Pham Mylan
Nổi tiếng là một dịch giả uy tín hàng đầu ở Việt Nam với hơn 50 bản dịch những tác phẩm lớn của thế giới như :Cuốn theo chiều gió ( Magraret Mitchell),Anna Karenina (Lev Tolstoy), Lolita (Vladimir Nabokov), Cái trống thiếc (Gunter Grass)… và đặc biệt là các tác phẩm của những tác gia mà văn chương của họ thật sự thách thức độc giả như Bên phía nhà Swan và Dưới bóng những cô gái đương hoa của Marcel Proust…
Nhưng thơ mới thực sự là nghiệp của ông.
Năm 35 tuổi, Dương Tường viết bài thơ “Tình khúc 24”:
24 phím cầm chiều
24 nhành sương mím
24 tiếng ve sầu đại lộ tháng tư
Gửi lại em
cầu thang 24 bậc
tờ thư 24 gác mưa
làn menuetto 24 âm xưa
Gửi lại em
mùi hoa sữa 24 miền hoài niệm
ga khuya 24 lần đưa đón
bài huê tình 24 lối sân sau
Gửi lại em
doi sông 24 nhịp cầu
tình khúc bãi ngô 24
sương giăng 24 nẻo đi về
Nhâm nhâm 24 hàng đèn
mênh mênh 24 ngã tư mắt
Gửi lại em
chiêm bao 24 chợt hiện tan
cung đàn 24 lần đứt nối
vũng im khuya 24 mạy sao chìm
Gửi lại em
24 phố dài thơm
24 serenade
24 vibratô
24 khung trời tím
24 lối công viên
24 vầng trăng góa
Gửi lại em
gửi lại em tất cả
kể cả con âm đầu trót thụ tinh thơ
Riêng đêm em xòa bóng nốt ruồi
24 quầng
anh giữ.
Bài thơ ấy Dương Tường viết cho một người con gái. Vì sao lại là 24? Dương Tường từng giải thích, đó là vì người con gái ấy 24 tuổi.
Năm 1986, khi đó nhạc sĩ Phú Quang 37 tuổi, bắt gặp bài thơ “Tình khúc 24” của nhà thơ Dương Tường. Trùng nhịp cảm xúc, Phú Quang liền phổ nhạc…
Con số 24 trở thành tín hiệu của cảm xúc. Màu sắc, hình ảnh, thanh âm của tuổi trẻ, tình yêu đều hiện diện trong con số 24.
Theo nhà văn Trần Thị Trường
Tạm biệt ông, thi sĩ, dịch giả Dương Tường (4/8/1932-24/2/2023)