Tuesday, December 3, 2024
HomeDÂN CHỦBÀN VỀ TỰ DO CÁ NHÂN

BÀN VỀ TỰ DO CÁ NHÂN

Lê Công Định

Đăng lại bài viết đúng 10 năm trước về vấn đề “nghĩa vụ con người”, khi đó thiên tài luật học vô song Vương Tấn Việt còn chưa được Trường Đại học Luật Hà Nội phát hiện.

“Tự do cá nhân” là khái niệm chỉ tất cả các quyền tự do của con người, bao gồm tự do cư trú, tự do đi lại, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập nghiệp đoàn, tự do kinh doanh, v.v…. Giới hạn duy nhất của tự do cá nhân là các quyền lợi tương tự của công dân khác. Điều này có nghĩa là việc thực thi quyền tự do cá nhân không được gây phương hại cho chủ thể luật pháp khác. Tuy nhiên, những giới hạn đó phải được các đạo luật minh định, chứ không phải do suy diễn và áp dụng tùy tiện. 

Quyền tự do cá nhân là quyền căn bản của con người, thuộc phạm trù “luật tự nhiên” (droit naturel). Luật tự nhiên là các quy tắc khách quan, tồn tại độc lập và phân biệt với luật lệ do con người đặt ra, được gọi là “luật thực tại” (droit positif). Luật thực tại phải tuân thủ luật tự nhiên, mà không bao giờ có điều ngược lại. Luật tự nhiên, trong đó có quyền tự do cá nhân, là những quy tắc luật pháp còn quan trọng hơn bất kỳ văn bản pháp lý nào. Con người ngay từ khi sinh ra vốn dĩ đã có quyền làm người một cách tự nhiên, và những quyền con người ấy hiện hữu trước cả khi có hiến pháp và bất kỳ đạo luật nào do con người đặt ra.

Tuy là một quyền tự nhiên của con người, tự do cá nhân là kết quả của cuộc tranh đấu không ngừng giữa tự do và quyền lực. Khi con người sống hợp quần thành đoàn thể, tất nhiên nảy sinh nhu cầu duy trì và bảo vệ trật tự xã hội thông qua quyền lực. Do đó tạo ra sự xung đột giữa tự do cá nhân và quyền lực. Tùy thời đại, hoàn cảnh, chính thể và trình độ văn minh của xã hội mà luật pháp sẽ thiên về phía tự do cá nhân hay phía quyền lực. 

Lịch sử thế giới cho thấy, sau khi thoát khỏi chế độ quân chủ, phong kiến, công việc đầu tiên của mọi chính thể tiến bộ đều là tuyên bố tôn trọng và thực thi một cách thực chất các quyền tự do của con người và công dân. Tuyên bố ấy phải được ghi nhận trong các bản tuyên ngôn hoặc hiến pháp. Các đạo luật và văn kiện luật pháp có hiệu lực thấp hơn được ban hành về sau chỉ ấn định nguyên tắc áp dụng và thể thức thi hành các quyền ấy mà thôi, chứ không được phép đặt ra bất kỳ hạn chế nào. 

Việc sử dụng khái niệm “nghĩa vụ con người” để tạo ra đối trọng và gây trở ngại cho việc thực thi các quyền tự do của con người và công dân từ lâu đã bị thế giới văn minh loại bỏ trong tiến trình văn minh hóa của nhân loại. “Phản động” do vậy là khái niệm chỉ những cố gắng đi ngược lại xu hướng tiến hóa này mà thôi.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

  1. certainly like your website but you need to take a look at the spelling on quite a few of your posts Many of them are rife with spelling problems and I find it very troublesome to inform the reality nevertheless I will definitely come back again

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular