CHO NGHỆ SĨ YÊN, VÀ QUAN TÂM ĐẾN CÂU CHUYỆN BỨC THIẾT CỦA XÃ HỘI. 

0
32

Huệ Hương Hoàng

       Chuyện Ca sĩ Anh Thơ, theo tôi chả có gì mà phải nói qua nói lại. Thứ nhất là có hay không chuyện 86 triệu? Câu trả lời là chả có thông tin chính thống nào về chuyện đó. Thứ 2 là nếu có, đó là quyền của người ta. Thỏa thuận đôi bên. Có gì đâu mà phải thị phi rạo rực lên vậy nà. 

       Các bạn đừng giống con cọp. Hung hăng thế nhưng mắc cái bệnh đãng. Đang rình con mồi, mà chạm phải cái lá thôi là quên hết cả. 

        Đừng vì cái chuyện rất vặt vãnh của cô ca sĩ mà quên đi cái vụ án không lớn, nhưng nó nói lên tình trạng đáng lo ngại khi các vụ án oan trở thành chuyện thường thấy. Bắt trộm con vịt mà tù 7 năm, làm thất thoát 54 tỷ tù 3 năm… đều là những vụ án oan. Chỉ có điều, một bên thì oan cho bị cáo, và một bên là oan cho dân cho nước.

      Vụ án mà tôi nhắc ở đây, nó hủy hoại cuộc đời của một nhà giáo chân chính, và dày xéo nát một gia đình tội nghiệp. 

      VỤ ÁN CÔ LÊ THỊ DUNG ở Hưng Nguyên Nghệ An: 

      Sau hơn 1 năm bắt giam một cô giáo- giám đốc TTGDTX rất có uy tín với nhiều thế hệ học trò chỉ để điều tra xem cô có gì sai trái không,  và sau một phiên tòa mà, vì 44 tr 700 ngàn đồng đã chi trong 10 năm – được phê duyệt quyết toán hàng năm của cấp có thẩm quyền, tuân thủ quy chế chi tiêu nội bộ của tập thể nhà trường (quy chế này cũng được UBND huyện phê duyệt đã hàng chục năm), thì tòa án huyện này xử cô Dung 5 năm tù giam. 

    Lý do họ đưa ra: 

     1) vi phạm nhiều lần. Thì mỗi năm vài ba triệu lại chả nhiều. 

     2) Không chịu nhận tội, không chịu khắc phục hậu quả. Thì đã không nhận tội, sao người ta phải khắc phục hậu quả? 

     Cái vô lý đến mức man rợ của phiên tòa này thì cả nước ai cũng thấy rõ rồi. Đó là chưa kể những chi tiết như cô Dung tố cáo tại phiên tòa là cô bị bức cung, bị hành hạ khi ở trong nhà tạm giam (thậm chí tịch thu cả áo con và những vật dụng thiết yếu cho đàn bà của cô, giật màn không cho mắc…). Rồi chuyện ngay trong phiên tòa, 2  luật sư của cô đều bị đuổi ra ngoài không được nói, còn cô thì huyết áp tăng đến 230 rồi, không thở được nữa vẫn bị tòa bắt phải tự bào chữa…

      Chỉ là ngạc nhiên vì phát ngôn của anh tuyên giáo và anh chánh tòa mới đây. Anh tuyên giáo thì lớn tiếng kêu gọi mọi người đừng câu like chuyện vụ án này. Còn anh chánh tòa thì bảo với báo chí là cô Dung cô ấy cứ cãi nhem nhẻm thế thì ai mà bức cung được cổ. 

       Ủa. Người làm công tác lãnh đạo tư tưởng mà vậy, thì hóa ra là lãnh đạo dân phải nhắm mắt nhắm mũi trước tiêu cực xã hội sao? Thậm chí trước việc hệ thống pháp luật của 1 huyện đưa con người ta bỏ tù một cách tùy tiện? 

       Còn anh chánh tòa kia thì đã xử sai, ko biết mà im đi, còn tiếp tục ngang nhiên to tiếng để bàn dân thiên hạ đều thấy anh là chánh tòa mà chả hiểu gì về Luật pháp, chả có chút tư duy logic nào.

       Nhớ cho nhé: Luật pháp cũng như Toán học, phải tư duy logic. Nếu muốn giỏi trong ngành luật, luồn lách được luật cũng phải thông minh. Còn ngày xưa mà học dốt thì đừng đi ngành Luật. chả làm nên cơm cháo gì đâu. Nếu có nhờ … ($) mà lên được vị trí chánh tòa thẩm phán gì gì đó, thì chỉ có ăn rồi hồn nhiên mà xuyên tạc luật pháp thôi. 

       Nếu vụ án này mà không được chỉ đạo xử lại, với tuyên án cô Dung vô tội, thì trên mảnh đất xứ Nghệ ngàn đời địa linh nhân kiệt, con người hào hùng, trọng chính nghĩa, thì nay, xã hội vô pháp vô thiên, và  Công lý hoàn toàn vắng mặt. 

       Là tôi nói “Nếu…” nhé. Còn vụ án mà được chỉ đạo xử lại, công minh khách quan, thì tôi và dân chúng sẽ cảm ơn các cấp lãnh đạo Tỉnh huyện nhiều lắm lắm.


Trần Văn Hùng

Đây là thầy giáo Nguyễn Tất Thành, bị bắt với tên gọi Tống Văn Sơ vì tội yêu nước năm 1931 tại Hong Kong. Thầy giáo Thành đã thoát tội bị treo cổ nếu bị dẫn độ về Việt Nam nhờ tư pháp tiến bộ của Vương Quốc Anh với nguyên tắc ” suy đoán vô tội” do luật sư Francis Henry Loseby biện hộ.
Gần 100 năm sau, một đồng nghiệp của thầy giáo Thành và cũng là đồng hương Nghệ An của anh là cô giáo Lê Thị Dung đã bị bắt vì “suy đoán có tội” của hệ thống tư pháp xứ sở thiên đường mà thầy giáo Thành đã vẽ ra. Hai luật sư bào chữa cho cô giáo Dung đã bị Thẩm phán đuổi thẳng cổ ra khỏi toà.
Hai thân phận con người với hai bối cảnh lịch sử ở xứ tư bản giãy chết và thiên đường sau gần 100 năm quả là kỳ lạ.

https://www.facebook.com/huehuong.hoang/posts/pfbid02xhusKMpURTztXMjr1bbrP1kvc8SVEypnWkRJFTsLsShwY6U1VCxw7otnnahy6GiHl

717840cookie-checkCHO NGHỆ SĨ YÊN, VÀ QUAN TÂM ĐẾN CÂU CHUYỆN BỨC THIẾT CỦA XÃ HỘI.