Phép màu ở trên sông Vistula (tháng 8-1920)

0
382

Phan Châu Thành

Lịch sử đối đầu giữa Liên Xô và Ba Lan trong thế kỷ 20 không phải mới bắt đầu sau hiệp ước Molotov-Ribbentrop (9-1939), khi Liên Xô và Đức quốc xã bắt tay nhau định chia đôi châu Âu, mà trước đó, đã có một cuộc chiến khác vào năm 1920, mà hầu như ở Việt Nam không mấy ai biết tới.

https://vi.wikipedia.org/…/Hi%E1%BB%87p_%C6%B0%E1%BB…

Tháng 10-1917, Lenin hoàn thành “cách mạng”, cướp chính quyền từ tay Sa hoàng và thành lập nhà nước của những người cộng sản, tự xưng là những người Bolsevich, còn quân đội là Hồng quân. Hầu như ngay lập tức, Lenin đã hỗ trợ những người Bolsevich xung quanh cướp chính quyền ở các quốc gia lân cận, lập lên các nhà nước Xô viết khác: Xô viết Ukraina (12-1917), Xô viết Belarus (1-1919)… rồi sát nhập lại với nhau, thành “Liên bang Xô viết” – gọi tắt là Liên Xô, mới ước mơ “thế giới đại đồng” – nhưng toàn màu đỏ.

https://en.wikipedia.org/…/Ukrainian_Soviet_Socialist…

https://en.wikipedia.org/…/Byelorussian_Soviet…

Tại thời điểm đó, ngày 11-11-1918, Ba Lan tuyên bố giành lại được độc lâp sau hơn 100 năm mất nước, khi bị 3 đế quốc Áo, Phổ và Nga chia cắt, nhưng thực ra, tiến trình lập nhà nước mãi tới 16-2-1919 mới tạm xong, khi chống trả thành công các cuộc đàn áp của Phổ(Đức) và thành lập được chính phủ thống nhất.

https://pl.wikipedia.org/…/Odzyskanie_niepodleg%C5%82o…

Trong cùng thời gian, Lenin cho rằng: “đã đến lúc phải đem chủ nghĩa cộng sản tới phía Tây của châu Âu”, mà Ba Lan là quốc gia nằm trên con đường ngắn nhất tới Berlin, lại vừa được thành lập, quân đội, tài sản đều chưa hoàn chỉnh, nên đương nhiên trở thành mục tiêu số 1 của Liên Xô.

Ukraina khi đó cũng chưa ổn định, tuy Xô viết Ukraina làm chủ được Kyiv, nhưng tại khu vực phía tây vẫn có rất nhiều các thế lực chống cộng sản nổi lên. Cơ hội cho Lenin đến khi Tổng trưởng Ba Lan khi đó, Nguyên soái Józef Piłsudski ký liên minh với Chỉ huy trưởng người Ukraina Symon Petlyura, là người chống lại Xô viết Ukraina, vào ngày 21-04-1920, rồi hỗ trợ ông này chiếm được Kyiv ngày 07-05-1920. 

Ngay lập tức, Hồng quân Liên Xô tập trung quân và đầu tháng 6-1920, họ tràn tới Kyiv, tái chiếm được thành phố này, rồi nhanh chóng tiến tới biên giới Ba Lan. Quân Liên Xô rất mạnh, trong tháng 7 họ đã vượt qua biên giới, và cuối tháng 7 thì hơn 1/2 lãnh thổ Ba Lan đã rơi vào tay họ.

Lực lượng viễn chinh khi đó của Hồng quân Liên Xô có khoảng 140.000 người, nhỉnh hơn 1 chút so với 120.000 quân của phía Ba Lan, nhưng quân Ba Lan đa số lại là những người dân mới tuyển vào, bởi trước đó ít lâu, Ba Lan còn chưa có quân đội chính thức, nên các chỉ huy Ba Lan đã chọn cách không đối đầu trực diện, mà chủ yếu đánh cầm chân, kéo dài chiến trường ra tới khoảng 250km, chia nhỏ chủ lực của địch, nhử quân Liên Xô sâu vào sâu trong lãnh thổ ở phía bắc, cầm chân quân Nga ở quanh khu vực thủ đô, mà đỉnh điểm là ngày 12-8-1920, khi Hồng quân Liên Xô tấn công pháo đài Modlin chỉ còn cách Thủ đô Warszawa có 13 cây số. Nhưng Liên Xô đã không ngờ là Ba Lan bí mật luyện tập và tổ chức một số đội quân mới, ém lại ở phía Nam.

Rồi bằng các cuộc phản công nhanh và chớp nhóang, phục binh của Ba Lan từ phía Nam đánh thẳng vào sườn và sau lưng của kẻ địch, tiêu diệt, cắt đứt hậu cần khiến quân Liên Xô điêu đứng, tinh thần bị bẻ gẫy. Chỉ trong có 1 tuần chiến sự, 18-08-1920, Hồng quân Liên Xô đã phải rút lui khỏi lãnh thổ Ba Lan, để lại trên chiến trường 15.000 xác chết, 10.000 lính bị thương, 65.000 bị bắt sống, so với 4.500 chết, 22.000 bị thương và 10.000 mất tích của phía Ba Lan.

https://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Warsaw_(1920)

Nhưng Lenin lại gửi tiếp viện tới, nên chiến trường chuyển ra khu vực thành phố Minsk, dai giẳng hơn 6 tháng nữa và chỉ kết thúc vào 18-03-1921, với hòa ước của hai bên được ký tại Riga, định hình biên giới phía đông cho Ba Lan. Cái giá phải trả là Ukraina, bị Xô viết chiếm đóng hoàn toàn

https://en.wikipedia.org/wiki/Peace_of_Riga

Đây có lẽ cũng là trận chiến quan trọng nhất của châu Âu vào thời gian đó, khi nhà nước Ba Lan non trẻ, mới được hơn 1 tuổi, đã tập trung được lực lượng, dân chúng và khí tài, để đánh bại đạo quân viễn chinh của Liên Xô, ngăn chặn “làn sóng đỏ” lan sang phía Tây, là một điều dường như không thể tin nổi.

Vì vậy, cuộc chiến tranh này sau đó được gọi là “Phép màu trên sông Vistula”

p.s. Nếu ai đó để ý thì sau 100 năm, quân Nga vẫn bị vấn đề về hậu cần tương  tự như 1 thế kỷ trước, nên dù mạnh hơn rất nhiều, vẫn cứ loay hoay.

624730cookie-checkPhép màu ở trên sông Vistula (tháng 8-1920)