Friday, October 11, 2024
HomeDU LỊCHBLOGThời của tin giả - Hãy biết phát hiện ảnh giả

Thời của tin giả – Hãy biết phát hiện ảnh giả

TUỔI TRẺ
TTO – Trong một bài báo phân tích 5 ảnh giả về đoàn di dân tràn về nước Mỹ vào cuối năm trước, tờ New York Times sử dụng một trong những cách phát hiện ảnh giả phổ biến hiện nay: tìm ngược lại nguồn ảnh (reverse image search).
Thời của tin giả - Hãy biết phát hiện ảnh giả - Ảnh 1.

Tờ báo kể Facebook lan tràn một bài viết kèm 2 ảnh cho rằng dân di cư không phải đi bộ, mà đi bằng xe buýt, bằng tàu lửa đàng hoàng, ý nói đằng sau sự việc này có bàn tay tổ chức của một ai đó (xem ảnh 1). Bài viết này được chia sẻ đến 80.000 lần.

Tìm ngược nguồn ảnh tương đối đơn giản, bạn vào trang images.google.com, nhấn vào “Upload an image”, nhấn “Choose file” rồi chọn đúng file ảnh bạn cần kiểm chứng mà trước đó đã lưu vào máy tính của bạn.

Cũng có thể kéo và thả ảnh vào ô tìm kiếm. Google sẽ cho ra những ảnh tương tự cùng thông tin về nó. Chỉ cần đọc qua vài kết quả, bạn sẽ biết ngay gốc gác của ảnh cần kiểm tra, ảnh có lâu chưa, ảnh gốc nằm trong bối cảnh nào, ảnh có bị chỉnh sửa gì không.

Nên xem cả phần nhận xét (comment) ở bên dưới ảnh, nhiều lúc sẽ có người làm rõ các chi tiết bạn đang cần tìm. Rất nhiều trường hợp ảnh được chế nhằm mục đích chọc cười hay phê phán nhẹ nhàng, nhưng sau đó ảnh chế được chia sẻ không kèm lời giải thích nào cả.

New York Times cho biết ảnh đầu tiên chụp cảnh người di dân ngồi trên mui xe lửa là được chụp vào năm 2013, kèm theo là thông tin ngày chụp, địa điểm… của Hãng tin AP (xem ảnh 1a). Ảnh thứ nhì của Hãng AFP chụp cảnh di dân nhưng của một đoàn caravan khác, từ hồi tháng 4-2018 (xem ảnh 1b).

Thời của tin giả - Hãy biết phát hiện ảnh giả - Ảnh 2.

Nếu đang xài Chrome, bạn bấm chuột phải lên tấm hình cần kiểm tra, chọn “Search Google for image” cũng sẽ có kết quả tương tự. Khi dùng điện thoại di động mà nghi ngờ một ảnh là giả mạo hay ảnh chỗ này gán cho chỗ khác, mở ảnh bằng Chrome rồi chạm và giữ tay trên ảnh một lát, sẽ thấy xuất hiện ô “Search Google for this image” cho bạn tìm.

Nhiều trang web cũng cung cấp dịch vụ tìm nguồn ảnh như TinEye. Nơi này khoe đã quét và làm chỉ mục (index) cho 32,2 tỉ tấm ảnh trên Internet để có thể nhanh chóng so sánh ảnh bạn tải lên và ảnh trong chỉ mục để cung cấp thông tin.

Để biết các thông số kỹ thuật của tấm ảnh, bạn có thể dùng trang web www.findexif.com đang cung cấp dịch vụ đọc thông tin ảnh miễn phí. Bạn chỉ cần chép đường dẫn đến tấm ảnh rồi dán vào ô tìm kiếm, mọi thông số EXIF sẽ hiện ra (chụp bao giờ, bằng máy ảnh gì, chỉnh sửa bằng phần mềm nào, độ phân giải…). Dĩ nhiên cũng có ảnh đã bị xóa hết thông số rồi.

Để biết ảnh có bị chỉnh sửa bằng Photoshop không, nên dùng trang Foto Forensics bằng cách tải ảnh hay dán đường dẫn đến ảnh vào ô tìm kiếm.

Ví dụ thử tải ảnh 2 lên trang này, ở ô nhỏ bên trái màn hình, chọn “Digest”, Foto Forensics sẽ cung cấp các thông số tổng quát của ảnh. Chọn “ELA”, ta sẽ được cung cấp một phân tích về mức sửa chữa (Error Level Analysis), xem có vật nào được chêm vào, phần nào được cắt dán từ ảnh khác…

Nếu có hình âm bản của ảnh sẽ không nhất quán, chỗ thêm vào sẽ sáng hơn phần xung quanh (ảnh 2).

Philippines chống tin giả với đội ngũ 10 ngườiPhilippines chống tin giả với đội ngũ 10 ngườiTTO – Càng đến gần thời điểm bầu cử, tin giả tại Philippines càng tràn lan trên mạng xã hội Facebook. Với đội ngũ kiểm duyệt 10 người, Hãng tin Bloomberg cho rằng Manila đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến này.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular