CHUYỆN GÌ ĐÃ XẢY RA BÊN TRONG TÒA NHÀ HỘI ĐỒNG LẬP PHÁP HỒNG KÔNG TRONG ĐÊM 1 THÁNG 7

0
850
Người Đà Lạt Xưa

Khoảng 9 giờ tối thứ Hai ngày 1 tháng 7, một nhóm sinh viên đã phá vỡ được cánh cửa chớp kim loại tại lối vào công cộng “Public Entrance 1” để vào được bên trong tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hồng Kông. Chỉ trong vòng vài phút, những sinh viên này đã xịt sơn các dòng chữ phản đối lên các bức tường dọc theo hành lang và tháo gỡ tấm hình chụp của các Chủ tịch thân Trung Quốc xuống để đập vào mặt; nhưng các sinh viên này không hề đụng chạm đến hai bức hình chụp của Sir John Joseph Swaine (施偉賢爵) và Andrew Wong Wang-fat (黃宏發) là hai vị chủ tịch Hội đồng Lập pháp Hồng Kông dưới thời thuộc địa Anh.

Mặc dù các sinh viên đã xịt sơn các dòng chữ phản đối lên đầy các bức tường, đập phá các hình chụp của các nghị viên thân Trung Quốc, nhưng họ hoàn toàn không đụng đến thư viện và phòng báo chí. Một tờ giấy được dán trước cửa phòng thư viện với dòng chữ “không được phá hoại sách vở”. Tất cả những đồ cổ chưng bày đều không đụng đến hoặc di dời, đều có giấy ghi chú “không được làm hư hỏng”.

“Chúng tôi không phải dân trộm cắp, chúng tôi không ăn cắp.” Họ đã không đụng đến một chai nước lọc hoặc một lon nước ngọt để trong các tủ lạnh.

Khoảng 9 giờ 30 tối, nhóm sinh viên trẻ này đã mở được cửa để vào phòng lập pháp (legislative chamber), nơi mà các nghị viên (lawmakers) hội họp để tranh luận và biểu quyết chính sách của Hồng Kông. Khi vào trong phòng lập pháp rồi, các sinh viên này chợt nhận thấy họ đang đối diện với một tình huống mới; ký giả của HKFP đã chứng kiến sự phân vân của những người trẻ này là: nên “ở lại” hoặc “rút lui”?

Đúng là một trùng hợp ý nghĩa, khi các sinh viên phải tranh luận và biểu quyết “ở lại” hoặc “rút lui” ngay tại nơi các nghị viên sử dụng để quyết định vận mệnh của Hồng Kông. Họ bàn luận theo từng nhóm bạn, không cần có lãnh đạo hoặc điều hợp viên, để lấy quyết định của nhóm là “ở lại” hoặc “rút lui”. Họ kết nối với nhau trên mạng xã hội và biểu quyết trên mạng.

Một thanh niên trẻ, thuộc phe “ở lại”, đứng lên mặt bàn, gỡ khẩu trang che mặt của anh ta (đồng nghĩa với sự chấp nhận bị nhận diện, bị bắt giữ và có thể bị đi tù 13 năm). Đó là cậu trai Leung Kai-ping, một nhà hoạt động trẻ của Hồng Kông, đã hô to lên: “Các chiến hữu hãy đến đây. Chúng ta không phải đi vào chỗ này để thăm viếng hoặc để chúng ta tự hào. Chúng ta hãy ở lại đây thật lâu để chiến đấu trường kỳ, thiết lập trật tự và nhận lãnh vai trò của chúng ta.”

Phe “ở lại” muốn đấu tranh theo cách thức của Phong trào Hoa Hướng Dương (Sunflower Movement) tại Đài Loan. Ngược lại, các sinh viên thuộc phe “rút lui” cho rằng phong trào cần phải bảo toàn lực lượng và bảo vệ từng chiến thắng một.

Phong trào Hoa Hướng Dương là gì? Ngày 18/03/2014, trên 400 sinh viên Đài Loan đã chiếm giữ Lập pháp viện (Quốc Hội) của Đài Loan nhằm ngăn chặn việc thực thi “Hiệp định Thương mại Dịch vụ xuyên eo biển” do chính phủ Quốc Dân Đảng ký kết với Trung Quốc hồi tháng 7 năm 2013 và chờ Quốc hội thông qua. Bên ngoài Lập pháp viện có trên 10.000 người biểu tình vây quanh để bảo vệ các sinh viên đang cố thủ ở bên trong.

Mười hai ngày sau, một cuộc biểu tình rầm rộ tại Taipei sau khi hiệu trưởng của 52 trường thành viên trong Hiệp hội Đại Học Quốc gia Đài Loan kêu gọi chính phủ đáp ứng nguyện vọng của sinh viên. Cuối cùng, tổng thống Mã Anh Cửu đã đồng ý nhượng bộ để đưa ra một đạo luật giám sát toàn bộ các hiệp định thương mại với Trung Quốc. Tiếp theo sau, Chủ tịch Quốc hội Vương Kim Bình cũng cam kết không chủ trì các cuộc thảo luận mới nào ở viện Lập pháp Đài Loan cho đến khi có được một đạo luật về việc giám sát các hiệp định thương mại với Trung Quốc.

Với kết quả như vậy, phong trào Hoa Hướng Dương của sinh viên Đài Loan đã coi như thành công vào năm 2014. Tất cả sinh viên bị truy tố và kết án vì chiếm đóng Lập pháp viện Đài Loan vào năm 2014, đã được Tối Cao Pháp Viện của Đài Loan tuyên bố tha bổng vào hôm 12/03/2019 vừa qua. Quan tòa Tối Cao của Đài Loan phán quyết rằng hành động đó chỉ là một “sự phát biểu dân chủ”.

Các bạn Việt Nam có thể đồng ý hoặc không đồng ý với các sinh viên Hồng Kông thuộc phe “ở lại” hoặc phe “rút lui”. Tuy nhiên, ở đây mọi người có thể nhìn thấy được tinh thần và ý thức dân chủ đều khắc ghi trong tiềm thức của mỗi sinh viên. Mỗi người biểu tình đều có thể chọn lựa mức độ tham gia đấu tranh; bạn có thể ngồi trên ngọn đồi để cầm biểu ngữ, hoặc bạn bước ra tuyến đầu để đối diện với khói cay, hoặc hơn thế nữa, bạn có thể xông vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp để chạm đến chiếc ghế của các nghị viên nắm quyền biểu quyết tương lai của Hồng Kông. Không ai trách ai là phải đóng góp như thế nào, hoặc nhiều hay ít.

Các bạn Việt Nam nên hiểu được những sinh viên Hồng Kông muốn ở lại chiếm giữ bên trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông vào đầu tuần này bởi vì họ muốn áp dụng chiến thuật của những sinh viên Đài Loan đã thành công trong phong trào Hoa Hướng Dương tại Taipei vào năm 2014. Trong đấu tranh cách mạng, các bạn trẻ phải biết linh động và không nên loại bỏ bất cứ chiến thuật nào cả. Mỗi chiến thuật đều có hiệu quả tốt nếu áp dụng đúng hoàn cảnh, điều kiện và thời điểm của nó.

Người Đà Lạt Xưa “Chúng tôi không phải dân trộm cắp, chúng tôi không ăn cắp.” Các sinh viên biểu tình đã không đụng đến một chai nước lọc hoặc một lon nước ngọt để trong các tủ lạnh bên trong tòa nhà Lập pháp Hồng Kông đêm 1 tháng 7 vừa qua.

Trở lại câu chuyện Hồng Kông. Đến 10 giờ 21 tối, cảnh sát công bố qua màn ảnh video rằng họ tập trung lực lượng cơ động để chiếm lại tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hồng Kông.

Bên trong nghị sảnh Hội đồng Lập pháp, tất cả sinh viên bấy giờ đều đồng ý với quyết định chung: những ai muốn “rút lui” thì nên rời khỏi tòa nhà trước 12 giờ khuya, trước khi cảnh sát tập trung được lực lượng để kéo đến giải tỏa, và những ai muốn “ở lại” sẽ ngồi lại để hy vọng tiếp tục được một cuộc chiến kéo dài giống như phong trào Hoa Hướng Dương.

Cái yếu điểm ở đây là sự “rút lui” của đa số người sẽ khiến cho thiếu số “ở lại” quá ít và sẽ không đủ sức để tự bảo vệ khi cảnh sát kéo đến. Cuối cùng, số người chấp nhận “ở lại” chỉ còn 4 người. Một sinh viên đã cầm loa phóng thanh hô to: “Còn một vài người đã ở lại bên trong. Vì thế, xin mọi người ở khu vực Admiralty hãy làm tất cả những gì có thể làm được, để bảo vệ cho các anh em này. Chúng ta không thể về nhà và nhìn họ bị hy sinh từ phía đàng xa.”

CHUYỆN GÌ ĐÃ XẢY RA BÊN TRONG TÒA NHÀ HỘI ĐỒNG LẬP PHÁP HỒNG KÔNG TRONG ĐÊM 1 THÁNG 7Khoảng 9 giờ tối thứ Hai ngày 1 tháng 7, một nhóm sinh viên đã phá vỡ được cánh cửa chớp kim loại tại lối vào công cộng "Public Entrance 1" để vào được bên trong tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hồng Kông. Chỉ trong vòng vài phút, những sinh viên này đã xịt sơn các dòng chữ phản đối lên các bức tường dọc theo hành lang và tháo gỡ tấm hình chụp của các Chủ tịch thân Trung Quốc xuống để đập vào mặt; nhưng các sinh viên này không hề đụng chạm đến hai bức hình chụp của Sir John Joseph Swaine (施偉賢爵) và Andrew Wong Wang-fat (黃宏發) là hai vị chủ tịch Hội đồng Lập pháp Hồng Kông dưới thời thuộc địa Anh.Mặc dù các sinh viên đã xịt sơn các dòng chữ phản đối lên đầy các bức tường, đập phá các hình chụp của các nghị viên thân Trung Quốc, nhưng họ hoàn toàn không đụng đến thư viện và phòng báo chí. Một tờ giấy được dán trước cửa phòng thư viện với dòng chữ "không được phá hoại sách vở". Tất cả những đồ cổ chưng bày đều không đụng đến hoặc di dời, đều có giấy ghi chú "không được làm hư hỏng"."Chúng tôi không phải dân trộm cắp, chúng tôi không ăn cắp." Họ đã không đụng đến một chai nước lọc hoặc một lon nước ngọt để trong các tủ lạnh.Khoảng 9 giờ 30 tối, nhóm sinh viên trẻ này đã mở được cửa để vào phòng lập pháp (legislative chamber), nơi mà các nghị viên (lawmakers) hội họp để tranh luận và biểu quyết chính sách của Hồng Kông. Khi vào trong phòng lập pháp rồi, các sinh viên này chợt nhận thấy họ đang đối diện với một tình huống mới; ký giả của HKFP đã chứng kiến sự phân vân của những người trẻ này là: nên "ở lại" hoặc "rút lui"?Đúng là một trùng hợp ý nghĩa, khi các sinh viên phải tranh luận và biểu quyết "ở lại" hoặc "rút lui" ngay tại nơi các nghị viên sử dụng để quyết định vận mệnh của Hồng Kông. Họ bàn luận theo từng nhóm bạn, không cần có lãnh đạo hoặc điều hợp viên, để lấy quyết định của nhóm là "ở lại" hoặc "rút lui". Họ kết nối với nhau trên mạng xã hội và biểu quyết trên mạng.Một thanh niên trẻ, thuộc phe "ở lại", đứng lên mặt bàn, gỡ khẩu trang che mặt của anh ta (đồng nghĩa với sự chấp nhận bị nhận diện, bị bắt giữ và có thể bị đi tù 13 năm). Đó là cậu trai Leung Kai-ping, một nhà hoạt động trẻ của Hồng Kông, đã hô to lên: "Các chiến hữu hãy đến đây. Chúng ta không phải đi vào chỗ này để thăm viếng hoặc để chúng ta tự hào. Chúng ta hãy ở lại đây thật lâu để chiến đấu trường kỳ, thiết lập trật tự và nhận lãnh vai trò của chúng ta."Phe "ở lại" muốn đấu tranh theo cách thức của Phong trào Hoa Hướng Dương (Sunflower Movement) tại Đài Loan. Ngược lại, các sinh viên thuộc phe "rút lui" cho rằng phong trào cần phải bảo toàn lực lượng và bảo vệ từng chiến thắng một.Phong trào Hoa Hướng Dương là gì? Ngày 18/03/2014, trên 400 sinh viên Đài Loan đã chiếm giữ Lập pháp viện (Quốc Hội) của Đài Loan nhằm ngăn chặn việc thực thi "Hiệp định Thương mại Dịch vụ xuyên eo biển" do chính phủ Quốc Dân Đảng ký kết với Trung Quốc hồi tháng 7 năm 2013 và chờ Quốc hội thông qua. Bên ngoài Lập pháp viện có trên 10.000 người biểu tình vây quanh để bảo vệ các sinh viên đang cố thủ ở bên trong. Mười hai ngày sau, một cuộc biểu tình rầm rộ tại Taipei sau khi hiệu trưởng của 52 trường thành viên trong Hiệp hội Đại Học Quốc gia Đài Loan kêu gọi chính phủ đáp ứng nguyện vọng của sinh viên. Cuối cùng, tổng thống Mã Anh Cửu đã đồng ý nhượng bộ để đưa ra một đạo luật giám sát toàn bộ các hiệp định thương mại với Trung Quốc. Tiếp theo sau, Chủ tịch Quốc hội Vương