Sunday, January 26, 2025
HomeBLOGChuyện tình núi Hương Sơn- phần 4.

Chuyện tình núi Hương Sơn- phần 4.

Nỗi Buồn Dân Chủ

– Riêng tôi, đi tu không phải là để tìm quên một điều gì, mà đó chính là vận mệnh của tôi, là ngã rẽ mà tôi tâm đắc nhất.

Mười năm sau khi xuất gia, Nguyễn Sơn Nam đã trở thành một sư bác đĩnh đạc, tự tin, điều khiển được tâm lý người đối diện. 

Thích Minh Hiền trả lời thẳng với người quen cũ từ thưở trước. Sư đi tu không phải tìm quên mối tình với cô Hồng như nhiều người lầm tưởng, sư đi theo vận mệnh, theo ngã rẽ mà sư thấy tâm đắc nhất.

Ngã rẽ vận mệnh mang đến cho sư danh vọng tột đỉnh và tiền bạc chất ngất hơn nữa là một thứ quyền lực mềm có thể sai khiến, điều khiển, chi phối được rất nhiều người.

Cái ngã rẽ do trung tướng an ninh Dương Trọng Thông ( thường gọi là Dương Thông ) đã vạch ra cho sư.

Trong chùa Hương đệ tử của đại đức Thích Viên Thành rất đông, đặc biệt trong số đó có một vị sư từ quân đội xuất gia rất được đại đức Thích Viên Thành sủng ái.

Cuối năm 1975, lúc ấy quân đội vừa đánh miền Nam xong, thế lực rất mạnh, nhân lực cũng hùng hậu. Bộ quốc phòng ý kiến với Bộ chính trị đưa một số cán bộ quân đội sang phục vụ bên Bộ Nội Vụ ( tức Bộ Công An bây giờ)

Cục trưởng Dương Thông nghe trưởng phòng 1, phòng tổ chức cán bộ cục Nguyễn Ngọc Cát báo cáo về việc cấp trên đưa đến một số chiến sĩ từ tổng cục 2 tình báo quân đội. Một trong những sĩ quan đó là Khổng Minh Dụ, sau này leo đến chức cục trưởng cục an ninh văn hoá với hàm thiếu tướng.

Dương Thông thở dài ngao ngán, một Nguyễn Quang Phòng từ tổng cục tình báo chuyển sang làm phó chưa đủ, giờ tình báo quân đội còn đưa Khổng Minh Dụ  sang chỉ làm mỗi nhiệm vụ giám sát ông nữa.

Dưới sự nâng đỡ của Nguyễn Quang Phòng, Khổng Minh Dụ leo lên rất nhanh. Cặp đôi cựụ tình báo quân đội này đã khẩn trương xây dựng cơ sở cài người vào những vị trí quan trọng có ảnh hưởng đến đời sống văn hoá xã hội.

Là người từng có mặt trong cuộc chiến đấu với bọn nhân văn giai phẩm, Dương Thông rất hiểu tầm quan trọng trong cuộc chiến bảo vệ tư tưởng, an ninh văn hoá. Chiếm được những vị trí có ảnh hưởng xã hội về văn hoá, tư tưởng, tôn giáo là điều kiện bắt buộc của nhiệm vụ bảo vệ an ninh tư tưởng.

Trong văn hoá tư tưởng thì tôn giáo có một vai trò quan trọng. Chính sách nhà nước Việt Nam xác định rõ Công Giáo chịu quá nhiều ảnh hưởng của phương Tây, rất khó bảo. Việc cài người vào Công Giáo thời điểm ấy gần như là không thể, thành công không đáng kể, chỉ có mấy linh mục đoàn kết lẻ tẻ. Nếu không kiểm soát được Công Giáo Việt Nam thì phải hạn chế nó phát triển. Song song với việc hạn chế phát triển CG thì cần phải đẩy mạnh phát triển PG vốn dĩ có nhiều người của nhà nước đang sẵn trong đó.

Tổng cục tình báo bộ quốc phòng và tổng cục an ninh bộ công an là những đơn vị thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực văn hoá tư tưởng trên. Nhưng vì phân công nhiệm vụ thì tổng cục an ninh là đơn vị thực hiện chính, cho nên tổng cục tình báo quân đội đành phải đưa người mình sang.

Chùa Hương được xác định là một điểm quan trọng trong mặt trận văn hoá tư tưởng sẽ phát triển ở những năm sau này. Về địa bàn, lịch sử, vị thế đều chiếm những ưu thế cực tốt. Đến bây giờ thì chắc chắn khẳng định tầm đánh giá của cơ quan an ninh ngay từ những năm đầu thập kỷ 80 là hoàn toàn chính xác.

Dương Thông đã đưa Nguyễn Nam Sơn vào chùa Hương, ép Thích Viên Thành phải tiếp nhận.

Đúng bài mà tổng cục tình báo quân đội đưa Khổng Minh Dụ về cục an ninh văn hoá bắt Dương Thông phải tiếp nhận.

Khi đưa Nam Sơn vào chùa Hương, mục đích là để sau này nắm chức trụ trì, nhất là Sơn được cử đi học Cao Cấp Phật Giáo, là hạt giống chạy đua với sư MT quân đội xuất gia. Một cuộc họp đã diễn ra giữa an ninh, Nguyễn Quang Phòng muốn đưa người mình sẽ thay thế Thích Viên Thành, còn Dương Thông muốn đưa Nguyễn Nam Sơn thay thế.

Khi đưa lý lẽ, Dương Thông đã chiến thắng thuyết phục.

Một trong lý lẽ đó là Sơn từng học đại học, tiếp xúc với giới văn nghệ sĩ , làm truyền thông, làm văn hoá sẽ tốt hơn một chiến sĩ tình báo từ quân đội ra. Tuy nhiên lý lẽ này chỉ là một phần vì bản thân Nguyễn Quang Phòng, Khổng Minh Dụ cũng từ tình báo quân đội ra.

Cái lý lẽ quan trọng nhất mà Dương Thông thuyết phục được để người của ông chiếm lĩnh được chùa Hương, đó là cái lý cốt lõi trong ngành an ninh mà ông Tô Quyền ( thân phụ của bộ trưởng Tô Lâm ) đã phát triển thành phương châm đánh địch.

Đó là phương châm lấy ác trị ác.

Ngành an ninh có những bí mật tác nghiệp không dạy trong trường đại học an ninh. Không bao giờ có trong sách vở. Những bí mật tác nghiệp này y hệt những bí kíp trong chuyện của Kim Dung, những chiêu thức không bao giờ dạy trong võ đường. Những chiêu thức chỉ có sư phụ nhìn thấy học trò nào có phẩm chất, tin yêu thì truyền thụ, hoặc trong gia đình truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác.

Đến đây thì nhiều bạn đọc đã hiểu vì sao có những lãnh đạo công an xuất thân chỉ trung cấp, cảnh sát giao thông, cảnh sát bảo vệ mà leo lên được làm lãnh đạo dù không có thân thế gì. Đó là dạng được sư phụ phát hiện có xương cốt để lĩnh hội được võ công, tức là có độ nham hiểm , tàn ác, lạnh lùng để làm được những việc mà trường đại học an ninh không dạy.

Cũng hiểu vì sao ngành công an vấn đề con nối nghiệp cha rất được ưu tiên.

Hãy nghe thiếu tướng Nguyễn Quang Hùng ( là con trai của cố thiếu tướng phó tổng cục an ninh Nguyễn Quang Phòng) thổ lộ với người bạn là thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái ( Thái là cấp dưới của Dương Thông, Nguyễn Quang Phòng )

– Bí mật ấy là của ngành Công an, của Đảng và Nhà nước chỉ đạo, đúc kết mà nên. Vì thế, nếu gia đình nào có nhiều người, nhiều đời tham gia lực lượng CAND thì đó sẽ là môi trường vô cùng thuận lợi để truyền cho nhau những bí quyết, kinh nghiệm xương máu không thể lộ lọt ra ngoài nhiều thông tin nội bộ. Các cụ ta thường dạy “sống để dạ chết mang theo” là như thế. Tôi tự hào vì gia đình tôi học hành thông minh và có đến ba đời chọn ngành Công an để làm việc, cống hiến”.

Một hồ sơ khác nằm ngoài hồ sơ vụ án cô Hồng tự vẫn được đưa ra cho mọi người trong cuộc họp xem.

Nguyễn Quang Phòng đọc xong, mọi người nhìn ông xem có phản đối gì không. Nguyễn Quang Phòng lắc đầu thán phục.

– Cậu này quá đủ năng lực đảm nhiệm. Nhưng chúng ta cần bồi dưỡng thêm, cậu MT xin cứ để làm phương án dự phòng.

Cuộc đời Nguyễn Nam Sơn đi vào ngã rẽ vận mệnh như ông ta nói.

Chú ý Sơn không nói ngã rẽ số phận, ngã rẽ định mệnh như người ta hay nói. Ông dùng từ vận mệnh.

Những từ này người ta dùng trong những trường hợp như thế nào, tôi nghĩ các bạn đọc của tôi có thừa kinh nghiệm và trình độ để hiểu những từ này dùng trong những trường hợp nào.

Ông ta tâm đắc với ngã rẽ vận mệnh của mình, ngã rẽ bỏ lại sau lưng một người trinh nữ chết đau thương với mái tóc bị cắt lởm chởm, với hàm răng bị gẫy nhiều cái do những kẻ tàn độc tra tấn , đánh đập.

———————

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular