Saturday, July 27, 2024
HomeDU LỊCHBLOGNghị định 29 của chính phủ và một ví dụ khó hiểu...

Nghị định 29 của chính phủ và một ví dụ khó hiểu về nhân sự.

Thanh Hieu Bui

Ngày 13 tháng 3 năm 2024 tiểu ban nhân sự đại hội đảng CSVN họp phiên đầu tiên bàn đến việc chuẩn bị nhân sự cho đại hội 14 dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 1 năm 2026.

Trong phát biểu của ông Trọng, tổng bí thư có đoạn.

– Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, luân chuyển, bằng cấp, danh hiệu, thành tích và chạy tội tuy được ngăn chặn nhưng chưa bị đẩy lùi, trong đó có cả những cán bộ cao cấp. Cần phải chống tư tưởng cục bộ, địa phương, cánh hẩu hay lợi ích nhóm.

Vài ngày trước, nghị định 29 năm 2024 của chính phủ đã được ban hành cụ thể về quy định tiêu chuẩn cán bộ, rõ ràng từ cấp thứ trưởng cho đến phó phòng của sở. Thời hạn quy định trong nghị định 29 rất rõ ràng,  phải làm chuyên viên 3 năm mới lên phó phòng cấp sở, làm phó  và kinh nghiệm 5 năm mới được làm trưởng phòng cấp sở. Tức từ chuyên viên mất 3 năm lên phó, thêm 2 năm nữa mới đủ tiêu chuẩn là trưởng phòng cấp sở. Tiếp tới lên phó phòng cấp bộ, trưởng phòng cấp bộ, rồi phó vụ trưởng…thời gian qua mỗi chức cứ tầm thêm 2 năm.

Ảnh bài báo về trường hợp Nguyễn Tiến Khoa

Từ một chuyên viên đến chức vụ trưởng thuộc bộ hay ngang bộ cũng tầm 15 năm năm công tác chuyên môn trong ngành, không có tai tiếng tỳ vết , khuyết điểm gì.

Quy định của đảng và chính phủ, nhà nước, quốc hội đều rất cụ thể, rõ ràng, mạch lạc công tác cán bộ. Ông Tổng bí thư cũng rào trươc về tình trạng cục bộ, địa phương, cánh hẩu.

Nhưng tin chắc vẫn có những kẻ lọt qua những quy định trên, chính bản thân ông Trọng là người đứng đầu đảng dù có chuyên ngành xây dựng đảng, có kinh nghiệm cũng phải thừa nhận chưa đẩy lùi được tình trạng này.

Ví dụ về trường hợp Nguyễn Tiến Khoa ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, chỉ một năm từ khi nạp đơn xin được nhận về ban chỉ đạo này, ông Khoa đã lĩnh chức phó phòng,  sau ông Nguyễn Tiến Khoa thành vụ phó. Tức chỉ sau 20 tháng từ khi được tuyển dụng, ông Nguyễn Tiến Khoa đã thành vụ phó một cơ quan ngang bộ. Cùng trường hợp với ông là Vũ Huy Hoàng mất 15 tháng để giữ chức vụ phó.

Sai phạm chi tiêu 100 tỷ và việc bổ nhiệm nhân sự trái quy định đã khiến phó ban chỉ đạo Tây Nam Bộ Nguyễn Phong Quang bị kỷ luật và ban này bị giảỉ thể. Dư luận lúc đó chỉ đổ dồn vào trường hợp của Vũ Huy Hoàng, do là con trai của một đại gia.

Còn Nguyễn Tiến Khoa đã nhanh chân chạy trước, khi vừa nhận chức vụ phó một năm, năm 2016 Khoa nạp đơn xin công tác về mặt trận tổ quốc Việt Nam. Khoa được mặt trận tổ quốc Việt Nam nhận ngay lập tức và phân công làm trợ lý cho ông Trần Thanh Mẫn, lúc này ông Mẫn là phó chủ tịch, tổng thư ký mặt trận tổ quốc Việt Nam. Năm 2017 ông Mẫn làm chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam. Đến năm 2021 ông Mẫn vào Bộ Chính Trị và giữ chức phó chủ tịch quốc hội.

Nguyễn Tiến Khoa theo chân ông Mẫn, giờ thành trợ lý uỷ viên BCT, vụ trưởng đảng đoàn quốc hội. Hàm tương đương thứ trưởng.  Quá trình từ chuyên viên đến hàm thứ trưởng mất chưa đầy mười năm của Nguyễn Tiến Khoa là một điều quá bất thường. Đặc biệt bất thường là Khoa đã một lần vướng tai tiếng về bổ nhiệm ở Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ, khiến dư luận bức xúc chỉ mới vài năm trước.

Ảnh bài báo về trường hợp Nguyễn Tiến Khoa và ảnh vụ trưởng Nguyễn Tiến Khoa đeo Patek mặc áo sơ mi xanh nhạt ngồi ở quốc hội.

RELATED ARTICLES

2 COMMENTS

  1. Thank you for your message! It seems like you’re referring to the repetitive nature of the comments provided earlier. If you have any specific questions, topics, or concerns you’d like to discuss, please feel free to share them. Whether it’s about technology, science, literature, or any other subject, I’m here to assist you. Just let me know how I can help you further!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular