Đinh La Thăng “nhập kho” và vị trí của sự kiện này trong cuộc chiến tranh giành quyền lực của Đảng Cộng sản Việt nam.

0
861
Nguyễn Phú Trọng vs Đinh La Thăng. Ảnh: internet

Nguyễn Tiến Dân

19-12-2017

1- Thời “thịnh trị” của nhà Sản, nước Nam mình, nghèo mạt rệp. Bù lại, được cái thanh bình. Ngoài đường, bói cũng không ra một tay giang hồ thứ thiệt, với kính dâm che kín mặt và khẩu colt đeo xệ đít. Muốn bắn – muốn giết nhau, nào có được công khai như bọn găng tơ Hoa kỳ. Thích khử nhau đến đâu, cũng chỉ dám ới đối phương ra chỗ kín và lặng lẽ mà làm. Cán bộ cấp cao, thì lôi nhau vào trụ sở của Đảng CS. Ở đó, họ giở “vũ khí nóng” ra, để thanh toán lẫn nhau. Kín cổng – cao tường, chuyện của họ, họa chăng, chỉ có ma với quỷ mới biết. Dân đen, giỏi lắm thì cũng chỉ được “nghe hơi nồi chõ”. Phận hèn như họ, muốn quyên sinh, cũng chẳng đào đâu ra những chỗ riêng tư và kín đáo như thế. Lâm cảnh chán đời và muốn chết, họ chỉ còn biết dắt tay nhau vào đồn Công an. Nơi ấy, hàng trăm đồng bào của họ, vô duyên – vô cớ, vẫn bị công an lùa vào. Sa chân đến đó, ai cũng được đón tiếp ân cần bằng dùi cui và nắm đấm. Chỉ một lần “rửa bát không sạch”, cũng có thể “lên đường theo Tổ tiên”.

Đại bộ phận còn lại: Đảng cho ăn, mới được ăn – Đảng cho nói, mới được mở miệng. Ngoan ngoãn, như một bầy cừu và luôn đi theo cái lề, mà chủ chiên và đàn chó săn đã vạch sẵn. Chỉ khác bầy cừu, ở một chỗ duy nhất: Họ biết rất rõ, cuối lề ấy, là cái lò sát sinh của bọn đồ tể.

Thế rồi, giữa cái lúc “bốn phương phẳng lặng, hai Kinh vững vàng” như thế, một cơn sóng thần bỗng lừng lững xuất hiện và quét sạch sành sanh cái huyền thoại “nghèo mà thanh bình” của lũ quỷ đỏ: “thần tượng Đinh La Thăng đang sống, bỗng chuyển sang…”. À quên, củi tươi La Thăng, bỗng bị Phú Trọng – “bạn chiến đấu vô cùng thân thiết” của mình cầm ngay lấy cẳng và đút tọt vào lò.

Đang đói thối mồm, “nền báo chí Cách mạng” đồng loạt nhâu vào. Như đàn kền kền, đánh hơi thấy mùi xác chết. Những đề tài xưa nay vẫn ăn khách, tỷ như: “xe cán chó hay chó cán xe?” hoặc “Hoa hậu rừng rú, có cái môi đã rộng, lại dày và thâm như một miếng thịt trâu ôi”… cũng bị cho vào xó bếp. Mốt thời thượng bây giờ, là La Thăng. Ảnh và tiểu sử của chàng, đồng loạt, được bêu lên đầu trang nhất. May mà, nhớ tới “tình xưa – nghĩa cũ”, Phú Trọng chưa “viền khung đen” cho nó.

Vẫn biết, “nghề phóng viên, là phải như con chó ấy”. Nhưng vẫn thấy, so sánh đám phóng viên quốc doanh với chó – loài vật xưa nay vẫn nổi tiếng vì “chí tình”, là hoàn toàn không cơ sở. Bằng chứng, khi chàng đang lên hương và ban phát bổng dày – lộc hậu, ai cũng tranh nhau vạch đít chàng ra, mà thổi. Nghe họ nói và đọc những gì mà họ viết, cả thiên hạ, bị lên đồng. Ai cũng nghĩ, họ Đinh kia là ông Thánh, mà Trời sai xuống để cứu rỗi cho nước Nam mình. Thậm chí, không ít người ngây thơ, còn mơ mộng rằng; Trong một tương lai gần, Đinh La Thăng sẽ lên làm Tổng Bí thư hoặc chí ít, cũng làm đến chức Thủ tướng (!).

Để cảnh tỉnh dư luận, mình có viết bài “Hạ nhiệt cơn sốt Đinh La Thăng” và công bố nó trên trang Ba sàm. Tưởng Dân già nói càn và quen thói “chọc gậy bánh xe”, đám Tuyên giáo điên ruột. Họ chỉ đạo cho Mõ làng phản pháo, với bài viết của một ả thị mẹt nào đó, có bút danh Mẹ Đốp: “Trang Ba Sàm đăng bài xúc phạm tới Bí thư Thành uỷ TP.Hồ Chí Minh, ông Đinh La Thăng”. Hiện, bài này chưa bị gỡ. Nó vẫn chềnh ềnh trên trang Mõ làng, cùng nhiều lời bình của lũ Dư luận viên cuồng tín và ngu dốt. Lời bình nào, cũng thể hiện bản chất ngây ngô và thói bợ đỡ ghê tởm của lũ nô tài. Dĩ nhiên, không thể thiếu cái mùi đặc trưng của loài cóc chết.

Đến bây giờ, “dậu đổ – bìm leo”, chúng quay ngoắt 180o. Chẳng đứa nào bênh chàng lấy 1 lời, cho phải phép. Trái lại, tất cả đều bẻ cong ngòi bút của mình, đồng loạt ca ngợi công cuộc “chống tham nhũng” của Cả Trọng và lên án những sai phạm, “thình lình” từ trên trời rơi xuống của Đinh La Thăng.

Lá mặt – lá trái”, là cái thói xấu của người đời. Riêng loài chó, không bao giờ có. Do đó, chẳng nên hạ cấp loài chó, để so sánh chúng với Lú và đám Tuyên giáo của ông ta.

2- Trở lại câu chuyện của La Thăng. Trước hết, phải nói thẳng một câu, việc “nhập kho” của chàng, không oan uổng chút nào. Nguyên nhân, thì ối. Chủ quan, cũng nhiều – còn khách quan, vô thiên lủng.

Nguyễn Phú Trọng vs Đinh La Thăng. Ảnh: internet

a- Về chủ quan, Thăng phải “nhập kho”, để trả giá cho những thâm thủng – những thất thoát và những sai phạm vô cùng khủng khiếp, mà ông ta và bè lũ, đã gây ra cho Nhân dân và Đất nước. Nhất là, trong điều kiện: nước Việt mình, đang tiệm cận với đáy của mọi loại xếp hạng.

Mặt khác, Thăng phải “nhập kho”, để trả giá cho cái lòng tham không đáy của mình. Trong khi, trình độ và năng lực, tất cả, đều ở dưới mức phọt phẹt. Ngoại trừ, biết cách làm những tiểu xảo vớ vẩn, ở đúng nơi – đúng lúc. Buồn thay, “điểm cộng” duy nhất này của chàng, lại không được Tôn tử đánh giá cao. Trái lại, ông xếp nó vào 1 trong 5 nhược điểm nguy hiểm nhất của tướng lĩnh nói riêng và người lãnh đạo nói chung: 忿速,可侮也 – phẫn tốc, khả vũ dã (thiên Cửu biến). Tạm dịch: cái loại phổi bò – xốc nổi và nóng giận thất thường, rất dễ bị người ta xoa đầu – chọc giận và xỏ mũi mà dẫn vào bẫy.

Cha lú”, ít ra cũng phải có “chú khôn”, để kéo lại. Đằng này, tuyệt đối không. “Người làm sao, của chiêm bao làm vậy”. Vây xung quanh ông ta, rặt một loài ăn bám. Chúng chỉ giỏi xu nịnh, thạo kiếm chác và không hề biết cách làm việc. Gió chiều nào, chúng che chiều ấy. Với cái ban tham mưu như thế, càng cố gắng để thỏa khát vọng “lên voi” bao nhiêu, thì quá trình “xuống chó” của ông ta, sẽ càng ngắn đi bấy nhiêu.

Suy cho cùng, trong cái thể chế khốn nạn hiện nay: Thăng đâu phải là hiện tượng cá biệt. Tất cả cán bộ CS, đều như thế. Cả Trọng, là 1 ví dụ điển hình: Xuất thân, chỉ là một viên thư lại quèn. Với chuyên môn, là nghề cạo giấy. “Mả bố táng Hàm Rồng”, cho nên, được “cơ cấu”, để ngồi vào cái ngôi Thiên tử. So với Thăng, Trọng sao bằng. Chí ít, Thăng còn lăn lộn với thực tiễn qua nhiều vị trí công tác. Với Trọng, thì không. Chung cuộc, Thăng phải trả giá cho những tham vọng ngông cuồng của mình, bằng sự mất tự do. Còn Cả Trọng, chạy đâu cho thoát lưới trời. Tận đáy lòng, chỉ mong: ông ta sẽ may mắn hơn Nicolae Ceaușescu của Romania – may mắn hơn Saddam Hussein của Iraq và may mắn hơn rất nhiều, so với Muammar Gaddafi của Libya.

Chuyện ngụ ngôn, kể rằng: Con ễnh ương kia, nhỏ xíu. Nhìn con bò, thấy ghen. Nó nuốt khí vào và cố gồng mình lên cho to bằng chúng – bằng bạn. Kết quả, nổ banh xác.

b- Về khách quan, Thăng đắc tội với rất nhiều người.

– Trước hết, là với lũ Tàu phù. Đến nước mình, bọn này nghênh ngang và coi dân Việt không ra cái thể thống gì. Thích gì, chúng làm nấy – thích đâu, chúng ỉa đấy. “Mục hạ, vô nhân”. Quá quắt, không thể tưởng tượng được. Dự án đường sắt đô thị Cát linh – Hà đông, là một ví dụ. Trước mắt bàn dân thiên hạ, chúng ăn dầm – ở dề và làm theo cái kiểu ỉa ra quần và đái ra khố. Chúng làm công trình ấy, với kĩ thuật của thời đệ nhị Thế chiến. Bởi thế, nó thô kệch và xấu xí không để đâu cho hết. Chúng làm công trình ấy, với những loại vật tư, mà thoạt nhìn, ai cũng tưởng là mớ đồng nát. Nào, chỉ có vậy. Hết đội vốn, rồi lại lùi tiến độ. Chuyện đó, đâu phải chỉ có mỗi một lần. Giờ, đã “quá tam” đến “bận thứ 3”. Nhưng chắc gì, đã là bận cuối. Lẽ ra, phải thấy, đó là “nỗi sỉ nhục của ngành xây dựng và kiến trúc của nước nhà. Đồng thời, là sự sỉ nhục của Quốc thể”. Do đó, phải tống cổ hết con mẹ nhà chúng nó về nước. Đằng này, cả Phú Trọng lẫn tập đoàn tay sai của y, đều là lũ “mặt nạc – đóm dày”. Chúng không biết cả ngượng lẫn nhục. Tất cả bọn chúng, đều so vai – rụt cổ và không dám ho hoe trước cụ tổ Tàu phù. Chỉ có La Thăng – một trong những lãnh đạo CS hiếm hoi, không đồng quan điểm đó. Ông dám chỉ thẳng vào mặt nhà thầu Trung cộng và mạt sát chúng thậm tệ. Làm cái việc đó, thỏa được lòng dân, nhưng mất lòng Tàu. Đồng nghĩa với việc, ông đã kí vào cái bản án tử hình, dành cho sinh mệnh Chính trị của mình.

Trình độ còn non, nên ông chưa đọc hết cái bộ Luật rừng của Phú Trọng. Điều 4 của cái Luật ấy, chỉ vẻn vẹn có đúng 4 từ: “Kháng Tàu, tắc tử”. La Thăng, chẳng phải người đầu tiên và chắc chắn, chưa phải người cuối cùng vi phạm cái điều 4 này. Trước ông, từ Nguyễn Tấn Dũng, Đỗ Bá Tỵ cho đến Trương Giang Long, đều thân bại – danh liệt, vì muốn bước qua nó.

Đào mả bố nhà Lú lên, cũng được. Chứ đắc tội với bố Tàu, Trọng quyết không tha.

– Để ngoi được lên cái ngôi cao cửu trùng, hiển nhiên, Thăng đã phải đạp xuống bùn vô số anh em – đồng đội. Đến thời hoàng kim rồi, mà ông vẫn làm mình – làm mẩy, để đòi cho bằng được cái chức Tư lệnh. Từ đó, được “tiền trảm – hậu tấu”. Có quyền rơm trong tay, ông hung hăng rút cây kiếm gỗ, trảm tướng vung tí mẹt và chẳng theo phép tắc nào. Bao kẻ tài giỏi, vì thế, mà phải luân chuyển – vì thế, mà phải chết oan. Dĩ nhiên, chỉ có đồ ngu mới nghĩ rằng: những cascadeur đang chen nhau chầu chực dưới chân thềm kia, cứ “tự nhiên như ruồi”, để mà ngồi được vào cái ghế còn khuyết ấy.

Với đồng đội, ông còn “cạn tàu – ráo máng” như thế, nói chi, đến đồng bào. Vừa “chân ướt – chân ráo” vào đến Sài gòn, ông đã ra oai. Bằng cách, lệnh cho công an đàn áp thô bạo phong trào yêu nước. Thời kì đó, đánh đập – ném đá và liệng mắm tôm vào nhà của những người hoạt động nhân quyền, là cái câu chuyện thường ngày của Thăng và đám đồng đảng. Bất chấp, thể diện.

Khốn nạn hơn nữa, khi đồng bào tổ chức tưởng niệm các liệt sĩ Hoàng Sa & Trường Sa – những người con, đã có công giữ gìn bờ cõi và cương thổ của Tổ quốc, Thăng cũng không tha. Lực lượng Công an, theo lệnh của Thăng, đã công khai tấn công họ. Chúng thô bạo xé biểu ngữ – cướp vòng hoa – đánh đập và bắt giữ những người biểu tình ngay trên phố, trước sự chứng kiến của giới truyền thông trong nước và Quốc tế.

Đỉnh điểm, là cuộc biểu tình phản đối Formosa năm 2016. Lúc đó, Thăng ra lệnh và đã bắt tới hơn 500 người dân. Không nhà tù nào, nhất thời, có thể chứa được ngần ấy con người. Thăng học Pi nô chê, lùa hết họ vào sân vận động Hoa Lư. Độc giả nên lưu ý, đó là lúc đầu hè và chẳng biết, cái sân vận động ấy có mái che, hay không. Độc ác hơn, Thăng không muốn và cũng không có ý định tiếp tế lương thực – thực phẩm và nước uống cho họ.

Oán hờn, chồng chất – nghiệp chướng, đan dày. Sao quả tạ không chiếu vào ông ta, đó mới là điều lạ.

Thế mới biết, mọi cái thứ Luật ở trên đời, đều có thể lách. Riêng Luật “nhân – quả”, thì không. “Ở hiền, rồi sẽ gặp lành/ Làm ác gặp ác, rành rành không sai”.

– Ông đắc tội với Phú Trọng. Hậu quả, bị cái tay “tiểu nhân đắc chí” này “đì”.

Ai cũng biết, quan hệ giữa Phú Trọng và Tấn Dũng: Nhẹ, thì nói là bất hòa. Chứ thực chất, là mối thâm thù. Độc giả, chắc chưa thể quên thảm bại của Phú Trọng, ở Hội nghị TW6 khóa XI. Tại đó, cho dù hội đủ cả nhân chứng và vật chứng, ông ta cũng không thể đụng đến được 1 sợi lông chân của Ba X. Nào, chỉ có thế. Kết thúc Hội nghị, còn tiếp tục bị Ba X hạ nhục. Bằng cách, bắt ông lên truyền hình và ở đó, phải biểu diễn màn khóc nghẹn cho quốc dân – đồng bào xem.

Chuyện dân gian, không phải chính sử”, kể rằng: Sau cái Hội nghị đó, về đến nhà, ông vật ngửa bà ra, rồi ngất lên – ngất xuống trên bụng bà. Tỉnh dậy lúc nào, là rên rỉ lúc ấy: “Trời đã sinh ra Trọng, sao còn sinh ra Dũng” và “Mối thù này, phải trả. Cho dù, tan xương – nát thịt, cũng nguyện xin làm”. Chắc vì quá yêu mến ông, nên nhân gian, người ta mới bịa ra cái câu chuyện như thế, để vinh danh ông. Chứ thực tế, làm quái gì ra có.

Sau đận ấy, Phú Trọng xuống tóc và đi tu trong ngôi chùa của thày Tập. Cúc cung khuyển mã, cho nên, được sư phụ chân truyền cho toàn những thủ đoạn đê hèn của bọn lưu manh – côn đồ. Ngu lâu – dốt bền. Nhưng, được cái chăm chỉ. Vì thế, tiến bộ từng ngày. Đến Đại hội Đảng lần thứ XII, bản lĩnh, đã được cải thiện đáng kể. Kèm thêm vào đó, có thày chống lưng. Kết quả, ông ta lật ngược thế cờ và giành được thắng lợi trong đường tơ – kẽ tóc. Chiến thắng này, tuy lớn. Nhưng, hết sức mong manh. Bởi, tuy đã về vườn, nhưng thế lực và tham vọng của Ba X, chẳng vì thế mà yếu đi. Ngoài miệng, ông ta vẫn ông ổng nói rằng, sẽ yên phận, để làm người tử tế. Chứ thực chất, ai cũng biết, đời nào có chuyện: “ma chê cỗ”. Dũng còn sống ngày nào, cái ngai vàng của Trọng, còn bị đe dọa ngày đó. Thế nên, triệt Dũng, sẽ ổn cố được quyền lực và trả được mối thù riêng. Công – tư, vẹn toàn; nhất cử – lưỡng lợi.

Triệt Dũng, bằng cái biện pháp “pằng pằng”, đâu có khó. Khó nhất, là phải làm cho ông ta chết trong nhục nhã. Muốn thế, phải hiểu rõ từng điểm mạnh – điểm yếu của ông ta. Muốn hiểu rõ ông ta, không gì bằng, nắm tâm phúc của ông ấy. Muốn tâm phúc của Ba X phản chủ, thày Tập dạy: phải bạo tay chi, cả tiền – lẫn quyền.

Trong cái bối cảnh đó, Thăng, được chọn. Biết Thăng chẳng giỏi giang gì, nhưng Trọng vẫn kéo Thăng vào Bộ Chính trị. Không những thế, còn dành hẳn cái mỏ vàng ở Sài gòn, cho y. Một sự mua chuộc, có thể nói, là “vô tiền – khoáng hậu”. Tuy thế, Thăng vẫn chẳng nao lòng và rõ ràng, không chịu phản bội lại đàn anh của mình. Thất bại trong việc dùng củ cà rốt, Trọng đành muối mặt chìa cây gậy ra, để khuất phục. Hệ quả tất yếu, Thăng bị nhập kho, cùng với những cáo buộc hết sức vớ vẩn. Những cáo buộc, mà chỉ những loại ấu trĩ như Nguyễn Phú Trọng, mới có thể nghĩ ra. Còn công luận, chẳng khó khăn gì, ai cũng có thể bôi ngay vôi vào mồm của ông ta:

Thứ nhất, những “sai phạm tày trời của Thăng ở Tập đoàn dầu khí Quốc gia”, nó đã xảy ra từ rất lâu và nó cũng đã công khai từ rất lâu trên mấy trăm tờ báo Cách mạng của chính Trọng. Suốt quá trình đó, Thăng không hề bị xử lí. Trái lại, còn lên đều đều, như tỷ lệ lạm phát ở Việt nam? Phú Trọng, liệu có cách gì, để giải thích êm xuôi, về cái điều hết sức vô lí này?

Chẳng có nhẽ, lại nói rằng, mình không biết. Đồng nghĩa với việc: tự nhận mình, là cái thằng vừa đui – vừa điếc. Còn, nếu biết thằng kia là tội phạm, mà vẫn lờ đi – không những thế, còn đưa nó lên tới đỉnh cao của quyền lực. Đồng nghĩa với việc: tự nhận mình, vừa là đồng phạm – vừa là cái thằng đần.

Thực tế, Trọng đâu có đui – đâu có điếc và đâu có đần. Từ đó, nó lòi ra ngay cái mưu đồ đen tối và bẩn thỉu của y.

Thứ 2, “bắt Thăng, để thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của Phú Trọng” ư? Nực cười. Gốc gác của tham nhũng là chế độ độc tài toàn trị – là đặc quyền, đặc lợi – là cái thói “cha chung không ai khóc” và thói làm ăn, mà khuyết điểm, luôn được chia đều “theo đúng quy trình” cho: Nếu không phải là tập thể, thì cũng chỉ là cái thằng “cơ chế” bỏ mẹ nào đó. Không chặt được cái gốc ấy, bằng “tam quyền phân lập” – bằng “tự do ngôn luận” – bằng “tự do báo chí” – bằng “minh bạch hóa thông tin”, có mà, chống tham nhũng vào mắt. Tất cả những cái thứ “thể hiện” đó của Trọng, chỉ nhằm vào một mục đích duy nhất: bịp bợm quần chúng, để thâu tóm quyền lực.

Nếu, thực sự, muốn quần chúng tin vào “quyết tâm chống tham nhũng” của mình, Trọng hãy làm theo gợi ý này của sách Lục thao: 杀贵大赏贵小 Sát quý đại, thưởng quý tiểu. (thiên Tướng uy). Đại ý: trừng phạt kẻ có tội, quý ở chỗ, đánh vào bọn tội phạm to đầu nhất và gây thiệt hại lớn nhất – tưởng thưởng cho người có công, quý nhất ở chỗ, tìm đến những người có công, nhưng ở địa vị thấp hèn.

Xét theo lẽ đó, 2 tên cộm cán nhất cần mang ra xử điểm đầu tiên, đó là: Nông Đức Mạnh, ở cấp Trung ương và Võ Kim Cự, ở cấp địa phương. Tội của Dũng và Thăng (nếu có), thì cũng phải đứng sau Mạnh, một bậc. Đơn giản, bởi trong hệ thống Chính trị hiện hành, Tổng Bí thư là người có quyền to nhất và được quyền “tối hậu quyết định”. Theo cái logic ấy, tất cả mọi việc mà Dũng và Thăng làm, đều phải báo cáo và tuân theo sự lãnh đạo “toàn diện và tuyệt đối” của Mạnh (trước kia) và Trọng (bây giờ). Vô nhẽ, chỉ đạo người ta làm bậy, bây giờ, cho rằng mình vô can và lẳng lặng chuồn? Còn Võ Kim Cự, đã có công rước Formosa vào Việt nam. Công ty này, đã hủy hoại môi trường sống của cả Đất nước chúng ta và gây ra những tổn thất vô cùng khủng khiếp. Những tổn thất đó, không dễ gì có thể khắc phục trong ngày một – ngày hai. Cho dù, có phải bỏ ra cả núi tiền.

Này, Phú Trọng. Chú có muốn và có dám xử 2 nhân vật này, để giải tỏa những bức xúc của quần chúng, hay không? Chú mà dám làm cái công việc trọng đại đó, xin thề trước trời xanh: “Lão đây tuy già, nhưng hàng ngày, sẽ đến tận nhà, để cõng chú đi làm”. Ngồi ô tô làm đếch gì, cho đau đít.

3- “Mọi con đường, đều dẫn đến La mã”. Còn ở Việt nam, mọi toan tính của Trọng, đều dẫn tới thâu tóm quyền lực. Từ đó, được độc quyền vơ vét quyền và lợi. Đồng thời, được độc quyền làm tay sai cho ngoại bang. Điều đó, vô nghi.

Độc giả chắc chưa quên một sự kiện kỳ quái, xảy ra cách đây chưa lâu: Đám tang mẹ đẻ của Tấn Dũng. Kỳ quái ở chỗ, trong cái đám tang ấy, không thấy bất cứ một quan chức đương nhiệm nào nhân danh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội về dự và chia buồn cùng tang quyến. Suốt cái đám tang ấy, cả nhà đó, phải cô đơn mà tự nương tựa vào nhau. Trong khi, qui định của Nhà nước đang còn có giá trị hiệu lực: Khi “tứ thân phụ mẫu” của cán bộ CNVC mất, cơ quan chủ quản phải trách nhiệm mang vòng hoa và nén hương đến phúng viếng. Không chỉ có thế, trong quá khứ, dù gì đi chăng nữa, Tấn Dũng cũng từng là một vị Thủ tướng và đã từng vang bóng một thời. “Nghĩa tử, là nghĩa tận”. Không một lý do nào, có thể biện minh cho lối hành xử “cạn tàu – ráo máng” này của Phú Trọng và đám đồng đảng. Ngoại trừ lý do, không muốn cho Ba X, nhân dịp này, được công khai “tụ tập đông người không xin phép”, để bàn biện pháp lật đổ quyền lực của Trọng.

Những hiện tượng hết sức bất bình thường ấy, cho thấy: Tấn Dũng, đã bị Phú Trọng “khóa mục tiêu” và bàn tay của Trọng, đã đặt lên cò súng. Thành trì Tấn Dũng có bị công phá hay không, tất cả, phụ thuộc vào quả tên lửa Đinh La Thăng. Nó mà được phóng đi, thì còn nói làm gì. Nhược bằng, nó không chịu rời bệ phóng, thì cái thằng ngồi dưới nó để nhấn nút, sẽ chết trước. Đã trót trèo lên lưng cọp, Phú Trọng còn gì để mất, mà không đánh ván bài: “được ăn cả – ngã về không”.

Với vai trò có vị trí then chốt như thế: Không trước thì sau – không sớm thì muộn, Đinh La Thăng rồi cũng sẽ bị Trọng đập cho tan tành. Thuê luật sư, vô nghĩa.

Về phần Tấn Dũng, muốn làm người tử tế, cũng không xong. Gào lên: “ai cho tôi làm người lương thiện”, phỏng có ích gì. Liệu, ông ta có chịu nhịn thêm một lần nữa, để bị hạ nhục – để bị chết, như một kẻ tội phạm? Vạn nhất, có muốn để xảy ra cái cơ sự đó, cũng phải nhắc ông:

– “Phá tổ, hiếm khi còn vẹn trứng/ Cỏ kia đã nhổ, rễ thường đào”. Kẻ tiểu nhân, không từ thủ đoạn.

– Giờ, là khoảng lặng bất thường, trước trận cuồng phong. Trong lúc vẫn còn rỗi rãi, hãy tranh thủ mà đọc lại câu chuyện tranh giành quyền lực giữa Tào Sảng và Tư Mã Ý. Điều tối quan trọng của việc học Lịch sử, đó là, “không bước chân vào sai lầm của những người đi trước” và “không vấp 2 lần, ở cùng 1 chỗ”.

– Trong cái cuộc đấu tranh này, Trọng chỉ mạnh, vì được thày Tập chống lưng. Chứ về thực chất, Trọng đang nắm dao đằng lưỡi. Tạm thời, ông ta đang ỉa phẹt lên Điều lệ Đảng, để cùng lúc, nắm cả 2 chức vụ: Bí thư Quân ủy TW và Bí thư Đảng ủy Công an TW. Nhưng, những thứ đó, chưa phải là phép thần, khiến Trọng có thể dễ dàng xoay chuyển được tình hình. Bằng chứng hết sức rõ nét, đó là cuộc đào tẩu ngoạn mục của Trịnh Xuân Thanh, ngay trước mũi Trọng. Dĩ nhiên, với sự tiếp tay của ai đó, có trọng trách rất lớn trong Bộ Công an lúc bấy giờ. Bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh về quy án, bất chấp mọi hậu quả, cả về Chính trị – Ngoại giao – Kinh tế…, chỉ cốt để Trọng phăng ra cái đường dây này. Từ đó, quét sach mọi thế lực chống đối trong các Lực lượng Vũ trang nói riêng và trong toàn Đảng của ông ta nói chung. Mở đường, cho kỉ nguyên độc tài của Phú Trọng. Kỉ nguyên, Phú Trọng được độc quyền làm tay sai và có toàn quyền trong việc: “dâng Đất Mẹ, cho Tàu”.

Đồng bệnh tương liên”, những người kia, chắc cũng không nguyện ngồi chờ Trọng đến và tra tay vào còng. Hành động của họ, sao có thể chệch ra ngoài cái quy luật, mà sách Lục Thao đã từng tổng kết: 君子情同而亲合,亲合而事生之,情也.Quân tử, tình đồng nhi thân hợp. Thân hợp nhi sự sinh chi, tình dã (thiên Văn sư). Tạm dịch: Lý tưởng của những người Quân tử, thường tương đồng. Lý tưởng đã tương đồng, họ sẽ biết cách tìm đến và liên kết với nhau. Liên kết rồi, ối sự sinh. Đó, là Chân lí.

– Lòng dân, bất an. Dưới cái sự cai trị sắt máu của Trọng và đám đồng đảng, đến cái quyền tối thiểu của con người, họ cũng còn không có. Cuộc sống của họ, cùng cực cả về vật chất lẫn tinh thần. Những bức xúc của họ, giống như hơi nước trong một cái nồi súp de. Lẽ ra, phải được xả một cách kịp thời. Đằng này, Trọng cho xiết chặt tất cả các van an toàn. Khiến áp suất trong nồi, vùn vụt tăng khỏi ngưỡng an toàn. Không dừng lại, y còn điên cuồng đổ thêm than và thốc quạt máy cho lò nóng lên rừng rực. Cái gì sẽ đến, trong thời gian tới? Câu trả lời, xin nhường cho độc giả.

Trong cuộc đấu tranh sinh – tử giữa các phe phái của Đảng CS, ai mở được cái van an toàn này, người đó sẽ được lòng dân. Dân nghiêng về ai, người đó sẽ chiến thắng. Riêng về cái chuyện này, Trọng đang bị núng thế.

– Vấn đề cuối cùng: Thế lực chống lưng cho Trọng mạnh đến đâu và chúng sẽ hành động như thế nào, nếu y bị dồn vào bước đường cùng? Cùng bất đắc dĩ, liệu chúng có đổ quân vào, chỉ để cứu Trọng?

Binh pháp Tôn tử, thiên Hỏa công, viết rằng: 火发于内,则早应之于外;火发而其兵静者,待而勿攻,极其火力,可从而从之,不可从则止. Hỏa phát vu nội, tắc tảo ứng vu ngoại. Hỏa phát nhi kì binh tĩnh giả, đãi nhi vật công. Cực kì hỏa lực, khả tòng nhi tòng chi. Bất khả tòng nhi, chỉ. Áp dụng vào trường hợp này, Trung cộng sẽ làm như sau:

Ngay sau khi ngọn lửa của cái gọi là cuộc Cách mạng chống lại tên tay sai trung thành nhất của mình bùng phát: Trên đất liền, Trung cộng sẽ huy động bộ binh áp sát biên giới – Trên biển, chúng sẽ huy động máy bay và tàu thuyền áp sát lãnh hải và biển đảo của chúng ta. Tuy vậy, nếu các Lực lượng Vũ trang Nhân dân của chúng ta không rối loạn và kiên quyết không đàn áp Nhân dân, tuyệt đối, chúng sẽ không nổ súng. Chúng sẽ phải kiên trì, đợi cho đến lúc gần ngã ngũ. Nếu Trọng thắng thế, chúng sẽ đổ quân vào và giúp Trọng dọn sạch lực lượng chống đối. Đồng thời, nhân đó gặt hái “lợi ích cốt lõi”, mà chắc chắn, Trọng sẽ dâng lên. Nhược bằng, Trọng thất thế (99%, điều đó sẽ xảy ra), chúng sẽ âm thầm thu quân. Đồng thời, gửi điện mừng tới ông chủ mới của Đất nước chúng ta và tìm dịp khác – cách khác, để thực thi dã tâm ngàn đời của chúng.

Việt nam, không phải là nơi và bây giờ, chưa phải là lúc, mà chúng có thể tự tung – tự tác, để lặp lại những gì, mà Nga xô đã làm ở Hung ga ri và Tiệp khắc khi xưa.

4- Vô luận, bên nào thắng – phía nào thua, sau trận chiến sinh – tử này, những ung nhọt trong lòng chế độ CS, sẽ vỡ mủ. Đất nước ta, sẽ có cơ may, để bước vào một kỉ nguyên mới. Kỷ nguyên, “thoát Cộng và thoát Tàu”. Dân ta, sẽ có cơ may, để sớm được hít thở trong bầu không khí của Tự do.

Vì tất cả những lý do ấy, dân đen chúng tớ sẽ nhiệt tình cổ vũ cho cuộc đấu “ăn thịt đồng loại” của những người CS. “Chết một con, nhòn một mũi”. Huống hồ, các cậu chết cả chùm và chết cả bầy. Bên tả ơi, cố lên – bên hữu ơi, đeo găng vào và sợ đếch gì chúng nó. Cộng sản ở Châu Âu đã chết Đông – chết Tây hết cả rồi. Lẽ nào, CS Việt nam, thua chúng.

5- Này, Phú Trọng và đám Tuyên giáo! Từ xưa đến nay, liên tục được nghe lão hát “dân ca và nhạc cổ truyền” như thế, các cậu thấy có bị váng đầu, hay không? Có thấy nhục không? Nếu còn biết đau – nếu còn biết nhục, hãy ẳng lên một tiếng, cho thiên hạ biết rằng: “Các cậu, không phải là những bóng ma. Các cậu, đang tồn tại và các cậu, không có bị câm”. Đó, là những việc, mà các cậu cần làm luôn và ngay. Chứ đợi bọn đầu lâu – xương chéo nhập cuộc, các cậu sẽ không còn có cái cơ hội đó nữa đâu. Tặng các cậu, câu này:

Người câm, nếm phải hoàng liên đắng.

Có miệng khôn nghề, ngỏ cùng ai.

Hẹn sớm được tái ngộ với các cậu, trên bất cứ một cái diễn đàn nào, mà các cậu mở ra.

_____

Nguyễn Tiến Dân

Tel: 0168 – 50 – 56 – 430

Địa chỉ: Vì tin vào cái lũ CS đê hèn, nên bị chúng lừa đảo và cướp sạch của cải. Bởi thế, mất nhà và trở thành dân du mục. Nay đây – mai đó, chưa có nơi ở cố định.

230220cookie-checkĐinh La Thăng “nhập kho” và vị trí của sự kiện này trong cuộc chiến tranh giành quyền lực của Đảng Cộng sản Việt nam.