Thursday, September 19, 2024
HomeBình Luận-Quan ĐiểmVì sao dùng HAUNTOLOGY để nói về Chiến tranh Việt Nam 

Vì sao dùng HAUNTOLOGY để nói về Chiến tranh Việt Nam 

Tan Trung Nguyen Quoc

(hay “Cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, cho các nhóm “chuẩn chỉnh chính trị” political correctness)

Một trong những vấn đề mình gặp phải với một số “học giả” giấu mặt tại Việt Nam, là họ thật ra không viết được gì nhiều, chưa ai thật sự đọc được sản phẩm nào của họ, nhưng họ rất thích phê phán và trịch thượng đối với những nhóm đang cố gắng mang tri thức và tiếng nói người Việt vào không gian tri thức chung của quốc tế. 

Mình tin là nhóm nhỏ này sẽ không thể tham gia vào không gian nghiên cứu quốc tế, nếu họ tiếp tục duy trì sự khinh thường đối với hoạt động literature review trong nghiên cứu khoa học như thế. 

***

Trong bài viết trước, Trung có một đoạn giới thiệu ngắn về việc mình “vay mượn” Hauntology và không giải thích kỹ, biết trước rằng nhóm này sẽ dùng quyển Spectres of Marx để lập luận rằng Derrida có lý luận gì về quá khứ như là bóng ma đâu. 

Đúng như kỳ vọng, Trung nhắc đến đâu thì họ tìm đến quyển đó để đọc. 

Đọc xong Spectres of Marx thì họ đinh ninh rằng họ đủ kiến thức để phản biện việc sử dụng khái niệm Hauntology. 

Đây là một cách tiếp cận quen thuộc của một số nhóm học giả nhỏ trong nghiên cứu khoa học tại Việt Nam: “Tôi đọc sao thì tôi hiểu vậy. Anh không hiểu giống tôi thì anh sai, anh phi khoa học.”

Nói cách khác, họ không cần làm literature review. 

Khi họ đọc một tác phẩm hoặc một văn bản luật, nhóm nhỏ này ít tìm hiểu thêm các văn bản và tài liệu khác. 

Họ thậm chí không cần quan tâm cả ngành và các tác giả có thẩm quyền nói gì về tác phẩm đó. Từ đó họ tự “chém” thêm nội dung mà thôi. 

***

Tuy nhiên, Hauntology là một chủ đề khoa học với cả một đội ngũ tác giả hùng hậu. 

Hauntology là khái niệm được sinh ra bởi Derrida, nhưng khái niệm này phát triển đến đâu, ứng dụng được gì, cho hoàn cảnh nào… thì phải dựa vào việc bạn có chịu đọc và làm literature review hay không. 

Ví dụ, khi Trung nói rằng “Cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” – dù Việt Nam chiến thắng – vẫn sẽ là bóng ma ám ảnh các đối thoại chính trị Việt Nam trong tương lai dài hạn, vay mượn từ lý thuyết gốc của Derrida, thì mình lại dùng cách tiếp cận của Mark Fisher – một tác giả lớn về Hauntology vốn cũng đang giải thích Derrida. [Mời tìm đọc What is Hauntology – Mark Fisher]. 

Ông lý giải rằng có hai cách hiểu về Hauntology: 

(1) Thứ không còn tồn tại trong thực tế (actuality), nhưng vẫn hiện diện như một thực tế ảo trong tư duy và đời sống con người (tạm dịch từ virtuality). Đó có thể là “sang chấn của khả năng lặp lại”, “cấu trúc của khả năng lặp lại”, hay một “khuôn mẫu không thể tránh khỏi”. 

(The traumatic ‘‘compulsion to repeat,’’ a structure that repeats, a fatal pattern)

(2) Thứ chưa tồn tại trong thực tế, chưa xảy ra, nhưng đã hiện diện trong tư duy và đời sống con người. 

Đến đây có lẽ người đọc hiểu Trung dùng cách hiểu nào để nói về “Cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. 

Để thể hiện rõ quan điểm của Mark Fisher hơn, chúng ta có thể dẫn ra thêm một ví dụ của Mark Fisher về sự chấm dứt của Liên bang Xô Viết. 

Mark Fisher trong đó phủ nhận quan điểm của Fukuyama về “sự chấm dứt của lịch sử”, rằng chủ nghĩa tư bản đã toàn thắng. Ông tranh luận rằng với Hauntology, chúng ta luôn sẽ tìm thấy “bóng ma” của chủ nghĩa Cộng sản ở phương Tây trong cả những sản phẩm văn hoá hiện đại của một thế giới tư bản không Xô Viết.

Tương tự và hợp logic, Trung sáng tạo ra cách so sánh “Cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” và sự phân chia hai miền Nam – Bắc, dù đã kết thúc cách đây 50 năm, vẫn tiếp tục trở lại ám ảnh các đối thoại chính trị Việt Nam như vụ việc của Hanni.

*** 

Facebook còn khả năng bị tấn công nên Trung chỉ nói đến đây. Hy vọng người đọc ủng hộ có thể chia sẻ để làm rõ vấn đề. 

Trung có lẽ sẽ chờ nhóm này đọc thêm tác phẩm Trung giới thiệu để họ “phản biện”, xong mình sẽ chèn thêm tác phẩm khác vào giải thích tiếp nếu cần. 

Literature review các bác chưa làm xong mà cứ phải trịch thượng chê người khác là “không có lương tri học thuật” thì quả là can đảm. 

Ảnh: Derrida.

Nguồn : https://www.facebook.com/t2nguyenquoc/posts/pfbid01FjQcjMPzSdzYfR7gFEfNkjC5HvMwx7VvtZsgVTiNnZmV7ymf14CXAF3EezGVL28l

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular