CHUYỆN MƯỜI NĂM TRƯỚC VỀ CHỊ TẠ PHONG TẦN

0
745
Sinh viên Kiến trúc Kim Duy.
Tự Cường

Thấm thoát đã 10 năm kể từ sự kiện xuống đường phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh (mà sau đây tôi gọi tắt là Tàu Khựa) của thanh niên, sinh viên Việt Nam vào những ngày cuối năm 2007 phản đối tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bất hợp pháp của Tàu Khựa và đầu năm 2008 chống rước đuốc Olympic Bắc Kinh. Một sự kiện mà giới đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam hẳn phải lấy làm một cái mốc lớn đánh dấu cho tiến trình đấu tranh ấy, sở dĩ tôi nhận định như thế bởi lẽ từ sau biến cố năm 1975 lần đầu tiên ở Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn có hàng ngàn người xuống đường bày tỏ quan điểm chính trị mà không phải do giới chức cầm quyền hay cơ quan ngoại vi của họ tổ chức, ý nghĩa lớn lao hơn nữa đó lại là sự tham gia của thanh niên – sinh viên – học sinh, được đào tạo, tuyên truyền dưới mái trường XHCN sau năm 1975, những người mà giới đấu tranh lâu năm đến thời điểm đó không khỏi ái ngại về sự bàng quan khó tỉnh thức trước hiện tình đất nước, mà họ lại đóng vai trò tiên quyết cho sự thay đổi ở Việt Nam. Đánh giá ấy của tôi không quá khi cũng gặp những nhận định tương đồng của những người khả kính trong giới đấu tranh mà tôi được tiếp xúc.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang: “thật hào hùng, tôi chưa bào giờ thấy vậy sau 1975, đất nước còn hy vọng”, lời của ông tại nhà nguyện quận 2 năm 2010 khi đánh giá về sự kiện.

Luật sư Lê Trần Luật không ít lần trong lúc đàm đạo với tôi, anh đánh giá rằng : “cách mạng thì chưa hội đủ nhưng đây là cơ hội tốt để tập dượt sinh hoạt dân chủ cho người dân Việt Nam”

Ông Đỗ Hoàng Điềm, trong một lần thăm Nhật Bản năm 2012, ông chia sẻ với tôi: ” Trong cuộc đời đấu tranh của tôi, có không ít lần nản trí, xong tôi vẫn nuôi niềm tin và quả thật với chỉ 5 năm trở lại đây thôi, sự phát triển ở trong nước có thế nói bằng cả quãng thời gian trước đó cộng lại, điều đó đã củng cố vững chắc niềm tin của tôi, là đúng”

Sinh viên Kim Duy (bên phải) với bức tranh biếm hoạ chống Tàu cướp đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam!

Tất nhiên, để có sự kiện ấy là sự tổng hoà của rất nhiều yếu tố, như sự đấu tranh, hy sinh thầm lặng của thế hệ đi trước, bùng nổ của mạng xã hội, Tàu Khựa hung hăng hơn sau thành quả của nhiều năm phát triển nóng … Song sự kiện cuối năm 2007 đầu năm 2008 với sự xuất hiện của một lớp người trẻ, đặc biệt là sự dẫn dắt về tinh thần điển hình cuả nhóm CLB nhà báo Tự Do, của Blog Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một bước ngoặt lịch sử lớn, trong công cuộc dân chủ hoá Việt Nam. Nó là tiền đề cho sự phá vỡ bức màn bưng bít của giới chức cầm quyền với người dân, mà những câu hỏi của tôi (KimDuy) tại hội trường A4 Nhà Văn Hoá Thanh Niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch) năm ấy, rằng Hoàng Sa- Trường Sa của chúng ta có bao nhiêu đảo, còn mất bao nhiêu… với ông Nguyễn Thành Tài và quan chức Sài Gòn (Tp HCM) là câu hỏi mở đường, mà nhà cầm quyền buộc phải hé lộ về sau này, để rồi cũng từ đây hàng loạt những nhóm hội của giới trẻ ra đời, tập hợp, đấu tranh ngày càng lớn hơn, mạnh mẽ hơn trong những sự kiện Tàu Khựa khiêu khích, lấn chiếm. Không dừng lại ở đấu tranh cho chủ quyền, biển đảo, giới trẻ còn mở rộng quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác ngày một thiết thực và sát sườn hơn như môi trường biển, bảo vệ cây xanh, an toàn thực phẩm, nhân quyền …. Cùng với đó là sự xuất hiện những cá nhân nổi bật như Ngô Quỳnh, Nhất – Bắc Giang, Nguyễn Tiến Nam – Yên Bái, Phương – HN, An May Nhin Đoi – Vũng Tàu, Phan Nguyên – Quảng Nam, Đông A – Sài Gòn, tôi KimDuy – Vĩnh Phúc ..v…v rất nhiều nữa mà tôi không tiện liệt kê hết ra đây, người vào tù, kẻ bị đuổi học, đứa mất việc, người tha phương …!

Thưa quí vị! sau mười năm kể từ cái mốc 2007 lịch sử ấy, thử hỏi còn lại bao nhiêu người mà tôi tạm kể còn thiếu sót rất nhiều ở trên vẫn vững bước trên con đường khai sáng cho một Việt Nam mới, thật sự Dân Chủ, Độc Lập và An Bình?
Có rất nhiều lý do, như áp lực từ an ninh, công việc, học hành, sự quan tâm của cộng đồng, nhóm hội, tổ chức chưa tốt… Song còn một lý do nữa rất quan trọng đó là sự đánh phá, bôi bẩn, phỉ báng từ chính những người được cho là đấu tranh, làm thui chột đi những mầm non, mà không ít trong số ấy khá tài năng.

Hẳn những ai tham gia phong trào xuống đường vì biển đảo ở Việt Nam, nhất là ở Sài Gòn chắc cũng ít nhiều biết đến tôi (KimDuy) tác giả của tấm hình Tàu Khựa bành trướng, điển hình cho hình ảnh năm 2007 và kèm với đó là câu hỏi tại sao nhân vật này tự nhiên biến mất, dù đôi lần sau đó tôi cũng xuất hiện chốc lát (năm 2011 tôi là người khởi đầu cho cuộc biểu tình vào tháng 6 năm 2011( https://tiengnoidanchu.wordpress.com/…/chau-ong-kim-ngọc-d…/ , https://xuandienhannom.blogspot.jp/…/chau-ong-kim-ngoc-i-bi… ).
Nguyên nhân chính là điều tôi nói ở trên, sự đánh phá, chụp mũ, bôi bẩn. Nói đến đây câu hỏi lại được đặt ra là vậy tại sao sau 10 năm im tiếng tới tận hôm nay tôi mới lên tiếng ?
Vâng, câu chuyện tôi sắp kể ra đây sẽ làm sáng tỏ cho câu hỏi trên.!

Giống như tất các bạn khác, khi bày tỏ chính kiến một cách nổi bật, thì đều bị an ninh đưa vào tầm ngắm, sách nhiễu chỗ ở, nơi làm việc, trường học (mà lúc này tôi đang là sinh viên kiến trúc), gây áp lực cho gia đình người thân. Điển hình nhất là tôi bị an ninh phường 13 quận Tân Bình xâm phạm nơi cư trú bất hợp pháp một cách thô bạo, mà đoạn hội thoaị của tôi với người tư vấn pháp luật cho mình là LS Phan Thanh Hải (tức Ba Sài Gòn) có đăng trên trang của THTNDC (tập hợp thanh niên dân chủ), ghi lại cảnh trấn áp cuả lực lượng an ninh Việt Nam.

Kết quả nhiều ngày sau đó là mất chỗ ở, bạn gái (lúc bấy giờ) không chịu được áp lực, bỏ việc và về quê khi đang là giáo Viên của trường Việt Úc, học hành thì gián đoạn do liên tục bị sách nhiễu và gia đình thì cấm vận kinh tế sau khi (chiụ áp lực) từ an ninh, hậu quả là về sau tôi không thể theo học hết để lấy bằng. Với muôn vàn áp lực và khó khăn như thế, những khó khăn đến liên tục, điều mà tôi cũng như các bạn khác hẳn không lường hết được, trước khi cất lên tiếng nói lương tâm của mình, cho biển đảo quê hương.

Để đạt mục đích đánh gục ý chí còn non trẻ của những thanh niên nhiệt huyết ngày ấy, chúng không trừ một thủ đoạn nào, điển hình là khủng bố chỗ ở, mà phần đông trong số chúng tôi không chủ động được, một trong những mánh khoé ấy là gây áp lực với chủ nhà.

Dù rất cảm thông cho chúng tôi, nhưng hàng ngày, hàng tuần chủ nhà bị đưa ra tổ dân phố đấu tố vì chứa chấp phản động, trong khi thực tế giữa chúng tôi và chủ nhà chỉ đơn thuần là quan hệ kinh tế, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Dẫu biết không có lý lẽ, khoan nhượng của chế độ này với những người như chúng tôi, nhưng khủng bố, đánh sập kinh tế của chủ nhà, hòng đạt mục đích là điều tôi không tưởng tượng được, bằng việc hàng ngày đứng trước cửa của vài an ninh, sắc phục có , thường phục có, thì chủ nhà không thể làm ăn, buôn bán gì được trước mặt tiền, bên trong thì chẳng một khách thuê trọ nào dám mướn. Bằng việc làm này, sự tử tế của chủ nhà nếu có là chưa đủ, để bao bọc được những người như chúng tôi, thì hẳn phải cần thêm sự hy sinh và lý tưởng. Than ôi! có mấy người?

Chưa hết, cùng với đó là lời đe doạ từ phía an ninh rằng: “mọi thứ còn tồi tệ hơn nữa nếu tôi không dừng lại, mặt khác lắng nghe và hợp tác thì còn có thể cứu vãn”, dù gì họ cũng thương cho cái (lý lịch đẹp) của tôi!

Tôi có chia sẻ với một số bạn bè mà lúc đó tôi cho rằng thân tín nhất, về tình trạng của mình để tìm kiếm sự giúp đỡ. Từ đó tôi cố gắng cầm cự để thích nghi với cuộc sống mới, một Sinh Viên bất đồng chính kiến trong chế độ CS.

Xong, một việc thực sự tồi tệ giờ mới bắt đầu, khi trên trang Công Lý và Sự Thật của Tạ Phong Tần, một sỹ quan An Ninh, được cho là mới ly khai cộng sản và gia nhập hàng ngũ đấu tranh, xuất hiện bài viết với nội dung khái quát rằng: “Kim Duy sau một thời gian sôi nổi tham gia các phong trào sinh viên, nay đã hợp tác với An Ninh, mọi người cần cẩn trọng khi tiếp xúc”. Bài viết dưới dạng bản tin, mà không hề đưa dẫn chứng nguồn nào, bằng chứng gì để đưa ra kết luận như trên, căn cứ vào đâu mà khuyến cáo với cộng đồng?.

Đây là một đòn chí mạng giáng vào tôi, trong lúc bị an ninh bóp nghẹt bao tử, chỗ ở bất định, công việc, học hành bị mất…Không chỉ việc cần sự giúp đỡ để ổn định cuộc sống trước mắt, đang rất cấp thiết của tôi ở bạn bàn bè, cộng đồng với mình bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi một mẩu tin vu khống, bịa đặt, vô căn cứ của chị Tạ Phong Tần trên trang cá nhân của chị ta, đã đẩy số phận của một thanh niên đang hừng hực nhiệt huyết, trong sáng, có phần ngây thơ, đứng trước một thảm cảnh vô vọng, đơn độc. Mà việc làm ấy, nó còn ngăn cản những dự định của tôi có thể làm cho phong trào sinh viên, cho đất nước.

Mọi thứ phải dừng lại, vì danh dự của tôi có thể bị tổn hại, nếu tôi vẫn hăng hái. Tinh thần đoàn kết, khí thế của phong trào sẽ bị ảnh hưởng nếu tôi vẩn dẫn đầu hàng… Nhưng tôi cần phải tham khảo ý kiến của ai đó, một người uy tín, và đáng kính.

Đứng trước khó khăn sinh tử này, tôi liên lạc với anh Điếu Cày, ở anh tôi tìm thấy sự bao dung của một người cha, minh tuệ của của một người thầy, thuỷ chung của một chiến hữu. Qua điện thoại, anh nói sẽ cho tôi một cuộc gặp sẽ tiện hơn, lúc này điện thoại với chúng tôi không còn an toàn nữa.
Chúng tôi đã có một cuộc gặp như thế, tại quán ăn ở cầu Đỏ, Sài Gòn, cùng với anh còn có anh Ba Sài Gòn, anh Uyên Vũ, hai người bạn mà tôi cũng rất quí trọng. Tại đây tôi kể lại mọi chuyện, từ đầu đến cuối cho các anh nghe, hoàn cảnh cuộc sống của tôi lúc này… Nghe xong câu chuyện, các anh rất buồn, xong vẫn dành cho tôi những lời khuyên dứt ruột.

Anh Ba Sài Gòn nói : “Em lặn đi một thời gian, ổn định lại cuộc sống, bình tâm hơn, khi nào có sự kiện thuận lợi thì ra.”
Anh Điếu Cày: “Em nên cẩn thận không mất hết hình ảnh của em mà cả thế giới người Việt biết vào lúc này, tránh xáo trộn không cần thiết, dù lúc này lực lượng đấu tranh rất cần những người như em… nhưng em lo học, và bình tâm lại” .Có lẽ anh cũng biết vào địa vị của tôi lúc đó, cũng khó phản bác lại Tạ Phong Tần mà có hiệu quả, không khéo lại hỏng hết.

Tôi nghe theo lời khuyên của của các anh, cùng với suy nghĩ của mình trước đó, không còn lựa chọn nào khác, tôi chủ động lặng đi một thời gian tìm kiếm sinh nhai, ổn định lại cuộc sống, cũng là lúc tôi tìm hiểu, học hỏi thêm về môi trường trong những người đấu tranh, mà trước đó tôi gần như con số 0, đợi thời điểm thích hợp sẽ lên tiếng.

Nhưng như quí vị biết, sau đó chị Tạ Phong Tần vào tù, mà tôi không thể phản bác, hay tấn công một người vào tù. Với tôi chị ta đến thời điểm này, vào tù cũng vì quyền được biết và được nói như tôi. Thế nên, tôi không thể lên tiếng về nỗi ấm ức của mình bao năm nay, cùng với đó tôi cũng muốn giữ cho mình những hình ảnh đẹp, trọn vẹn về một thời trai trẻ, nhiệt huyết, bên những người bạn tử tế, nghĩa tình như anh Điếu Cày, Ba Sài Gòn, Thiên Sầu, Uyên Vũ,chị Hổ, Phan Nguyên, Hùng Nhạc, Ngô Quỳnh,Nhất, Đông A, Ăn Mày Nhìn Đời….
Để sau này, tôi có thể không xấu hổ, khi đứng trước câu hỏi cuả con mình rằng: “Bố đã làm gì lúc đó, khi Tàu Khựa xâm lấn quê hương”.

Đó là câu trả lời tại sao, Kim Duy biến mất, tại sao tôi lại im lặng trong suốt 10 năm qua, khi mình là nạn nhân đầu tiên, trong thói quen đánh phá, bôi bẩn vô căn cứ của chị Tạ Phong Tần.

Nhưng hỡi ơi, tôi chỉ là khởi đầu cho hàng dài những nạn nhân khác cuả Chị. Sau tôi, trước khi vào tù chị ấy cũng kịp bới móc chuyện tài chính không sòng phẳng với Chị ấy, của anh Lê Trần Luật. Một luật sư tài năng, đang nổi lên như lá cờ đầu của giới luật sư vào thời điểm đó, để đòi, bảo vệ dân quyền cho người dân, điển hình qua vụ bảo vệ quyền lợi cho giáo sứ và con chiên Thái Hà. Không ngoại lệ, anh cũng bị đánh phá dữ dội, mất chứng chỉ hành nghề, bị vu khống quịt tiền cùa khách hàng dàn dựng nào đó…

Đang đứng trước sự trấn áp của an ninh, đến kiệt quệ. Từ một luật sư thành đạt, có văn phòng riêng, tới mức phải sống nhờ vào thu nhập ít ỏi của vợ, mà trước đó khi làm ăn được, cũng cưu mang chị Tạ Phong Tần khi chị khó khăn về công việc, nhận chị vào tập sự tại văn phòng luật của mình. Hẳn anh Luật cũng không tưởng tượng được, người mà mình vừa cưu mang, có thể quay ra đánh phá mình như vậy.
Giống như tôi, anh Luật cũng bị đòn vào thời điểm mà không thể chống đỡ, hoặc cũng chẳng muốn chống đỡ nữa…

Nếu không có những người hồ đồ, cảm tính, đánh phá vô lối. Nếu cộng đồng tỉnh táo, trách nhiệm thì hẳn ngày đó tôi có thể vượt qua. Nếu không có những người sống quên ơn, bạc nghĩa, nếu cộng đồng thấu hiểu mà trọng nhân tài. Thì tôi tin rằng, đất nước, phong trào còn nhận được nhiều hơn từ những người đấu tranh chân chính.

Tôi nghe nói, còn rất nhiều nạn nhân nữa của chị Ta Phong Tần, mà lạ thay là nó thường đến vào lúc họ đang là tâm xoáy của dư luận, họ đang dễ bị tổn thương nhất.

Nhưng có nằm mơ, tôi cũng không nghĩ có ngày chị Tần lại đụng đến anh Điếu Cày, tới mức này thì có muốn yên thân, tôi cũng không thể im lặng được nữa.
Bằng việc tấn công anh Điếu Cày, chị Tần đã tấn công vào một người có hình ảnh lớn, chủ nhiệm của CLB nhà báo Tự Do, nhân vật là biểu tượng cho bước ngoặt lịch sử mà tôi phân tích ở đầu bài viết, con người mà sinh hoạt, nhân cách, ý chí của anh là cảm hứng, là động lực khơi nguồi cho phong trào giới trẻ quốc nội.
Chính anh, blog Điếu cày, người đã tiên đoán trước được thời cuộc, hình tượng ra sinh hoạt không gian mạng ngày hôm nay của chúng ta, khi là người đặt khái niệm nền móng nhà báo Công dân, ý tướng từ những năm 2006, hối thúc thành lập CLBNBTD.
Người mà giới đấu tranh trong nước kỳ vọng, sẽ là cầu nối cho trong và ngoài, công việc xưa nay vẫn chưa có người đủ tầm đảm nhận, trong khi nó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, vì sao phong trào này vẫn còn đơn lẻ, vì sao trong ngoài vẫn chưa phối hợp được nhịp nhàng, hầu phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả Dân tộc.

Người mà lẽ ra chị ta phải hết sức mang ơn khi nhận chị ta vào CLB của mình, CLB mà anh với cộng sự dày công xây dựng uy tín, với lý lịch một an ninh CS, được cho là vừa ly khai khó đứng vững khi gia nhập làng đấu tranh, vốn rất nhiều bài học đắng cay về sự cài cắm nếu không gia nhập CLB uy tín của anh Điếu Cày.
Chưa hết, anh còn cưu mang chỗ ở cho chị ta khi mà biết bao người đấu tranh khác phải tự chống chọi với việc làm và nơi ở.

Cùng kịch bản, giống tôi và anh Luật, bởi chị Tần biết nạn nhân của mình đang ở vị trí, nếu tấn công sẽ dễ bị tổn thương, chị Tần tấn công anh Điếu Cày vào đúng lúc khó khăn về tính chất nhậy cảm cuả lá cờ.
Khi buộc phải sang HK, anh Điếu hẳn đã hiểu rằng giờ đây, không chỉ anh cần hoà mình vào cộng đồng tị nạn cộng sản, đồng bào máu thịt yêu thương của mình, cùng sống và đấu tranh với họ, mà còn giữ mình ở vị thế thuận lợi nhất, vị thế mà những đồng hương tị nạn cộng sản sau 1975 khác, khó đảm nhận được. Đó là một người sinh ra trong dòng chảy nổi trôi với vận nước, ở ngoài Bắc.Vị thế của một tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, vì một khát khao tự do, phú cường cho đất nước, trong một đất nước 94 triệu dân với 70% là người sinh sau năm 1975.

Anh phải là anh, là nhân vật mà trong nước kỳ vọng là chất keo để kết dính tất cả. Anh phải là người lính để nói với các bạn đồng ngũ rằng, yêu nước không phải là yêu chế độ, người lính không phải là người cộng sản. Anh phải là một người lính, để anh nói với người trẻ rằng, nhiệm vụ của người lính là baỏ vệ lãnh thổ, bảo vệ dân. Anh phải là người trong nước, không phải là người yêu lá cờ vàng từ nhỏ, để nói với những người trẻ sinh sau 1975, không biết gì về cờ vàng rằng, chúng ta có một cộng đồng người Việt lớn, những người vì lý tưởng tự do mà ra đi, vẫn đau đáu nhìn về Tổ quốc. Cộng đồng nơi anh đang may mắn được sống, đều yêu thương anh, và sẵn sàng đùm bọc anh, khi anh đi cùng họ và cùng chung ước mơ Việt Nam Tự Do.

Chị Tần cố gán ghép một cách gượng ép cho anh liên hệ với lá cờ đỏ, hòng hạ uy tín cuả anh, mặc cho anh chỉ là một quân nhân nghĩa vụ. Vị trí mà bất cứ thanh niên nào khi đất nước có chiến sự dưới chế độ này cũng phải tòng quân, bất chấp sự thật rằng anh Điếu Cày và sau này chiến tranh với Campuchia, con em VNCH cũng bị bắt lính, đều là đi nghĩa vụ bắt buộc, trong khi chị Tần học an ninh là tình nguyện, là yêu thích….

Sau cùng, tôi kêu gọi cộng đồng sáng suốt, đoàn kết để đùm bọc hỗ trợ những con người có lý tưởng, không chỉ vì sự nhẹ dạ, nhìn nhận phiến diện, thành kiến vô lý mà qui chụp vô cớ cho người đấu tranh chân chính. Mà sự sáng suốt ấy còn góp phần bảo vệ cộng đồng, đập tan những âm mưu phá hoại. Tránh việc mất đi những người con ưu tú, như trong quá khứ đã xảy ra, làm tổn hại đến tiến trình dân chủ hoá Việt Nam, là một sự tàn nhẫn với những người phải bỏ nước ra đi, nay không còn nhiều thời gian nữa.

Và với chị Tần, 10 năm đã qua đi, tôi không còn giận nữa, chắc chị cũng đã quên, giống như chị quên đi những tình nghĩa của anh em Sài Gòn những ngày tháng đó. Nhưng chị nên nhớ một điều rằng, mẹ chị đã mất vì tự thiêu, sau khi chị đi tù vì quyền được nói của mình, mặc cho dù trực tiếp cụ nhà mất vì phẫn uất bản án oan sai cuả con cụ phải chịu, hay do việc nhà xảy ra nhiều, quá lớn, mà cụ không trông cậy vào đâu được, khi đứa con đã trưởng thành lại đang trong lao tù. Thì cái chết ấy của bà cụ là một cái giá rất đắt mà chị phải trả, cho việc dấn thân cuả mình.

Vậy nên, những mong chị tỉnh táo, đừng vì ngộ nhận nhất thời, bốc đồng khi bị kích động, nhìn nhận sự việc sai lệch, quay ra đánh phá anh em mua vui cho thiên hạ, để nhận được những tán dương rẻ tiền, điều không xứng với mất mát không gì bù đắp được của thân mẩu chị. Mà có báu gì những tán dương của đám kền kền ấy, không tin chị hãy ghi lại những nickname, những comment hò reo theo chị, đám ấy một ngày không xa sẽ lại quay ra cắn chị thôi, bởi chúng thích những sinh linh nhỏ bé, yếu ớt và xác người. Còn những anh em thực sự họ xót xa khi thấy chị đánh phá anh em, gây náo loạn cộng đồng.

Một lần nữa, sau tất cả những gì đã xảy ra, tôi vẫn tin chị là người đấu tranh,không phải giả dạng, như nhiều người vì giận chị quá mà nói. Nhưng khẳng định rằng, chị đã đi quá xa.
Đừng tự tách mình ra khỏi con đường thay đổi Việt Nam tốt đẹp hơn, không thể đảo chiều và sắp đến đích

Kim Duy

Bài liên quan :

SỰ THẬT VỀ BÀI VIẾT CỦA CÔ TẠ PHONG TẦN
Còn mong nỗi gì?
CHUYỆN MƯỜI NĂM TRƯỚC VỀ CHỊ TẠ PHONG TẦN
266560cookie-checkCHUYỆN MƯỜI NĂM TRƯỚC VỀ CHỊ TẠ PHONG TẦN