Phong Thanh Duong cùng với Phượng Bảo.
Mấy ngày nay tôi thấy rất nhiều người Việt tại Mỹ lên án bạo lực khi những cuộc biểu tình trở thành “riot” bạo loạn và cướp bóc. Nhưng tôi để ý hầu như không có người nào lên tiếng (có cả tôi trong số đó) khi ông George Floyd người Mỹ da đen bị cảnh sát dùng bạo lực giết chết một cách tàn nhẫn.
Điều đó làm tôi suy nghĩ nhiều. Vì sao vậy? Có lẽ vì tôi cũng như phần đông người Việt Nam cùng thế hệ chúng tôi (nghĩa là tuổi trung niên) đều có một “tần số” suy nghĩ chung, cùng nhìn sự việc qua một “lăng kính” giống nhau.
Chúng tôi là những người tỵ nạn cộng sản đến với đất nước này với hai bàn tay trắng. Chúng tôi từ nghèo khổ ban đầu nhưng đã vươn lên bằng chính sức lực của mình, đến ngày hôm nay ba bốn chục năm sau hầu như ai cũng thành công trong xã hội đạt được giấc mơ “American Dream”. Sau bao nhiêu năm trời sống ở đây tôi cũng chưa thật sự trải nghiệm một sự kỳ thị nào đáng kể, có lẽ là vì pháp luật Hoa Kỳ không cho phép bất cứ sự kỳ thị nào dù về màu da, sắc tộc, ngôn ngữ hay giới tính.

Ảnh : Hoàng Hải
Cho nên tôi không thể hiểu được sự kỳ thị đối với người Mỹ da đen. Tôi không hiểu được tại sao họ cứ phải sống trong nghèo khổ từ thế hệ này qua thế hệ khác, trong khi chúng tôi là những người di dân mới đến có vài chục năm lại có thể “thành công” được trong xã hội. Khi học đại học tôi không có một người bạn da đen nào vì lý do đơn giản là không có người da đen nào học cùng lớp. Đến khi đi làm cũng vậy, tôi cũng không có đồng nghiệp người da đen nào bởi vì không có (hay rất ít) những người da đen trong hãng.

Tôi KHÔNG thấy và KHÔNG hiểu được sự kỳ thị đối với người da đen, nhưng không có nghĩa là điều đó không xảy ra, mà ngược lại nó tồn tại rất nhiều trong xã hội Mỹ. Hãy nhìn lại lịch sử Hoa Kỳ để thấy. Từ việc bắt nguời da đen làm nô lệ vào thế kỷ 17 đến cuộc nội chiến giải phóng nô lệ năm 1860, cho đến bây giờ giờ xã hội Hoa Kỳ đã tiến một bước rất dài. Nhưng đừng quên rằng, chỉ mới cách đây vài chục năm thôi mãi đến thập niên 60, người da đen vẫn còn không được ngồi chung xe bus, ăn chung nhà hàng, đi học cùng trường, hay ở cùng một khu với người da trắng!

Từ sự kiện năm 1955 khi bà Rosa Park từ chối nhường ghế trên xe bus cho người da trắng nên phải vào tù, cho đến năm 1962 anh James Meredith bị từ chối vào học trong University of Mississippi đến nỗi Attorney General thời đó là ông Robert F. Kennedy phải gởi US Marshals để hộ tống anh vào trường, và sự việc này đã dẫn đến cuộc bạo động do những sinh viên da trắng cầm đầu làm chết 2 người, bị thương 28 nhân viên liên bang và 160 người khác, và cuối cùng Tổng thống Kennedy đã phải cho Vệ Binh Quốc Gia đến can thiệp để dẹp loạn.
Từ phong trào đấu tranh cho dân quyền do Mục sư Martin Luther King cầm đầu đến các luật về Dân Quyền được quốc hội Hoa Kỳ thông qua như Civil Rights Act of 1964 và Civil Rights Act of 1968, phải nói xã hội Hoa Kỳ đã tiến một bước rất dài trong vấn đề dân quyền, dù vẫn còn chưa đủ. Những tiến bộ này đã giúp cho xã hội Hoa Kỳ được bình đẳng hơn, và chúng ta, những người tỵ nạn Việt Nam mới đến sau này, dù muốn dù không, cũng hưởng một cách gián tiếp những thành quả đó.

“Black Lives Matter” là một phong trào tranh đấu chống lại sự kỳ thị chủng tộc có hệ thống và bạo lực với người da đen, xuất phát từ việc những người da đen bị sát hại bởi cảnh sát năm 2013. Xin đừng hiểu kiểu “literally” nghĩa là chỉ có sinh mạng người da đen mới quý, còn sinh mạng những sắc dân khác thì không. Xin đừng gom chung “Black Lives Matter” đồng nghĩa với bạo động để không ủng hộ phong trào này vì đây là hai thứ hoàn toàn khác nhaụ. Những kẻ lợi dụng việc biểu tình để “looting” cướp của là tội phạm và đáng bị pháp luật trừng phạt thích đáng.
Nếu bạn không hiểu được sự kỳ thị đối với người da đen trong xã hội cũng không sao, vì tôi cũng là một trong những số đó! Hãy tìm hiểu thêm qua sách báo, qua văn chương, qua phim ảnh. Bộ phim “Moonlight” được giải Oscar Best Picture năm 2016 sẽ giúp giải thích một phần nào cái vòng luẩn quẩn xiết nghẹt cuộc sống mà bao thế hệ nguời da đen không thoát ra nổi.

Hãy lắng nghe tiếng nói từ những người trẻ thế hệ con cháu gốc Việt của chúng ta sinh trưởng và lớn lên bên đây. Đừng vội cho rằng tuổi trẻ quá “lý tưởng”, chưa biết sự thật cuộc đời như thế nào. Hãy nhớ lại rằng ba chục năm về trước, chúng ta cũng đã là những chàng trai cô gái đôi mươi tràn đầy lý tưởng như thế! Nếu lý tưởng là làm cho một xã hội mình sống ngày càng tiến bộ, đẹp hơn và công bằng hơn, thì đó chẳng phải là điều phải mà chúng ta vẫn dạy con cái và hằng mong muốn hay sao?
Dương Thanh Phong – 6/3/2020
1. Civil right movements: https://en.wikipedia.org/wiki/Civil_rights_movement
2. Trên FB của Hoa Nghiêm, một em học sinh cũ của Văn Lang sinh trưởng ở Mỹ.
(Nguyên tác: https://lettersforblacklives.com/about-the-letter-ed27ea67e…)
Chuyện Việt Nam, chuyện MỹVõ Ngọc Ánh7-6-2020Ở Việt Nam, mọi việc vẫn do đảng Cộng sản quyết định. Nước Mỹ luôn lắng nghe, sửa chữa trước sức ép của người dân và xã hội để thay đổi tốt hơn.Nhiều người đang nhìn cái chết của George Floyd với một nước Mỹ còn phân biệt chủng tộc, đầy bạo lực… nhưng thử so sánh với những cái chết không rõ ràng, minh bạch trong đồn công an ở Việt Nam.Chuyện ở Việt NamNhững cái chết trong đồn công an ở Việt Nam thường rơi vào quên lãng. Công an kêu tới nhận xác tại đồn, tại bệnh viện cùng những lời giải thích chết do tự tử bằng điện, bằng dây nịt, dây giày, kéo, dao rọc giấy…Nghe cứ như đồn công an là chỗ người dân rất thích được vào đó tự tử và luôn có sẵn công cụ hỗ trợ. Một lời giải thích nhẹ nhàng hơn, chết do bệnh tật. Dĩ nhiên công an luôn vô can trong hàng loạt cái chết với thông tin đưa ra rất mập mờ, đầy nghi ngờ.Người chết không thể lên tiếng để nói rõ tại sao mình lìa đời tức tưởi. Thân nhân tự an ủi, “thôi số phận vậy, đành chịu”, nghe giống như thời sơ khai. “Chống lại chính quyền, công an có được gì đâu”, như một sự cam chịu.Đây là lối suy nghĩ vô cùng phổ biến của thân nhân những người chết trong đồn công an. Cho nên số thân nhân người chết đòi được công lý như nạn nhân Ngô Thanh Kiều, vô cùng ít ỏi.Khám nghiệm tử thi hay bất kỳ biện pháp hỗ trợ điều tra nào cũng không soi sáng được thêm điều gì để mang lại công lý cho nạn nhân, bởi tất cả chỉ do công an thực hiện, trong một cơ chế hoàn toàn thiếu minh bạch. Việc giám định cái chết trong đồn công an vẫn còn là bí mật. Cả số người chết cũng bí mật, bởi chưa có cơ quan thống kê độc lập và không phải cái chết nào cũng được báo chí đưa tin.Tuy nhiên người dân có thể vén một phần bí mật đó. Năm 2018, thống kê qua báo chí có ít nhất 11 cái chết do tự tử trong đồn công an. Con số chính thức do trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm báo cáo với thường vụ Quốc hội vào tháng 3/2015, trong khoảng thời gian từ năm 2012 – 2014, có 226 trường hợp chết tại nhà tạm giam, tạm giữ. Theo lời giải thích của ông Lượng, công an vẫn vô can, bởi nạn nhân chết do tự tử, bệnh lý.Ngay cả cái chết của cụ Lê Đình Kình tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, vào rạng sáng ngày 9/1/2020 do nhà cầm quyền, công an, quân đội thực hiện như một vụ khủng bố. Sự kiện thương tâm này cũng chẳng làm đa số người dân xứ Việt phải bận tâm, phẫn nộ. Cộng sản Việt Nam đã thành công khi biến đa số thờ ơ, nhẫn nhục, để tiếp tục sống trong sợ hãi.Chỉ khi nào họ vượt qua được sợ hãi, lúc đó người Việt mới có thể nhìn thấy ánh sáng của tự do, dân chủ.Cũng khó đòi hỏi một xã hội văn minh, khi người dân còn đồng tình với việc, đánh đập dã man, thậm chí giết chết những tay trộm chó, hơn là dùng đến luật pháp để xét xử. Thật khó để trông chờ những con người này thức tỉnh trước nỗi đau, bất công của người khác.Một xã hội thiếu vắng luật pháp, thì đa số người dân sẽ quay sang ủng hộ luật rừng.Chuyện ở MỹĐa phần dân Mỹ biết phân biệt đúng, sai, nên họ hành xử theo lương tâm, để không bị nỗi sợ hãi chế ngự, chỉ biết lo cho bản thân mà bỏ qua những giá trị phổ quát như đa số dân Việt.Vì điều này, cái chết của Georgy Ployd, đâu chỉ những người Mỹ da đen, mà hầu hết các sắc dân khác, trong đó có nhiều người Mỹ trắng cùng nhau xuống đường, cất lên tiếng nói phẫn nộ trước bất công, thiếu tình người. Họ buộc cảnh sát, chính quyền địa phương và những người lãnh đạo đất nước phải chú ý đến sự công bằng, công lý, lẽ phải, hành xử đúng luật…Những tiếng nói công chính của họ đã tới tai chính quyền các thành phố, các tiểu bang và các vị dân cử địa phương. Họ đã lắng nghe, để cho người dân được lên tiếng nói của mình, qua việc yêu cầu cảnh sát rút đi, ngưng sử dụng hơi cay để giải tán. Điều này hoàn toàn trái ngược với các tuyên bố, mong đợi của tổng thống đương nhiệm.Những kẻ cơ hội lợi dụng biểu tình để đập phá, cướp bóc, hôi của sẽ không có đất sống trong một xã hội văn minh, pháp luật được tôn trọng… như Mỹ. Thực tế chuyện bạo lực chỉ có trong những ngày đầu, mà nhiều tờ báo đưa tin là những kẻ cực đoan, trong đó có các nhóm thượng tôn sắc tộc da trắng (white supremacist) và những nhóm cực đoan khác trà trộn vào để đốt phá, hôi của.Nhà thơ Bảo Phi, một người đang sống gần chỗ anh George Floyd bị giết, cho biết: “Phần lớn là do người ngoài cuộc gây ra: Những kẻ khiêu khích thuộc phong trào cực hữu alt-right có tổ chức”.Những vụ biểu tình bạo lực sau đó đã giảm, sau khi báo chí và các nhân viên công lực tìm ra những kẻ tổ chức phá hoại đó và truy tố chúng.Sự kiện George Floyd có thể giúp nước Mỹ trưởng thành hơn, khắc phục được những hạn chế của đất nước này. Lịch sử nước Mỹ đã chứng minh quốc gia này luôn như thế.Nước Mỹ mạnh không phải vì đồng Đô La, quân đội, vũ khí mà trước tiên ở các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền, công bằng, trách nhiệm. Đây mới chính là điều làm nên một nước Mỹ được thế giới tin yêu, hướng đến.—————–Video biểu tình tại Pioneer Courthouse Square, Portland ngày 02-06-2020.Những người tham gia biểu tình là các bạn trẻ, nhiệt thành và ôn hoà, đa số bạn trẻ trong cuộc biểu tình này là người da trắng. Hoàn toàn không có cảnh sát can thiệp hay ngăn chặn cuộc biểu tình này và cũng không có hành động bạo lực ở đây. Cảnh sát lập hàng rào bảo vệ khu trung tâm cách đó hai dãy phố. Tại các chốt kiểm soát cảnh sát làm việc rất ôn hoà, những người giao hàng trong khu vực cấm sau khi gặp cảnh sát vẫn được vào giao hàng.Video : Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải)
Posted by Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) on Sunday, June 7, 2020