Trong 20 ngày qua, một đội tàu của Trung Quốc đã vẽ chữ Trung (中) ngay trên thềm nhà của Việt Nam.
Trung Quốc một lần nữa coi thường vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, triển khai một tàu khảo sát biển cùng với đội tàu hộ tống đến khu vực gần các lô khí đốt do các công ty liên doanh Nga và Việt Nam đang khai thác ở Biển Đông.
Tàu khảo sát biển Xiang Yang Hong 10, được hộ tống bởi hai tàu Cảnh sát biển Trung Quốc 5305 và 3303, và bốn tàu dân quân biển Qiong San Sha Yu 00309 và 00313, Yue Lei Yu 01888 và Yue Zhan Yu Yun 28007, đã di chuyển phần lớn qua lô khí đốt 04-03, do Vietsovpetr (một liên doanh giữa Zarubezhneft và PetroVietnam) vận hành. Đó là chưa kể những tàu đã không mở tín hiệu hàng hải.
Chúng cũng đi qua các lô 132 và 131 mà Việt Nam đã cấp phép cho Vietgazprom, một liên doanh giữa tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga và PetroVietnam.
Theo ông Ray Powell, người đứng đầu Dự án Myoushu của Đại học Stanford, tàu khảo sát Xiang Yang Hong 10 của Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 7 tháng 5, đánh dấu sự xâm phạm đáng kể nhất kể từ năm 2019.
Ngoài ra, vào hôm thứ Tư, Cục Quản lý An toàn Hàng hải Trung Quốc cũng đã triển khai ba đèn hiệu hàng hải gần Đá Irving, Đá Whitson và Đá Ga Ven thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông, sau khi Philippines đặt các cột mốc tương tự hồi đầu tháng này.
Bắc Kinh tự đưa ra yêu sách chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, gần đây đã gia tăng thái độ hung hăng đối với các quốc gia láng giềng có quyền tài phán trên vùng biển rộng lớn này.
Các nước Philippines, Indonesia, Malaysia và Đài Loan đều có những hành động cụ thể để bảo vệ chủ quyền của họ trên Biển Đông.
Việt Nam vẫn dè dặt trong việc lên án Trung Quốc, và điều đáng đau lòng, khi nhà cầm quyền Hà Nội đã bắt giữ hàng loạt và kết án tù nhiều năm đối với các nhà hoạt động có lập trường chống Trung Quốc.
Người Đà Lạt Xưa
May 27, 2023.