chăm sóc y tế này bao gồm việc chuẩn bệnh thoái hoá cột sống và việc được chữa trị cần thiết bao gồm thuốc bổ do gia đình cung cấp. Tuy nhiên chính quyền đã không cung cấp chứng cớ gì cho việc khẳng định này, chẳng hạn như hồ sơ bệnh án. Theo điều 10 (1) của Công ước và điều lệ 1 và 24 của Điều Lệ Nelson Mandela, tất cả những ai bị tước đoạt tự do đều phải được đối xừ nhân đạo và nhân phẩm của họ phải được tôn trọng và họ phải được sự chăm sóc y tế đúng với tiêu chuẩn chăm sóc y tế trong cộng đồng. Như việc bà Thêu đến nay đã ở giai đoạn cuối của bản án 20 tháng tù mà chính quyền áp đặt ngược lại với luật quốc tế về nhân quyền, Nhóm Hành động yêu cầu chính quyền phải thả bà Thêu lập tức và vô điều kiện.

71. Đây là một trong nhiều trường hợp được gởi đến cho Nhóm Hành động trong mấy năm gần đây liên quan đến việc tước đoạt tự do một cách tuỳ tiện ở Việt nam Nhóm Hành động nhắc lại rằng trong một số trường hợp, việc bỏ tù rộng rãi hay có hệ thống hay hay việc tước đoạt tự do trầm trọng vi phạm những điều lệ căn bản của của luật pháp quốc tế có thể sẽ cấu thành tội ác chống lại nhân loại. Nhóm Hành động cũng mong muốn có cơ hội làm việc tích cực với chính quyền Việt nam để giải quyết những vấn đề như việc sử dụng những điều khoản không chính xác của luật Hình sự để truy tố những cá nhân về việc họ hành xử ôn hoà quyền hạn của họ và việc không cho họ được hưởng quyền được xử án công bình với kết quả dẫn đến việc tước đoạt tự do một cách tuỳ tiện ở Việt nam.

72. Vào ngày 15 tháng Tư 2015, Nhóm Hành động đã gởi yêu cầu đến chính quyền để có cuộc viếng thăm cấp quốc gia, như là một cuộc viếng thăm kế tục cuộc viếng thăm trước đó vào tháng Mười năm 1994. Trong phúc đáp ngày 23 tháng Sáu 2015, chính quyền đã thông báo cho Nhóm Hành động là chính quyền dự tính sẽ mời những nhân viên khác của thủ tục đặc biệt là những người đã có yêu cầu thăm viếng nhưng chính quyền sẽ có thư mời Nhóm Hành động ở một thời điểm thích hợp. Vào ngày 6 tháng Tư 2017, Nhóm Hành động lại nhắc lại lời yêu cầu thăm cấp quốc gia và đang chờ đợi một phúc đáp tích cực. Vì thành tích nhân quyền tại Việt nam sẽ là một đề tại được duyệt xét trong chu kỳ thứ 3 của Cuộc Duyệt xét Định kỳ Phổ quát vào tháng Giêng 2019, một cơ hội để chính quyền nâng cao tầm hợp tác với những nhân viên thủ tục đặc biệt và để nâng luật pháp của Việt nam lên cho trùng hợp với luật pháp quốc tế về nhân quyền.

Quyết định

73. Xét đến những điều đã nêu, Nhóm Hành động đưa ra quan điểm sau đây:
Việc tước đoạt tự do của bà Thêu, trái với các điều 2, 3, 7, 8. 9, 10, 11 (1), 19, và 20 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và điều 2, 9, 14, 19, 21 và 26 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, là một hành động tuỳ tiện và nó nằm trong khuôn khổ của phân loại I, II, III và V.

74. Nhóm Hành động yêu cầu chính quyền Việt nam không được chậm trể mà phải có ngay những bước để giải quyết tình trạng của bà Thêu và làm cho nó trùng hợp với những thông lệ quốc tế, bao gồm những điều đã được nêu lên trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân QUyền và Công Ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.

