Lễ tang của ông Lê Khả Phiêu sẽ được đảng CSVN tổ chức thế nào?

0
628

Không biết lễ tang của ông Lê Khả Phiêu sẽ được đảng CSVN tổ chức thế nào? Đến lúc viết những giòng chữ này thì vẫn không thấy báo chí VN cho biết ông Phiêu có được “quốc táng”, với nghi thức dành cho những người “có công” với “đảng” hay với “tố quốc” hay không ? Điều này cho thấy có sự “dằng co” các phe trong đảng CSVN.

Dĩ nhiên phe thân Võ Văn Kiệt có lý do để phản đối một đám tang rình rang cho Phiêu. Làm sao những người thân ông Kiệt có thể quên lúc ông Phiêu “mắng” ông Kiệt là “người hai mặt”.

Nguyên nhân buổi họp BCT (từ ngày 10 tháng mười 1995) Phiêu tố Kiệt “cơ hội chủ nghĩa”, đòi xoá bỏ chủ nghĩa xã hội và chủ trương trung lập và theo tư bản chủ nghĩa. Đây là nội dung “cương lĩnh” của Kiệt trình lên BCT (ngày 9 tháng tám 1995). Thái độ của Lê Đức Anh ủng hộ ý kiến của Phiêu và sự im lặng đồng tình của BCT khiến ông Kiệt “hoảng”. Kiệt lo bị “thanh trừng” như Trần Xuân Bách nên mới chống chế rằng “tài liệu đó do anh em viết ra”. Phiêu liền bắt bẻ “vậy anh là người hai mặt”!

Bây giờ nhìn lại, bất kể tài liệu của Kiệt trao cho BCT 9 tháng tám 1995 của Kiệt viết ra hay của “anh em”.Thật tình phê phán hôm nay thì rõ ràng Phiêu đã cản trở làm cho VN “lỡ chuyến tàu”. Nếu VN tuyên bố “trung lập” và theo tư bản chủ nghĩa từ thời đó, hiển nhiên bây giờ VN đã được “Phần lan hóa”, số phận VN chắc chắn khá hơn, không nằm trong thế “bi đát”, trong gọng kềm ý thức hệ của TQ hôm nay.

Còn phe “khẳng định XHCN” dĩ nhiên ủng hộ việc làm “quốc tang” cho ông Phiêu. Phe này xem ra “kém thế”, thứ nhứt vì thực tế VN đã theo tư bản (hoang dã). Thứ hai vì khuynh hướng “thoát trung” trong đảng và dân chúng đang mạnh mẽ. Thứ ba là “tội” của Phiêu trong vấn đề phân định ranh giới trên đất liền và trong Vịnh Bắc Việt. Các việc này tôi có nói sơ lược hôm kia.

Thực ra Hiệp ước Phân định biên giới trên đất liền ký ngày 25 tháng 12 năm 1999 có mục đích chính là “nhìn nhận đường biên giới hiện trạng”. Tức là, trên biên giới, bên nào kiểm soát ở đâu thì đất đó thuộc về bên đó.

Hệ quả là VN nhìn nhận các vùng đất mà Pháp trao đổi với nhà Thanh để được lợi ích kinh tế qua Công ước phân định biên giới 1887 (và công ước bổ túc 1895). Tiêu biểu như đất Tụ long (750km²), đất Đèo lương (300km²), các vùng đất thuộc Kến duyên và Bát tràng (ước lượng vài ngàn cây số vuông), vùng đất mũi Bạch long (khoảng 200 đến 300km²)…

Dĩ nhiên VN nhìn nhận thuộc TQ các vùng đất mà TQ đã xâm chiếm qua chiến tranh biên giới 1979. Gồm có các điểm cao chiến lược dọc theo biên giới, như các “đỉnh núi” dọc theo sông Thanh thủy, phía bắc tỉnh Hà giang (các ngọn núi Lão sơn, núi đất v.v…). Hầu hết các cột mốc cắm từ các năm 1887-1897, sau chiến tranh 1979 đều bị dời đi về phía VN. Các vùng đất này xem như thuộc TQ. So sánh bản đồ Pháp-Tanh và bản đồ mớ bây giờ ta thấy diện tích mất không nhiều, mỗi nơi chừng vài cây số vuông.

Một chi tiết khác cũng nên nói. Không phải để bênh vực Lê Khả Phiêu mà để “thiết lập lại sự thật lịch sử”. Đó là số phận các vùng đất “chưa được xác định chủ quyền” theo Hiệp ước biên giới 1999. Vụ này cần hỏi lại các ông Hoàng Ngọc Giao, Trần Công Trục và Nguyễn Hồng Thao. Các vùng tranh chấp mang mã số (C), như 249C (Nam quan), 53C (Bản giốc)… chỉ được phân định sau này, thời Nguyễn Tấn dũng làm thủ tướng

Tại Nam Quan (mốc số 18 theo công ước Pháp Thanh), VN chấp nhận chịu mất khoảng 300 mét. Tương tự khu vực “nối ray” ở cận bên. Tại Bản giốc, lý ra cồn Pò thoong 100% phải thuộc về VN. Các bãi Dậu gót, Tài xẹt… được bồi sau công ước Pháp Thanh, chiếu theo qui ước của công ước 1887, tất cả các bãi này phải thuộc về VN…

Còn vụ Phân định Vịnh Bắc Việt tôi đã nói nhiều lần. Việc phân định “không theo nguyên tắc nào cả”. Ông Trần Công Trục có lần nói phương pháp phân định là “đường trung tuyến có điều chỉnh”. Ông Trục có đọc dòng chữ này thì nên giải thích thêm cho rõ rệt thế nào là “đường trung tuyến có điều chỉnh ?” Cá nhân tôi thì thấy cái cách “điều chỉnh” này không thỏa đáng chút nào hết. Ở một số điểm đường biên giới đi quá sâu về phía VN (mà không thể giải thích được). Trong khi phía VN còn nhượng bộ về hiệu lực các đảo Bạch long vĩ và Cồn cỏ…

Hình như Bắc kinh cũng nhận thức ra thái độ do dự của Hà Nội. Tập Cận Bình vừa gởi điện cho Nguyễn Phú Trọng, ca ngợi Phiêu là “lãnh đạo tiền bối xuất sắc” và “cũng là người đồng chí thân thiết và bạn bè thân mật của Đảng và nhân dân Trung Quốc”…

Dĩ nhiên Tập muốn đảng CSVN làm “quốc táng” cho Phiêu. Bởi vì theo Tập, Phiêu là người “dẫn dắt nhân dân Việt Nam đạt thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới”. Dĩ nhiên theo mô hình TQ.

Tóm lại, vụ tổ chức đám tang của Lê Khả Phiêu trở thành “hàng thử biể” đo lương “nhiệt độ” quan hệ VN và TQ còn nồng ấm hay đã “lạnh lẽo” rồi.

556710cookie-checkLễ tang của ông Lê Khả Phiêu sẽ được đảng CSVN tổ chức thế nào?