Saturday, July 27, 2024
HomeDU LỊCHBLOGChuyện tình núi Hương Sơn (phần 5)

Chuyện tình núi Hương Sơn (phần 5)

Bùi Thanh Hiếu

Nói qua về đại đức Thích Viên Thành, ông đi tu từ tuổi thiếu niên, đến năm 1976 được cử đi học trung cấp Phật Giáo ở chùa Quán Sứ Hà Nội,  học lớp Cao Cấp Phật Giáo ở thành phố HCM.

Đại đức Thích Viên Thành có chân trong hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tây, ông được đảng và nhà nước tặng thưởng nhiều huân huy chương như huân chương lao động hạng 3, huy chương vì sự đại đoàn kết của dân tộc….

Thích Viên Thành là đệ tử của đại đức Thích Thanh Chân.

Đại đức Thích Thanh Chân là người yêu nước nồng nàn, cụ tham gia mặt trận Việt Minh, là uỷ viên thường trực  Liên Khu 3, phó chủ tịch mặt trận tổ quốc tỉnh Hà Sơn Bình ( tên cũ 3 tỉnh ghép lại).

Trước đời đại đức Thích Thanh Chân là đại đức Thích Thanh Tích trụ trì chùa Hương. Đến kháng chiến chống Pháp nổ ra, quân Việt Minh thường lẩn trốn trong chùa, khiến giặc Pháp mấy lần tấn công đốt phá chùa.  Đại đức Thích Thanh Tích thấy Thích Thanh Chân cũng tham gia Việt Minh làm liên luỵ đến chùa, ngài ngại va chạm với thế tục, nên nhường quyền trụ trì chùa Hương cho đệ tử đồng hương Nam Định là Thích Thanh Chân, năm 1947 ngài về ngôi chùa làng ở Nam Định.

Nói thẳng ra rằng đại đức Thích Thanh Tích không theo cách mạng và cách mạng cũng không ưa ngài. Vì thế ngài ” phải” rời bỏ chùa Hương.

Chùa Hương sau đó do những vị sư theo cách mạng, theo đảng làm trụ trì và những vị này được tặng thưởng nhiều huân huy chương, được chức sắc trong hội đồng nhân dân tỉnh, mặt trận tổ quốc.

Một lịch sử chặt chẽ về tính  truyền thống cách mạng như vậy !

Liệu người ta có chọn bừa một thanh niên thất tình đi tu để thành kế nhiệm truyền thống cách mạng của các vị đi trước, ở vị trí quan trọng trong lĩnh vực tôn giáo, tư tưởng, văn hoá không ?

Đương nhiên là không.

Nhưng thời nay đâu phải thời kháng chiến mà dễ lựa chọn người có tinh thần cách mạng yêu nước nồng nàn.

Người ta đã chọn được một kẻ dính đến vụ án chết người, gọi đến và đưa ra yêu cầu. Một là đi tu để thực hiện công cuộc chiếm lĩnh tư tưởng văn hoá của đảng, hai là vào tù vì tội kích động người khác phạm tội.

Nguyễn Nam Sơn bất đắc dĩ thành kẻ tu hành suốt cuộc đời

Nguyễn Nam Sơn bất đắc dĩ thành kẻ tu hành suốt cuộc đời, anh ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, mà không tốt thì cũng chẳng được, hồ sơ vụ án cô Hồng luôn được nhắc nhở anh.

Lúc mới đi tu, vụ án chưa ngã ngũ. Thích Minh Hiền cứ đến ngày 8 tháng 3 âm lịch lại về Nam Định dự giỗ cô Hồng. Đến khi án xử đã xong, tất cả hồ sơ đã khép lại. Sư Hiền thôi không về giỗ người yêu nữa,  ông đã thở phào khi thấy cục an ninh văn hoá đã giữ lời cam kết.

Phần đời của ông tiếp theo là diễn trọn vai một nhà sư như tổng cục an ninh yêu cầu.

Có người xuất gia nào vì thấu hiểu lẽ đời, vì ngộ ra chân lý mà đi tu lại còn đam mê lấy tiền cúng dàng, công đức để mua những xa xỉ phẩm như đồng hồ, kính mắt, bật lửa và thích xe hơi loại sang nhất như Audi Q 5, phải đặt hãng thêu pháp danh của mình trên ghế, khắc trên vô lăng, phải chọn biển số đẹp tâm linh không ?

Không, chẳng có.

Chỉ có kẻ tội phạm, kẻ làm nhiệm vụ cho chính quyền buộc phải đi tu, cho nên mới hám danh, hám lợi như thế.

Cũng như các tiền bối một lòng theo đảng như Thích Thanh Chân, Thích Viên Thành. Đại đức Thinh Minh Hiền xuất tâm dũng mãnh, làm một bài viết ca ngợi tổng bí thư Đỗ Mười là một vị Bồ Tát.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

  1. Fantastic site. Lots of helpful information here. I am sending it to some friends ans additionally sharing in delicious. And of course, thanks for your effort!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular