Theo thời gian những vết tích của Sài Gòn xưa cứ mai một dần hoặc hoàn toàn biến mất

0
293
Dinh Thượng Thơ và Toà Đô Chánh.

Theo thời gian những vết tích của Sài Gòn xưa cứ mai một dần hoặc hoàn toàn biến mất.
Từ những con đường rợp bóng cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm như đường Lê Đại Hành, đường Tôn Đức Thắng tức Cường Để cũ…, hàng cây cổ thụ ở công viên Lam Sơn phía trước Nhà hát thành phố…; từ những quán café từng là địa chỉ văn hóa một thời như café Brodard, La Pagode, café Givral-nơi bao ký giả trong và ngoài nước thời chiến tranh VN đến thu thập thông tin, ngồi viết bài, trong đó có nhân vật tình báo Phạm Xuân Ẩn, nơi từng được nhắc đến trong cuốn sách và bộ phim “Người Mỹ trầm lặng”…; rồi thương xá Tax- trung tâm thương mại lâu đời nhất tại VN, hơn 130 năm tuổi…
Cũng như chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố…, những cái tên như Eden, thương xá Tax, quán café Givral, La Pagode, Brodard, những hình ảnh như đài phun nước ở giao lộ Nguyễn Huệ-Lê Lợi…hay công viên Chi Lăng, đã trở thành quen thuộc, gắn liền trong ký ức của người dân Sài Gòn bao nhiêu năm…nay đã biến mất.
Những công trình còn lại như nhà thờ Đức Bà, Nhà hát thành phố (trước đây là Hạ Nghị Viện của chính quyền VNCH), và sắp tới sẽ là chợ Bến Thành, thì đều đang và sẽ bị đè bẹp xuống, trở nên bé nhỏ thảm thương vì những công trình mới xây cao hơn nhiều lần.
Chưa kể những ngôi chùa, rồi bây giờ ngay cả dinh Thượng thơ cũ trên dưới 150 tuổi hay nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Dòng Mến Thánh giá cũng đang bị “cho lên thớt”, và những cái đầu tham lam vô độ còn dòm ngó cả Thảo Cầm Viên, nhưng chưa dám “động thủ”…
Tất cả đều được lấy lý do vì nhu cầu phát triển, thành phố cần phải hiện đại hóa, người dân cần phải hy sinh! Biết là thế, nhưng thật ra, đập bỏ luôn là phương án nhanh nhất, dễ nhất! Trong khi một chính quyền nếu có tâm có tầm sẽ luôn luôn tìm được cách dung hòa giữa những công trình kiến trúc cũ và mới, cân nhắc làm sao để xây những khu phố mới bên cạnh những khu phố cũ thay vì cứ bu vào một vài quận trung tâm để phải đập phá những cái cũ, hoặc thay vì phá bỏ, có thể biến những nơi nào đó thành những địa chỉ văn hóa và những điểm đến du lịch hấp dẫn v.v…

Đóa hồng đỏ tiếc thương hàng xà cừ trăm năm đường Tôn Đức Thắng bị đốn hạ tháng 1-2018

Giá trị của một thành phố không chỉ ở những công trình kiến trúc mới. Linh hồn của một thành phố nhiều khi nằm trong từng viên gạch cũ, từng hàng cây cổ thụ, một quán café xưa…Ở đó những dấu ấn lịch sử, những dấu vết thời gian đi qua còn in lại. Và người ta gắn bó với một thành phố lắm khi chỉ từ những thứ nhỏ nhặt như thế.
Đôi khi cứ nghĩ, không biết họ chỉ ngu và tham tiền hay nguyên nhân sâu xa hơn, còn là vì muốn phá cho bằng hết tất cả những gì gợi tới một Sài Gòn xưa?

293130cookie-checkTheo thời gian những vết tích của Sài Gòn xưa cứ mai một dần hoặc hoàn toàn biến mất