Đỗ Ngà
Mạng internet bắt nguồn từ Bộ Quốc Phòng Mỹ từ những năm 60 của thế kỷ trước. Sang đến những năm 80 thì Internet bắt đầu phát triển ra toàn cầu. Và đến 1997 Việt Nam mới chính thức hoà vào mạng Internet toàn cầu.
Ngày nay chúng ta đã thấy tiện ích của Internet rất lớn. Trên đó chứa lượng thông tin khổng lồ. Đằng sau sự kết nối tạo tiện ích thì nó cũng vướng phải vấn đề, tin tặc tấn công lấy bí mật. Cho nên hơn bao giờ hết, tính bảo mật trên Internet luôn luôn được các cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức đặt lên hàng đầu. Đối với cá nhân, một doanh nghiệp, mộ một tổ chức thi tính bảo mật đã cực kỳ quan trọng rồi, còn đối với quốc gia thì có thể nói nó cực cực kỳ quan trọng.
Sức mạnh của một cá nhân hay một tổ chức nằm ở đâu? Tiền ư? Đúng, nhưng chưa đủ. Quyền lực ư? Đúng, nhưng vẫn chưa đủ. Sức mạnh của một cá nhân hay một tổ chức phụ thuộc rất lớn vào kẻ đó, hay tổ chức đó nắm được thông tin mật của đối thủ. Kẻ nắm nhiều thông tin, kẻ đó mạnh nhất. Trong các cuộc vận động tranh cử, anh đổ tiền cho thật nhiều mà để đối thủ nắm hết bí mật của anh xem như anh thua. Trong một quốc gia, anh để kẻ thù nắm bí mật quốc phòng của anh thì xem như chính quyền của anh làm trâu ngựa cho ngoại bang.
Chiều 29/07/2016, website của Vietnam Airlines bị thay đổi giao diện bằng hình ảnh nhóm hacker 1937cn, đồng thời dữ liệu của hơn 400.000 khách hàng Bông Sen Vàng bị rò rỉ lên mạng. Và ngày 04/08/2016 người ta phát hiện mã độc Trung Quốc nằm vùng trong Website của Việt Nam Airlines.
Ngày 14/06/2016 chiếc máy bay quân sự đời mới SU-30MK2 rơi ở Biển Đông cách bờ biển Diễn Châu – Nghệ An 25km. Người ta đặt nghi ngờ là hệ thống điều khiển điện tử của không quân Việt Nam bị Trung Quốc kiểm soát, chiếc máy bay bị chiếm quyền điều khiển nên đã đâm xuống biển. Chỉ là giả thuyết, nhưng cũng là một khả năng, vì nếu là như thế thật thì Bộ Quốc Phòng Việt Nam chắc chắn không dám công bố. Một ngày sau, chiếc máy bay CASA 212 ra biển tìm kiếm chiếc SU-30MK2 cũng bị tan xác kéo theo 9 người trên máy bay đó cũng tử nạn.
Huawei là một tập đoàn điện tử Viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, nó nhận nhiệm vụ chính trị cho ĐCS Trung Quốc để xâm nhập các thị trường lớn, đánh cắp bí mật công nghệ, bí mật quốc gia mang về cho chính quyền Trung Quốc. Đến năm 2018, Mỹ và các nước Âu Châu cáo buộc Huawei làm gián điệp và Canada đã tiến hành bắt giữ quan chức cao cấp của Huawei. Hiện nay thế giới tẩy chay Huawei vì họ thấy nó quá nguy hiểm. Trong khi đó, từ rất lâu, Huawei trở thành nhà thầu cung cấp và lắp đặt hạ tầng thông tin cho Việt Nam.
Ngày 15/02/2019, ông Nguyễn Xuân Phúc gặp bà Tôn A Phương chủ tịch tập đoàn Huawei mục đích là mời tập đoàn này “hợp tác” với Việt Nam trong lĩnh vực “an toàn thông tin”. Thế là xong! Thứ mà thế giới kinh sợ vì vai trò làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc ẩn dưới dạng doanh nghiệp đã được Nguyễn Xuân Phúc mời vào đảm bảo “ăn toàn thông tin” cho Việt Nam. Hành động này của đảng chắc chắn là được chỉ đạo bởi người đứng đầu Đảng và Nhà nứớc. Như thế cũng có nghĩa là bí mật quốc gia, hạ tần thông tin bị Huawei đã kiểm soát toàn bộ.
Mới đây, trên mạng rò rỉ báo cáo của Công An Kinh tế tỉnh Gia Lai cảnh báo những phần niềm gián điệp được mã hoá và ẩn trong điện thoại Huawei. Phải hoan nghênh tinh thần trách nhiệm nhiệm của Công An Kinh Tế tỉnh Gia Lai. Đây là thái độ thật lòng của tôi và chắc chắn nhiều người cũng đồng tình với hành động của các vị. Các vị đã hành động rất có trách nhiệm với sự an nguy tổ quốc. Dù biết chắc, Đảng và Chính Phủ sẽ gạt ra ngoài những báo cáo này nhưng nhiều người cũng thấy vui vì trong các người cũng có người biết nghĩ. Một ngày nào đó, khi Trung Ương trắng trợ trở mặt với nhân dân, thì nhân dân rất cần những con người có trách nhiệm như các vậy. ĐCS, không vì tổ quốc, ngày nào đó họ phải trả giá.
–Đỗ Ngà–
http://www.donga.blog/2019/02/sen-trong-bun.html?m=1