Mong gì vào tin Bộ trưởng Công an sẽ tiếp dân ít nhất một ngày/tháng?

0
211
Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại một buổi tiếp dân, ngày 15/11/2018. Courtesy of bocongan.gov.vn

Hoà Ái RFA

Bộ Công an, vào trung tuần tháng 12 cho biết vừa hoàn thành dự thảo Thông tư quy định về công an tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân. Trong đó, Bộ trưởng Công an Tô Lâm tiếp công dân ít nhất một ngày/tháng.

Bộ trưởng Công an trực tiếp tiếp dân

Theo dự thảo vừa hoàn thành, việc tiếp công dân được thực hiện tại các địa điểm tiếp công dân của công an các cấp có thẩm quyền. Việc tiếp công dân được đảm bảo công khai, dân chủ, thủ tục đơn giản, giữ bí mật và đảm bảo an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật.

Thông tư quy định tổ chức tiếp công dân thường xuyên, định kỳ và đột xuất. Giám đốc Công an tỉnh và Bộ trưởng Công an tiếp công dân định kỳ ít nhất một ngày/tháng.

Văn phòng tiếp công dân của Bộ Công an ở Hà Nội được trang bị thiết bị ghi âm, ghi hình… và các điều kiện cần thiết, kể cả có lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự.

Việc ngành công an có hướng như thế thì tôi cũng hồ nghi rằng không rõ có phải nhân Đại hội Đảng nên họ làm việc tích cực hơn trước đây như là một ý đồ chính trị hay không. Nhưng dù sao đi nữa, ngành công an có biện pháp tiếp dân tốt hơn thì rất tốt. Bởi vì, tình hình an ninh trật tự ở Việt Nam và những việc như bắt bớ…thì cũng phải nói là người dân Việt Nam cũng rất lo lắng mỗi khi có việc gì đụng chạm đến pháp luật-Luật sư Đặng Dũng

Đài RFA ghi nhận Báo cáo của Chính phủ trong năm 2019 phản ánh tình hình khiếu nại vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại một số địa phương liên quan. Khiếu nại gồm vi phạm trong lĩnh vực môi trường, tranh chấp đất đai, việc thu phí tại các trạm BOT, vấn đề mua bán và quản lý nhà chung cư; đặc biệt nổi lên là một số vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc xem xét, giải quyết quyền lợi của người bị thu hồi đất đầu tư xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp có quy mô lớn. 

Báo cáo này cho thấy vụ việc tố cáo tăng 6,6%. Đặc biệt, những khiếu nại liên quan đến đất đai chiếm gần 68% tổng số đơn. Song song đó, số lượt công dân đến cơ quan nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, tăng 4,3% trong năm ngoái.

Tại phiên họp lần thứ 37, diễn ra hồi tháng 9/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Qua báo cáo năm 2019, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương chủ động có các biện pháp cụ thể, phù hợp với tình hình mới để làm tốt công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Chinh.jpg
Ông Nguyễn Trường Chinh trong một lần đi kêu oan cho con trai, tử tù Nguyễn Văn Chưởng, ở Hà Nội. Courtesy: Ông Nguyễn Trường Chinh cung cấp.

Dư luận nói gì?

Luật sư Đặng Dũng, từng công tác tại Sở Lao động-Thương binh-Xã hội TP.HCM, vào tối ngày 14/12 lên tiếng với RFA về thông tin liên quan dự thảo công an tiếp công dân định kỳ hàng tháng.

“Việc ngành công an có hướng như thế thì tôi cũng hồ nghi rằng không rõ có phải nhân Đại hội Đảng nên họ làm việc tích cực hơn trước đây như là một ý đồ chính trị hay không. Nhưng dù sao đi nữa, ngành công an có biện pháp tiếp dân tốt hơn thì rất tốt. Bởi vì, tình hình an ninh trật tự ở Việt Nam và những việc như bắt bớ…thì cũng phải nói là người dân Việt Nam cũng rất lo lắng mỗi khi có việc gì đụng chạm đến pháp luật.”

Trong khi đó, bà Ngô Thị Tuyết Hải, một cư dân tỉnh Phú Yên, trong cùng ngày 14/12 nói với RFA rằng bà không lạc quan khi nghe thông tin về công an tiếp dân định kỳ hàng tháng.

“Theo tôi, tất cả những quy định pháp luật nào về tiếp công dân ra đời chẳng qua là cho vui thôi, chứ công dân khiếu nại đi đến những chỗ mình cần khiếu nại là khó lắm. Như trường hợp gia đình tôi, hồi em tôi bị chết, gia đình đi khiếu nại từ cấp huyện, lên cấp tỉnh, lên cấp Trung ương mà đi chầu đi chực ở mấy nơi tiếp dân suốt cả ngày rồi họ nói dăm ba câu trớt quớt hết thôi. Liên quan mấy thắc mắc, khiếu nại của mình thì người ta chỉ đến chỗ nọ, chỉ đến chỗ kia chứ người ta không trả lời chính đáng điều mình cần hỏi đâu.”

Bà Ngô Thị Tuyết Hải là chị của ông Ngô Thanh Kiều, một người đã bị công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên tra tấn đến chết hồi năm 2012. Bà Tuyết Hải lý giải với những gì đã xảy ra cho gia đình dẫn đến hậu quả của việc mất niềm tin vào công lý và pháp luật tại Việt Nam.

Những gì họ nói thì họ không thực hiện đâu. Họ nói một đường, rồi họ làm một nẻo. Việc tiếp công dân một lần/tháng thì kể cả Viện Kiểm sát Tối cao, chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và các vụ trưởng, bộ trưởng đều được quy định theo các thông tư đã ban hành lâu rồi, chứ không chỉ Bộ Công an đâu. Tất cả các ngành tư pháp, hành chính của chính quyền đều phải tiếp công dân, từ chủ tịch tỉnh đều phải tiếp công dân một lần/tháng. Quy định theo văn bản là như thế, cũng như Hiến pháp và pháp luật được ban hành đầy đủ nhưng có được thực hiện đâu-Ông Nguyễn Trường Chinh

Đồng quan điểm với bà Ngô Thị Tuyết Hải, thân phụ của tử tù oan Nguyễn Văn Chưởng-ông Nguyễn Trường Chinh bày tỏ với RFA:

“Những gì họ nói thì họ không thực hiện đâu. Họ nói một đường, rồi họ làm một nẻo. Việc tiếp công dân một lần/tháng thì kể cả Viện Kiểm sát Tối cao, chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và các vụ trưởng, bộ trưởng đều được quy định theo các thông tư đã ban hành lâu rồi, chứ không chỉ Bộ Công an đâu. Tất cả các ngành tư pháp, hành chính của chính quyền đều phải tiếp công dân, từ chủ tịch tỉnh đều phải tiếp công dân một lần/tháng. Quy định theo văn bản là như thế, cũng như Hiến pháp và pháp luật được ban hành đầy đủ nhưng có được thực hiện đâu.”

Tình trạng thực tiễn mà ông Nguyễn Trường Chinh đề cập có thể trưng dẫn qua thông tin truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tải hồi tháng 8/2018 rằng nhiều lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã không tiếp công dân suốt 5 năm.

Riêng trường hợp khiếu nại kêu oan của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, ông Chinh cho biết thực tế và những gì mà lãnh đạo nói hoàn toàn khác biệt:

“Trường hợp của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, hồi năm 2015 là ông Trương Hòa Bình đã nói trước Quốc hội rằng ‘Bản thân tử tù Nguyễn Văn Chưởng và gia đình của tử tù đã không kêu oan và không làm đơn xin kêu oan’, mà trong khi đó tôi lăn lê kêu oan cả thành phố Hà Nội ai cũng biết.”

Thân phụ tử tù Nguyễn Văn Chưởng chia sẻ với RFA rằng không chỉ mỗi gia đình ông mà những người dân Việt Nam cho rằng bị oan ức phải về thủ đô Hà Nội kêu cứu đến các cơ quan Trung ương tiếp dân. Họ mong muốn gióng lên tiếng nói với nhà nước và công luận xã hội rằng rất nhiều người dân bị oan khuất trong tuyệt vọng.

Trong khi những người bị oan khuất, như gia đình của nạn nhân bị đánh chết trong đồn công an Ngô Thanh Kiều hay tử tù Nguyễn Văn Chưởng kêu oan suốt 13 năm qua chỉ còn “niềm tin mong manh” vào công lý và pháp luật thì dưới góc độ luật pháp, luật sư Đặng Dũng cho rằng việc tiếp công dân của công an cần được đưa vào trong dự thảo quy định về cho phép luật sư được tham gia trong các buổi tiếp dân, vì đa số người dân không có kiến thức nhiều về luật pháp; do đó các buổi tiếp dân sẽ đạt hiệu quả hơn nếu có sự hiện diện của luật sư để giải đáp những thông tin từ phía công an đến người dân.

587540cookie-checkMong gì vào tin Bộ trưởng Công an sẽ tiếp dân ít nhất một ngày/tháng?