Kim Bình cũng cam kết không chủ trì các cuộc thảo luận mới nào ở viện Lập pháp Đài Loan cho đến khi có được một đạo luật về việc giám sát các hiệp định thương mại với Trung Quốc.Với kết quả như vậy, phong trào Hoa Hướng Dương của sinh viên Đài Loan đã coi như thành công vào năm 2014. Tất cả sinh viên bị truy tố và kết án vì chiếm đóng Lập pháp viện Đài Loan vào năm 2014, đã được Tối Cao Pháp Viện của Đài Loan tuyên bố tha bổng vào hôm 12/03/2019 vừa qua. Quan tòa Tối Cao của Đài Loan phán quyết rằng hành động đó chỉ là một "sự phát biểu dân chủ".Các bạn Việt Nam có thể đồng ý hoặc không đồng ý với các sinh viên Hồng Kông thuộc phe "ở lại" hoặc phe "rút lui". Tuy nhiên, ở đây mọi người có thể nhìn thấy được tinh thần và ý thức dân chủ đều khắc ghi trong tiềm thức của mỗi sinh viên. Mỗi người biểu tình đều có thể chọn lựa mức độ tham gia đấu tranh; bạn có thể ngồi trên ngọn đồi để cầm biểu ngữ, hoặc bạn bước ra tuyến đầu để đối diện với khói cay, hoặc hơn thế nữa, bạn có thể xông vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp để chạm đến chiếc ghế của các nghị viên nắm quyền biểu quyết tương lai của Hồng Kông. Không ai trách ai là phải đóng góp như thế nào, hoặc nhiều hay ít.Các bạn Việt Nam nên hiểu được những sinh viên Hồng Kông muốn ở lại chiếm giữ bên trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông vào đầu tuần này bởi vì họ muốn áp dụng chiến thuật của những sinh viên Đài Loan đã thành công trong phong trào Hoa Hướng Dương tại Taipei vào năm 2014. Trong đấu tranh cách mạng, các bạn trẻ phải biết linh động và không nên loại bỏ bất cứ chiến thuật nào cả. Mỗi chiến thuật đều có hiệu quả tốt nếu áp dụng đúng hoàn cảnh, điều kiện và thời điểm của nó.Trở lại câu chuyện Hồng Kông. Đến 10 giờ 21 tối, cảnh sát công bố qua màn ảnh video rằng họ tập trung lực lượng cơ động để chiếm lại tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hồng Kông.Bên trong nghị sảnh Hội đồng Lập pháp, tất cả sinh viên bấy giờ đều đồng ý với quyết định chung: những ai muốn "rút lui" thì nên rời khỏi tòa nhà trước 12 giờ khuya, trước khi cảnh sát tập trung được lực lượng để kéo đến giải tỏa, và những ai muốn "ở lại" sẽ ngồi lại để hy vọng tiếp tục được một cuộc chiến kéo dài giống như phong trào Hoa Hướng Dương.Cái yếu điểm ở đây là sự "rút lui" của đa số người sẽ khiến cho thiếu số "ở lại" quá ít và sẽ không đủ sức để tự bảo vệ khi cảnh sát kéo đến. Cuối cùng, số người chấp nhận "ở lại" chỉ còn 4 người. Một sinh viên đã cầm loa phóng thanh hô to: "Còn một vài người đã ở lại bên trong. Vì thế, xin mọi người ở khu vực Admiralty hãy làm tất cả những gì có thể làm được, để bảo vệ cho các anh em này. Chúng ta không thể về nhà và nhìn họ bị hy sinh từ phía đàng xa."Khi từng đoàn xe cảnh sát khởi động từ Wai Chan hướng về Admiralty, một trong bốn người "ở lại" đã nói với phóng viên của nhật báo Apple Daily rằng anh ta chấp nhận "ngồi tù ít nhất 8 đến 10 năm và bị thương bầm dập đêm nay" nhưng anh sẽ không oán trách những người đã quyết định "rút lui" và anh chỉ còn trông chờ vào sự bảo vệ của đoàn người biểu tình ở lại bên ngoài tòa nhà. Anh ta năm nay 24 tuổi đã lập gia đình và có con nhỏ. Anh nhờ ký giả nhắn lại với con cái của anh rằng: "Các con có thể nhìn thấy những gì cha đã làm, và thấy được cha thật sự muốn làm gì cho các con. Cha không thể nói được nó là đúng hay sai… chuyện đó sẽ do con phán quyết."Chỉ còn vài phút là đúng nửa đêm, hàng trăm sinh viên thoát ra bên ngoài đã kêu gọi lẫn nhau biểu quyết thêm một lần nữa. Lần này họ thật sự khẩn trương. Họ biểu quyết đồng thuận và xông trở vào tòa nhà Lập pháp. Nhưng lần này, họ xông vào để trói 4 người "ở lại" và khiên họ chạy trở ra ngoài.Tất cả thay phiên nhau, vừa khiên bạn, vừa chạy và vừa hô to: CHÚNG TA ĐẾN CÙNG NHAU, CHÚNG TA SẼ VỀ CHUNG VỚI NHAU.Đúng 0:15 phút, khi đoàn cảnh sát cơ động tràn vào nghị sảnh Hội đồng Lập pháp Hồng Kông và bắt đầu truy lùng. Không còn một người nào trong đó.Fb Người Đà Lạt Xưa July 3, 2019.

Posted by Người Đà Lạt Xưa on Wednesday, July 3, 2019

Khi từng đoàn xe cảnh sát khởi động từ Wai Chan hướng về Admiralty, một trong bốn người “ở lại” đã nói với phóng viên của nhật báo Apple Daily rằng anh ta chấp nhận “ngồi tù ít nhất 8 đến 10 năm và bị thương bầm dập đêm nay” nhưng anh sẽ không oán trách những người đã quyết định “rút lui” và anh chỉ còn trông chờ vào sự bảo vệ của đoàn người biểu tình ở lại bên ngoài tòa nhà.

Anh ta năm nay 24 tuổi đã lập gia đình và có con nhỏ. Anh nhờ ký giả nhắn lại với con cái của anh rằng: “Các con có thể nhìn thấy những gì cha đã làm, và thấy được cha thật sự muốn làm gì cho các con. Cha không thể nói được nó là đúng hay sai… chuyện đó sẽ do con phán quyết.”

Chỉ còn vài phút là đúng nửa đêm, hàng trăm sinh viên thoát ra bên ngoài đã kêu gọi lẫn nhau biểu quyết thêm một lần nữa. Lần này họ thật sự khẩn trương. Họ biểu quyết đồng thuận và xông trở vào tòa nhà Lập pháp. Nhưng lần này, họ xông vào để trói 4 người “ở lại” và khiên họ chạy trở ra ngoài.

Tất cả thay phiên nhau, vừa khiên bạn, vừa chạy và vừa hô to: CHÚNG TA ĐẾN CÙNG NHAU, CHÚNG TA SẼ VỀ CHUNG VỚI NHAU.

Đúng 0:15 phút, khi đoàn cảnh sát cơ động tràn vào nghị sảnh Hội đồng Lập pháp Hồng Kông và bắt đầu truy lùng. Không còn một người nào trong đó.

Fb Người Đà Lạt Xưa
July 3, 2019

424170cookie-checkCHUYỆN GÌ ĐÃ XẢY RA BÊN TRONG TÒA NHÀ HỘI ĐỒNG LẬP PHÁP HỒNG KÔNG TRONG ĐÊM 1 THÁNG 7