75. Nhóm Hành động cho rằng, xét đến mọi khía cạnh của sự việc này, đặc biệt là nguy cơ có hại cho sức khỏe của bà Thêu, biện pháp thích đáng nhất là trả tự do cho bà Thêu ngay tức khác và phải để cho bà có quyền mà có thể áp dụng được để đòi bồi thường và những khoản bồi hoàn khác, theo đúng luật pháp quốc tế. Nhóm Hành động thúc dục chính quyền phải rút lại mọi tội trạng buộc cho bà Thêu liên quan đến những hoạt động nhân quyền ôn hoà.

76. Nhóm Hành động thúc dục chính quyền phải chắc chắn có một cuộc điều tra độc lập và toàn bộ mọi khía cạnh liên quan đến tước đoạt tự do của bà Thêu một cách tuỳ tiện và có biện pháp tích ứng đối với những vi phạm về quyền hạn của bà.

77. Nhóm Hành động yêu cầu chính quyền đưa luật pháp bao gồm những điều khoản tương đương với điều 245 trong việc duyệt xét luật Hình sự, để phù hợp với những đề nghị đưa ra trong trong phần quan điểm hiện tạ và với những cam kết của Việt nam dưới luật pháp quốc tế về nhân quyền.

78. Chiếu theo đoạn 33 (a) của phương pháp hoạt động, Nhóm Hành động chuyển trường hợp này đến Báo cáo viên Đặc biệt về tình trạng của những nhà bảo vệ nhân quyền để có biện pháp thích ứng. Nhóm Hành động cũng khuyến khích chính quyền hãy nhập Khuôn mẫu Luật pháp cho việc Nhìn nhận và những Nhà hoạt động Bảo vệ Nhân quyền vào luật pháp địa phương để bảo đảm việc ứng dụng khuôn mẫu này.

Thủ tục tiếp theo

79. Chiếu theo đoạn 20 của phương pháp hoạt động, Nhóm Hành động yêu cầu Đương đơn và chính quyền cung cấp thông tin về những việc làm theo sau những đề nghị đề ra trong phần quan điểm hiện tại bao gồm:
(a) Bà Thêu đã được thả hay chưa và nếu đã được thả thì ngày nào.
(b) Bà Thêu đã được bồi thường và bồi hoàn chưa
(c) Đã có một cuộc điều tra về việc xâm phạm quyền của bà Thêu hay chưa và nếu có thì kết quả cuộc điều tra ra sao
(d) Đã có tu chính luật pháp hay thay đổi trong cách thực thi để hài hoà luật pháp và các thực thi của Việt nam với nghĩa vụ quốc tế của Việt nam cho phù hợp quan điểm hiện tại
(e) Đã có biện pháp nào để ứng dụng quan điểm hiện tại

80. Chính quyền được mời gọi để thông báo cho Nhóm Hành động bất kỳ khó khăn nào mà họ gặp phải để ứng dụng những đề nghị đề ra trong quan điểm hiện tại và liệu có cần những trợ giúp về kỷ thuật, ví dụ như qua một chuyến viếng thăm của Nhóm Hành động

81. Nhóm Hành động dành quyền để có biện pháp yêu cầu đương đơn và chính quyền cung cấp thông tin trong vòng 6 tháng kể từ ngày quan điểm hiện tại được gởi. Tuy nhiên Nhóm Hành động dành quyền để có hành động riêng để theo dõi quan điểm này nếu có quan ngại mới về sự việc này được báo cáo cho chúng tôi. Những hành động này sẽ giúp Nhóm Hành động thông báo với Hội đồng Nhân quyền về diễn tiến của việc ứng dụng những đề nghị của nhóm cũng như việc từ chối không có hành động cụ thể.

82. Nhóm Hành động nhắc lại rằng Hội đồng Nhân quyền đã khuyến khích mọi quốc gia hợp tác với Nhóm Hành động và yêu cầu họ cứu xét quan điểm của Nhóm và nếu cần thông báo cho Nhóm Hành động về những bước mà họ đã thực hiện

(22/12/2017)

Phần tiếng Anh : https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fdrive.google.com%2Ffile%2Fd%2F1WMSwQFyZslo7ivQZvIdXb1pnLZyahztw%2Fview&h=ATPDa31hRB1eSIghjXIimPAVT6toDB-Ekj2fAKGPoW-ab2gt2yLVvSQfrcaPhgt0kv47hK4iqovS8OQDOmtEfrNe-wKa4lMVeo4CPx31ZehTOqzDTDIsBhlKyCdcjqDWqnaw20VjwIw

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular