Tờ báo SCMP cho biết Hội nghị đảng CSTQ bế mạc hôm thứ năm. Các lãnh đạo đảng cảnh báo các đảng viên rằng tất cả phải chuẩn bị cho tương lai những khó khăn và bất định gây ra do áp lực về (chiến tranh thương mãi) của Mỹ.
Sau nhiều tháng im lặng Vương Hỗ Ninh, vốn là tay “lý thuyết gia” của đảng, lên tiếng (cùng Tập Cận Bình) rằng các đảng viên phải đầu tư suy nghĩ nhằm phát triển một “tư tưởng cơ bản” đồng thời chuẩn bị cho một “tình trạng bất lợi” (không biết cho đảng hay cho quốc gia Trung quốc) ?
Song song đó, các chuyên gia quốc tế vừa rồi hội tụ ở diễn đàn kinh tế Davos, kể cả các chuyên gia thân TQ, đều tin tưởng rằng “chiến tranh thương mãi” giữa TQ và Mỹ sẽ không chấm dứt vào năm 2019. Ngược lại năm 2019 hứa hẹn nhiều bất ổn. Bà Carie Lam, thống đốc Hồng Kong, bi quan nói rằng bà không nghĩ sẽ có một kết ước lâu dài giữa Mỹ và TQ (sau 3 tháng ngưng chiến).
Trong khi đó, cũng theo SCMP, TQ vừa thử nghiệm thành công hỏa tiễn DF 26 mệnh danh là “Sát thủ đảo Guam”. Hỏa tiễn này được cho là “có đường bay ổn định”, với khả năng làm tổn hại những tàu chiến của Mỹ ở Guam đến đỗi “Mỹ không thể chịu đựng được”.
Túm lại là TQ họ đang chuẩn bị đủ mọi mặt, từ tinh thần (thắt lưng buộc bụng) cho tới “điệu võ dương oai”, ra những dấu hiệu cho Mỹ: Tao đã sẵn sàng. Mầy có ngon nhào dzô!
Thật vậy, trong các cuộc chiến tranh, nóng hay lạnh, kinh tế hay vũ trang, bên nào chịu đựng được lâu dài thì bên đó thắng.
Thái độ của TQ, vừa trấn an nội bộ, vừa “quơ càng” cho Mỹ thấy là họ “chuẩn bị đầy đủ” cho mọi tình huống chiến tranh.
Dĩ nhiên Mỹ là “nước lớn nhứt”, bất kỳ quốc gia nào trên hành tinh này cũng có “vấn đề” với Mỹ. Các nước nhỏ người ta khai thác, lợi dụng “vần đề” Mỹ để trục lợi cho dân mình.
(Riêng học giả VN xuất thân XHCN thì hay dị ứng với Mỹ. Bất kỳ thái độ nào của Mỹ cũng bị đồng hóa với “thực dân” kiểu Tây Ban Nha chinh phục lục địa Nam Mỹ thời thế kỷ 18. Trong khi nước Mỹ lập quốc cùng một thời kỳ. Thái độ nghi kỵ này không hề làm cho “vấn đề VN” của Mỹ tiêu tan đi. Ngược lại, họ coi “vấn đề Mỹ” của VN là một mối đe dọa, thay vì là một cơ hội để đất nước phú cường. Mà thôi, nói chuyện về “học giả VNXHCN” rất mệt! Đôi khi họ xuất thân từ “trường Mỹ” nọ kia. Họ được Mỹ cho “đô la” vốn là tiền thuế của dân Mỹ để đi học. Nhưng khi mở miệng là họ vẫn chống Mỹ. Nói về họ đôi khi cứt lộn lên đầu!)
Cuộc chiến tranh thương mại với TQ do Mỹ mở đầu, mà khối Châu Âu, Nhật, Úc… đã dứt khoát đứng về phía Mỹ, đến từ việc TQ “ăn gian” dủ thứ, từ luật lệ cho tới điều kiện lao động của công nhân, từ xã hội tự do dân chủ cho tới xã hội “đóng khung”. Từ các việc ăn cắp công nghệ cho tới ép chuyển giao công nghệ…
Cạnh tranh kinh tế giữa các nước với TQ, có thể so sánh là ra trận TQ đánh võ hai tay, trong khi các quốc gia khác chỉ đánh một tay (tay kia bị cột lại do bản chất dân chủ trong xã hội).
Mỹ (và các quốc gia tư bản) muốn gì ở TQ trong cuộc chiến này ? Đơn thuần là muốn TQ thay đổi luật lệ, thay đổi lối chơi.. sao cho các bên bình đẳng với nhau trong cạnh tranh, trước luật lệ và minh bạch trong xã hội.
Nhưng TQ muốn gì ? Thấy là họ “đéo sợ” cuộc chiến của Mỹ. Họ đã sẵn sàng.
Không biết TQ có “bluff”, tức “thấu cáy” hay không, nhưng việc “giàn bài” cho thấy họ muốn “cụng” với Mỹ.
Vấn đề “bức tường” mà Trump muốn xây ở biên giới Mexico, ta thấy bây giờ mục tiêu không phải để ngăn dân nhập lậu. Rõ ràng là phe cộng hòa có dự kiến một cuộc xáo trộn “kinh thên động địa” vùng Nam Mỹ, khiến cho dân chúng khu vực này di dân hàng loạt. Không có bức tường không có cách gì cản được.
Vấn đề là cuộc xáo trộn” kinh thên động địa” đó là gì ? Hiển nhiên Mỹ không “đui mù” để không thấy rằng Venezuela vũ trang mạnh mẽ song song với chủ trương “xã hội chủ nghĩa hóa” xã hội (vốn là tư bản) của Venezuela. Nếu Chavez và Maduro muốn đưa dân Venezuela về “địa ngục” thì các nước chung quanh không ai thắc mắc đến. Bây ngu, muốn chết thì cứ việc “đi chết” một mình. Vấn đề xã hội chủ nghĩa kiểu Mác Lê, muốn xây dựng thì phải có đối tượng “đấu tranh”. Dân Venezuela đã “phân hóa” làm hai. Một bên đói “moi thùng rác mà ăn”. Bên kia được ơn mưa móc của chính quyền. Việc “đâu tranh” nội bộ xem ra có hại cho phe XHCN. Vì vậy họ phải mang sách lược “đấu tranh” ra “đấu” với các quốc gia chung quanh.
Rõ ràng Maduro đang cho quân dàn trên biên giới với Columbie. Cuộc xáo trộn “kinh thên động địa” đó là chiến tranh giữa các nước Nam Mỹ. Các quốc gia ủng hộ Venezuela, như TQ, Nga.. một bên. Bên kia các quốc gia chống XHCN (kiểu Mác Lê) có Mỹ ủng hộ.
Nguyên nhân cuộc xáo trộn “kinh thên động địa” này bắt nguồn từ đâu ? Thử xét quốc gia nào đang “tiếp máu” cho Venezuela, (những) quốc gia đó là chủ trương.
Theo tôi, tham vọng “hùng phong đại quốc” của TQ rất lớn. Sách lược “vành đai con đường” hay “Made in China 2015” là chủ đạo. Trong khi Nga thì có tham vọng “chấn hưng” lại đế chế cộng sản Liên Xô.
Để các sách lược này thành công, TQ và Nga phải làm cách nào để Mỹ (và Châu Âu) luôn bận rộn với những chuyện nội bộ, trong khu vực của mình. Rõ ràng việc này họ đã thành công.
Venezuela thuộc “sân sau” của Mỹ. Lò lửa Bắc Phi (và Trung Đông) de dọa Châu Âu. Nếu gây được sự hỗn loạn những điểm nóng này, TQ và Nga sẽ có cơ hộ thực hiện các chính sách của mình.
Trước mắt, trong lúc “chiến tranh thương mãi” còn đang “hưu chiến”. Nếu Venezuala châm ngòi, nổ súng với Colombie để “mở mặt trận” ra bên ngoài để giảm thiểu áp lực bên trong. Chắc chắn lò lửa Nam Mỹ sẽ “cháy” mạnh. Trong lúc Mỹ đang bận chửa lửa, ai ngăn cản TQ “thống nhất đất nước” bằng các phương tiện không hòa bình ? Vụ này, ngoài Đài loan còn có các đảo TS. TQ cũng vậy, cách làm “giảm áp lục bên trong” vẫn là mở một cuộc chiến bên ngoài.