23/10/2018
BANGKOK – Đảng Cộng sản cầm quyền Việt Nam dường như đang phá hỏng hệ thống “lãnh đạo tập thể” của nó bằng việc đề cử lãnh đạo chóp bu Nguyễn Phú Trọng vào vị trí Chủ tịch nước, để thay thế Trần Đại Quang vừa qua đời tháng trước.
Nếu, như dự liệu, sự đề cử được Quốc hội thông qua sau đó tại kỳ họp tháng này, Trọng sẽ trờ thành lãnh đạo Việt Nam đầu tiên nắm giữ cả hai vị trí chính trị từ thời người Cha lập quốc Hồ Chí Minh.
Nguyên tắc lãnh đạo tập thể đã được tạo dựng bởi đảng sau sự ra đi của “Bác” Hồ năm 1969 giữa tình trạng hỗn loạn của chiến tranh với Hoa Kỳ.
Người Mỹ đã từng tin rằng chiến thắng sẽ thuộc về họ sau cái chết của ông Hồ, người đã lãnh đạo cuộc cách mạng ở miền Bắc và sau đó là cuộc chiến tranh với miền Nam.
Họ đã nhầm.
Không lãnh đạo nào dám bước vào “đôi giày” của ông Hồ để lại, vì thế lãnh đạo tập thể đã được chấp thuận bởi cả đảng và nhà nước.
Nó mang tinh thần cách mạng tiến lên phía trước, mang đến chiến thắng trước Hoa Kỳ và các lực lượng Nam Việt nam năm 1975 và một nước Việt Nam thống nhất dưới những luật lệ cộng sản.
Hoa Kỳ đã đánh giá quá thấp Việt Nam và tình đoàn kết giữa các lãnh đạo của nước này.
Lãnh đạo tập thể nghĩa là quá trình ra quyết định trong đảng và chính phủ không tùy thuộc vào một cá nhân.
Các lãnh đạo của các phe phái khác nhau sẽ cân bằng nhau, tránh cạm bẫy của sự độc tài.
Tổng bí thư hiện tại Trọng, một nhà lý thuyết, đã nêu rõ ràng ý này trong cuốn sách của ông ấy “Việt Nam đổi mới”, được xuất bản năm 2011 khi ông ấy nhậm chức cho nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
“Ủy ban đảng và những người đứng đầu của nó nên báo cáo công việc của họ cho tập thể đã bầu họ và chịu trách nhiệm với tập thể,” ông Trọng viết như thế.
Sự lãnh đạo tập thể của Việt Nam đã được kiểm chứng lặp đi lặp lại và chứng tỏ là một giải pháp khả thi trong hàng thập kỷ từ sau sự ra đi của ông Hồ.
Nó đã thành công trong việc cầm lái các cuộc cải cách kinh tế Đổi Mới mà mang lại những tiến bộ ấn tượng từ năm 1986.
Không lãnh đạo duy nhất nào có thể chịu trách nhiệm cho công cuộc Đổi mới và trong khi phải chăng họ có nhiều ý tưởng khác nhau về các chi tiết của nó, linh hồn cốt lõi của cuộc cải cách là kiên định và được thống nhất bởi tất cả.
Ảnh hưởng trong quá trình lãnh đạo đất nước đánh đu giữa những người bảo thủ cứng rắn và những nhà cải cách mang đầu óc tự do hơn, nhưng nguyên tắc của sự lãnh đạo tập thể nghĩa là định hướng cải cách về tổng thể vẫn duy trì vững vàng.
Lãnh đạo tập thể thiết lập ba trụ cột của chế độ: chủ tịch nước, thủ tướng và tổng bí thư đảng.
Trong khi vai trò chủ tịch nước được đánh giá phần nhiều mang tính nghi lễ, nó đóng một phần quan trọng nhằm cân bằng quyền lực bằng cách làm trung gian dàn xếp những bất đồng giữa tổng bí thư và thủ tướng.
Nhưng với sự sắp đặt quyền lực mới này, hệ thống cộng sản Việt Nam chuyển dịch sát hơn về mặt bản chất với hệ thống tập quyền Trung Hoa.
Bản thân ông Trọng có thể ưa chuộng phong cách cai trị Trung Quốc, nhưng cảnh báo cho Việt Nam đến từ hình thái lãnh đạo cá nhân và thảm khốc của Mao Trạch Đông, khi các bè đảng trung thành nhân danh Mao tiến hành thanh trừng khốc liệt với các đối thủ của họ.
Tổng bí thư Trọng có thể là một nhà lãnh đạo thông minh, chín chắn và có kinh nghiệm; nhưng Việt Nam hiện tại cần sự cởi mở và một sự cân bằng quyền lực trong hệ thống, hơn là tập trung quyền lực dưới sự lãnh đạo cá nhân.
Nguồn: https://www.straitstimes.com/asia/se-asia/is-vietnam-moving-towards-autocracy-the-nation
Ngày 10/10/2018
Nguyễn Hùng – Thoibao.de biên dịch từ Báo Straitstimes của Singapore