Phân tích chuyến thăm Vũ Hán của Tập Cận Bình: Ông Tập đang bị nội bộ đảng cô lập

0
454

Trung Cộng che đậy tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán, đàn áp “người thổi còi”, nội bộ thể chế của Trung Cộng tâm lý bất mãn ngày một tăng cao. Gần đây, cá nhân Tập Cận Bình không ngừng nhấn mạnh rằng bản thân ông từ ngày 7 tháng 1 đã “đưa ra yêu cầu” đối với việc phòng chống dịch bệnh, nếu điểm lại những trang tin của truyền thông nhà nước, lần đầu tiên Tập Cận Bình nhắc đến tình hình bệnh dịch là vào ngày 20 tháng 1, vậy thì đằng sau những lời nói này của ông còn ẩn giấu những bí mật gì? Gần đây Tập đã có chuyến thị sát ở Vũ Hán, có phân tích cho rằng, bản thân ông đang bị cô lập trong nội bộ đảng.

Bài viết trên mạng của thái tử Đảng “Nhậm Chí Cường” đả phá Trung Cộng

Ngày 6 tháng 3, một bài viết do một nhân vật lấy tên là “Nhậm Chí Cường” đã được lưu truyền trên mạng. Mở đầu, bài viết này nói rằng ngày 19 tháng 2 năm 2016, “Tôi” đã đăng lại bức ảnh “Đài truyền hình dòng họ Đảng – CCTV” và chèn thêm một đoạn bình luận “Khi tất cả các kênh truyền thông đều mang họ Đảng và không đại diện cho lợi ích của nhân dân, thì nhân dân sẽ bị vứt vào góc tối quên lãng”, chỉ vậy thôi mà tôi đã bị đưa vào diện theo dõi trong nội bộ Đảng đến một năm.

Tiếp đó, bài viết này còn đặt ra nghi vấn Trung Cộng trong công tác phòng chống dịch bệnh “có ý đồ dùng các loại thành tích vĩ đại để che đậy chân tướng sự thật, như thể bệnh dịch lần này chỉ thực sự bắt đầu sau khi có “chỉ thị” vào ngày 7 tháng 1 vậy. Thế thì tháng 12 năm 2019 đã xảy ra sự việc gì? Tại sao không kịp thời công bố tin tức? Tại sao vào ngày 1 tháng 1 lại có bản tin trên Đài truyền hình trung ương (CCTV) nói rằng phải truy tố 8 người phát tán tin đồn? Tại sao lại có lời cảnh báo vào ngày 3 tháng 1? Tại sao lại thông báo với Mỹ về tình hình dịch bệnh vào ngày 3 tháng 1? Tại sao không nhắc đến những nguy cơ đã xảy ra trước ngày 7 tháng 1? Tại sao chỉ thị từ ngày 7 tháng 1 không được công bố ra xã hội? Đến nay vẫn chưa công bố hết! Tại sao sao ngày 7 tháng 1 lại mở nhiều cuộc họp mang tính tụ tập trên toàn quốc? Tại sao còn ra nước ngoài công du? Còn đánh trống khai xuân ở Vân Nam?…”.

“Nguyên nhân gây ra dịch bệnh có lẽ vẫn chưa điều tra ra được nhưng sau khi dịch bệnh xảy ra cũng không cho dân chúng biết thông tin kịp thời, lại còn chuyện “trên không lệnh thì dưới không làm”. Thêm vào đó, “truyền thông dòng họ đảng” không đưa tin và cũng không có tự do ngôn luận, nay lại thêm chuyện phải nghiêm túc xử lý tội “mượn thời cơ công kích làm xấu tình hình”!”.

“Trong dịch bệnh lần này, có thể nhìn thấy một hiện thực là đảng đang bảo vệ quyền lợi của đảng, quan thì đang bảo vệ quyền lợi của quan, vua thì chỉ đang bảo vệ cái vị trí và quyền lợi ‘hạt nhân’”. Bài viết này chỉ ra rằng, chính vì cái thể chế này của Trung Cộng nên mới không công bố sự thật và chân tướng, ngược lại còn dùng phương thức chụp mũ “lời đồn”, hạn chế và ngăn chặn sự thật truyền đi, khiến bệnh dịch phát tán không kiểm soát được.

Nhậm Chí Cường là “thái tử Đảng” của Trung Cộng, cha của nhân vật này là Nhậm Tuyền Sinh từng đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc.

Hiện nay vẫn chưa thể khẳng định bài viết được tung ra trên mạng này có phải là của Nhậm Chí Cường hay không. Có điều đáng ngạc nhiên là từ lúc xuất hiện cho đến nay, bài viết đã được lan truyền qua 3 ngày mà vẫn chưa thấy Nhậm Chí Cường ra mặt đính chính.

Quan chức trong thể chế viết bài cảnh báo

Ngày 6 tháng 3, chuyên gia trong thể chế Trung Cộng, bà Chúc Hoa Tân thuộc Uỷ ban Thường vụ Hội Nghiên cứu Cải cách Thể chế Kinh tế của Trung Cộng, đã đăng bài viết trên trang mạng tài chính Caijing, nói rằng cần phải xem trọng tác dụng của “người thổi còi”.

Bài viết nói rằng, Trung Cộng từ lúc xây dựng chính quyền cho đến nay đã trải qua “một số trắc trở”, chủ yếu là bởi không lắng nghe và tiếp nhận những “dự báo được đề xuất từ các nhân sĩ có hiểu biết” trong và ngoài đảng, cuối cùng đã phạm phải sai lầm lịch sử to lớn.

Bài viết đưa ra dẫn chứng rằng giới lãnh đạo cấp cao từng phán đoán sai lầm hình thế và tâm ý của nguyên soái Trung Quốc Bành Đức Hoài. Bức thư của Bành Đức Hoài đã bị chụp mũ là “vạn ngôn thư” dẫn đến việc nguyên soái kỳ cựu này bị bãi chức và thất sủng, toàn đảng tiến hành đấu tranh “chống hữu khuynh” để tất cả quan chức ý thức được sai biệt trong cuộc “đại nhảy vọt” phải nín thở qua cơn.

Bài viết còn dẫn văn kiện nội bộ của Trung Cộng: “Nếu nói dối để có thể đạt được địa vị vinh dự, nếu dùng lời dối trá để che đậy bỏ qua sự việc nghiêm trọng hoặc đạt được mục đích cá nhân gì, nếu dung túc hoặc ép cấp dưới phải nói dối, đều phải bị kỷ luật đảng.”

Bình luận viên thời sự Lý Lâm Nhất bày tỏ, trang mạng Caijing – nơi đăng tải các bài viết của bà Chúc Hoa Tân – vốn có liên hệ mật thiết với ông Vương Kỳ Sơn, bản thân Vương Kỳ Sơn chính là một trong những thái tử đảng. Lại thêm một người có xuất thân thái tử đảng nữa là Nhậm Chí Cường, tựa như đang xuất hiện xu thế thái tử đảng bắt đầu công khai chất vấn chính quyền Bắc Kinh.

Bài viết của học giả làm rúng động chính quyền Bắc Kinh

Dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu bạo phát vào ngày 1 tháng 12 năm 2019, trung tuần tháng 12 đã xuất hiện lây nhiễm người sang người. Nhưng, Trung Cộng vẫn rêu rao là “phòng được chống được”, không có việc “người truyền người”, lừa gạt dân chúng. Đồng thời, chính quyền Vũ Hán đã tiến hành bắt giữ 8 bác sỹ và những cư dân mạng truyền đi tin tức về dịch bệnh, nhằm dập tắt thông tin. Đến ngày 23 tháng 1, sau khi dịch bệnh tràn lan, các cơ quan chính quyền lại lựa chọn những phương pháp cực đoan, cắt đứt giao thông tại Vũ Hán, phong tỏa hơn 9 triệu dân trong nội thành.

Hành vi của Trung Cộng bất chấp sự sống chết của người dân đã dấy lên sự bất mãn của người Trung Quốc, họ lần lượt lên tiếng chất vấn các quan chức có liên quan, yêu cầu người lãnh đạo từ chức và xin lỗi. Trong số những người lên tiếng thì ông Hứa Chương Nhuận và Hứa Chí Vĩnh là hai trường hợp điển hình.

Như cựu giáo sư đại học hàng đầu Trung Quốc – Đại học Thanh Hoa – Hứa Chương Nhuận vào tháng 2 đã đăng tải bài viết Khi người dân phẫn nộ không còn sợ hãi, phê phán chế độ, chỉ trích sự vô năng của chế độ, đặc biệt là cái chính thể “đạo đức bại hoại” chỉ chăm chút vào việc “giữ giang sơn” cho riêng mình mà đặt hàng trăm triệu dân chúng vào tai họa liên miên, khiến cho nhân họa còn lớn hơn thiên tai, trong khi đạo đức của chính thể lộ ra tình trạng hủ bại mọi mặt, cũng là lúc sự suy yếu của thể chế đến mức chưa từng có.

Ông Hứa Chương Nhuận chỉ ra, sự phẫn nộ của dân chúng đã như ngọn núi lửa phun trào, những người dân phẫn nộ đã không còn sợ hãi nữa.

Ngoài giới học giả, văn nhân ngự dụng của Trung Cộng như Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đại học Phúc Đán Trương Duy Vi cũng có bài viết lên tiếng thay cho “người thổi còi” Lý Văn Lượng, đồng thời phê bình quan chức Trung Cộng chỉ biết dối trá.

Trương Duy Vi là người thuộc cánh tả và theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, trước giờ là người kiên định biện hộ cho Trung Cộng, lần này chính bản thân bà cũng có sự chuyển biến thái độ đối với Trung Cộng.

Phân tích chuyến công du đến Vũ Hán của Tập Cận Bình: Tập đang bị nội bộ cô lập

Ngày 10 tháng 3, Tổng bí thư Tập Cận Bình đến Vũ Hán thị sát, đây là chuyến thị sát đầu tiên của ông Tập đến tâm dịch Vũ Hán kể từ thời điểm dịch bệnh bùng phát từ tháng 12 năm ngoái đến nay.

Video được cung cấp từ một người dân trong lòng Vũ Hán: Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đến thị sát Vũ Hán cùng một đoàn tùy tùng hộ tống vào ngày 10/3

秦鹏@shijianxingzou

這是習近平要視察的東湖庭院小區。
当地居民披露,习近平去之前,武汉东湖這边居民发了肉,其他地方没有。
为了防范出现孙春兰那种「假的,假的,都是假的」事故,提前安排大批安保進入居民家中看著

Embedded video

1,672 people are talking about this

Trước đó, tạp chí chính trị Cầu Thị của Trung Cộng đã đăng tải bài viết vào ngày 15 tháng 2 nói rằng, Tập Cận Bình vào ngày 7 tháng 1 đã chủ trì cuộc họp của Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị, đồng thời “đề ra yêu cầu” đối với công tác phòng chống dịch.

Ngày 23 tháng 2, trong hội nghị trực tuyến có 170.000 người tham gia, ông Tập Cận Bình lại nhắc đi nhắc lại “từ ngày 7 tháng 1 cho đến nay, tôi…”, tiếp đó truyền thông nhà nước cũng thường xuyên nhắc đi nhắc lại cụm từ này.

Bài bình luận của đài phát thanh Pháp RFI cũng cho rằng, theo lý mà nói, với vai trò Tổng Bí thư đã có bộ máy truyền thông bề thế chống lưng thì không nhất thiết lãnh đạo phải tự mình ra mặt nhắc đi nhắc lại, dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất để giải thích tới lui. Từ mốc thời gian ngày 7 tháng 1, “tôi” đã làm việc gì, “tôi” đã chủ trì mở cuộc họp chuyên môn nghiên cứu phòng chống dịch bệnh bao nhiêu lần. Ẩn đằng sau đó rốt cuộc đã xảy ra vấn đề gì?

Bài bình luận trên nói rằng, chỉ cần xem qua những lời phát biểu của các lãnh đạo Trung Quốc thì cũng rất ít khi thấy chuyện tương tự như vậy xảy ra với các đời lãnh đạo trước. Tập Cận Bình chuyên quyền như vậy, thế lực mạnh thế, tại sao phải có hành động đó?

Nhà bình luận thời sự Trung Quốc Lý Lâm Nhất phân tích rằng, tháng 12 là thời điểm dịch viêm phổi Vũ Hán chính thức được phát hiện, nhưng vì sao đến bây giờ ông Tập đột nhiên phải đến Vũ Hán? Vì sao truyền thông nhà nước phải nhắc đi nhắc lại những chỉ thị của ông Tập vào ngày 7 tháng 1? Suy đoán hợp lý nhất là đại dịch lần này đã khiến mâu thuẫn nội bộ Trung Nam Hải ngay càng căng thẳng kịch tính. Ông Tập trong nội bộ đảng đã bị cô lập, áp lực nội bộ rất to lớn.

Ông Lý cho rằng ông Tập đã trở thành một “cô gia quả nhân” trong nội bộ Trung Cộng. Giang phái thì đang rình rập tứ bề, phần tử tham nhũng thì đang nhìn ông Tập mà cười nhạo, những quan chức thuộc “Tập phái” chỉ biểu hiện lòng “hiếu trung” trên đầu môi chót lưỡi hòng tranh thủ được chức vị cao hơn, không ai thành tâm thật ý với ông ấy. Các quan chức đã nhìn thấy rõ sự thật viễn cảnh con thuyền Trung Cộng bị đánh chìm, cũng nhìn thấy dù ông Tập có cực lực bảo vệ đảng cũng vô dụng, là hành vi rất ngu ngốc.

“Đại quốc chống dịch” lên kệ – Vương Hỗ Ninh bị báo cáo

Trong khi bệnh dịch vẫn đang tiếp diễn, Ban Tuyên truyền Trung ương vào ngày 26 tháng 2 đã phát hành một cuốn sách mang tên “Đại quốc chống dịch”, tâng bốc Tập Cận Bình, nhào nặn cái gọi là “tính chất tiên tiến của chủ nghĩa xã hội”, v.v… Cuốn sách được chính thức lên kệ chào bán trên trang mạng mua bán Dangdang tại đại lục vào ngày 27 tháng 2 đã lập tức hứng chịu những lời phê bình dữ dội từ truyền thông nước ngoài, các chuyên gia, học giả và cư dân mạng.

Ngày 1 tháng 3, cuốn sách này đã bị đình chỉ bày bán. Trên một số trang mạng mua bán chủ chốt ở đại lục như Taobong, Dongjing, Suning, Dangdang, v.v… đều không còn hiển thị những thông tin liên quan đến cuốn sách này.

Cùng lúc đó, một cư dân tại Bắc Kinh là Tiết Phù Dân đã dùng tên thật thông qua mạng internet để tố cáo Vương Hỗ Ninh – Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Cộng – người đóng vai trò chủ đạo trong việc xuất bản cuốn sách “Đại quốc chống dịch”, nói rằng ông ta thiếu sự quan tâm đến nhân dân, đáng phải bị truy cứu trách nhiệm chính trị.

Vương Hỗ Ninh hiện là người phụ trách cao nhất trong bộ máy tuyên truyền nhà nước Trung Quốc.

Truyền thông Hồng Kông bình luận, trong khi tình hình dịch bệnh vẫn vô cùng khắc nghiệt, thi thể của hàng ngàn người vẫn chưa được yên nghỉ, hàng vạn người bị cảm nhiễm, tâm lý của người dân trên toàn quốc vẫn chưa dứt bàng hoàng, khắp nơi là cảnh vườn không nhà trống, kinh tế Trung Quốc phải khởi đầu lại từ con số không, thế mà hệ thống tuyên truyền lại nôn nóng “lấy tang sự để làm việc hỷ”, nịnh bợ tâng bốc, viết sách tự khen, hành vi này giống như đặt người lãnh đạo cấp cao lên lò lửa mà đốt, cái tâm lý lệch lạc ấy khiến người khác khó mà chấp nhận, là một dạng “hạ cấp” điển hình.

Ngày 29 tháng 2, tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán vẫn dữ dội không dứt nhưng Nhân dân Nhật báo lại giật tít trên trang đầu “Từng ngày trôi qua thật ngọt ngào”, khiến cư dân mạng Trung Quốc thêm một phen dậy sóng.

Sự phẫn nộ của dân chúng đối với Trung Cộng

Ngoài quan chức và học giả, dân chúng đại lục cũng công khai phản đối Trung Cộng. Phó Thủ tưởng Trung Quốc Tôn Xuân Lan khi đến thị sát tại tâm dịch Vũ Hán đã gặp phải sự phản đối của dân chúng địa phương, Bí thư Thành ủy Vũ Hán Vương Trung Lâm hiệu triệu “biết ơn Tập Cận Bình” cũng bị chỉ trích, dự thảo “Điều lệ cư trú vĩnh viễn dành cho người nước ngoài” được Trung Cộng đưa ra cũng vấp phải sự phản đối.

Ngày 5 tháng 3, khi Phó thủ tưởng Trung Quốc Tôn Xuân Lan đi thị sát tại tiểu khu chung cư Khai Nguyên, xã khu Thúy Viên, khu Thanh Sơn thuộc thành phố Vũ Hán, dân chúng ở tiểu khu này đã phẫn nộ và la lớn từ cửa sổ là “giả dối, giả dối, toàn bộ đều là giả dối”, tiếng la vang vọng, phản đối việc chính quyền địa phương lừa gạt về việc cung cấp vật tư.

Theo nguồn tin cho biết, tiểu khu mà bà Tôn Xuân Lan thị sát là một tiểu khu kiểu mẫu theo tiêu chuẩn của chính quyền. Bà Tôn vừa đặt chân đến đã gặp phải sự phản đối của dân chúng nên đã lập tức rời đi.

Ngày 5 tháng 3, Bí thư Thành ủy Vũ Hán Vương Trung Lâm hạ lệnh yêu cầu cán bộ và thị dân triển khai “giáo dục lòng biết ơn”, “biết ơn Tổng Bí thư, biết ơn đảng cộng sản, nghe lời đảng nói, theo bước đảng đi”, v.v… Tin tức này đã được tờ Trường Giang nhật báo đưa tin vào ngày 7 tháng 3, lập tức sau đó đã hứng chịu nhiều hòn tên mũi đạn từ dư luận. Trong cùng ngày, tờ Trường Giang nhật báo buộc phải gỡ bỏ những lời phát biểu của Vương Trung Lâm, diễn đàn trên Weibo cũng phải gỡ bỏ.

Trước đó ngày 27 tháng 2, Trung Cộng lại cho công bố dự thảo “Điều lệ quản lý lưu trú vĩnh viễn của người nước ngoài” cũng bị dư luận phản đối kịch liệt. Sau đó, Trung Cộng bất đắc dĩ phải công khai bày tỏ thái độ “lắng nghe nhân dân”.


Bài viết của tác giả Zhang Dun thuộc chuyên mục phân tích chính sự của Epoch Times Hoa ngữ và là một trong những bài viết được đọc nhiều nhất trong tuần qua. Thiên Thảo’s Blog biên dịch. 

Ảnh nền: Ảnh chụp video bản tin của CCTV về việc ông Tập Cận Bình đến thăm Vũ Hán vào ngày 10/3 trên đường phố Bắc Kinh. (Kevin Frayer / Getty Images)

522540cookie-checkPhân tích chuyến thăm Vũ Hán của Tập Cận Bình: Ông Tập đang bị nội bộ đảng cô lập