Vụ Nguyễn Văn Chiến làm trò ảo thuật để biến cái giấy chứng nhận tạm thời, công nhận đã tốt nghiệp đại học Pháp lý hệ TẠI CHỨC năm 1985, sang Giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học Luật CHÍNH QUY năm 1985 (trong giấy này, cấp năm 2009 ghi là “tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội năm 1985”, trong khi Đại học Luật Hà Nội mãi năm 1993 mới thành lập trên cơ sở trường đại học Pháp lý cũ), và cuối cùng là Bằng tốt nghiệp đại học Luật hệ Chính quy năm 1986, công nhận hẳn danh hiệu CỬ NHÂN LUẬT từ khi miền Bắc chưa đào tạo cử nhân ngành Luật, và cũng đã bị nhà trường HỦY KẾT QUẢ TỐT NGHIỆP mà vẫn được cấp bằng… mình dự là sẽ CHÌM XUỒNG.
Vì nếu moi lên thì cả làng, may chăng mỗi anh 10B còn sạch sẽ. Vì mới năm kia, Gia Thìu vừa tung lên cái luận văn đánh máy được quét vôi ve sơn sửa để phát đi tín hiệu “Đây, bằng chứng là tau cũng có đi học nhá. Tau còn có cả thầy giáo cũ hẳn hoi nhá”.
Những ngày mới cướp chính quyền, rồi mải tập trung lực lượng “giải phóng miền Nam”, ngành GDĐT sơ khai ở miền Bắc khi đó chưa đào tạo bậc đại học ở nhiều ngành, nghề, phải gửi sinh viên đi đào tạo ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Sau này, một số trường đào tạo nghiệp vụ (hệ Sơ cấp), mới nâng dần lên Trung cấp, Cao đẳng rồi lên Đại học. Có nhiều trường vụt phắt từ đào tạo nghiệp vụ lên hẳn học viện (đào tạo bậc đại học, sau và trên đại học). Riêng trường đại học Pháp lý, trong gần 14 năm tồn tại (1979-1993), do hệ thống luật pháp quốc gia lúc đó còn sơ khai, vai trò giữa lập pháp, tư pháp và hành pháp cũng như các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và bào chữa còn chưa phân biệt rạch ròi, hệ thống các bộ luật/luật cũng còn nghèo nàn, nên trường đại học Pháp lý chỉ đào tạo cán bộ pháp lý mà chưa có cử nhân Luật.
Nhiều ngành nghề đã có các trường đại học lớn rồi nhưng các trường Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng vẫn tìm cách đôn lên Đại học, để trước hết là vì quyền lợi của lãnh đạo và giáo viên (chưa phải giảng viên), sau đó mới là vì nhu cầu xã hội. Công lao bơm thổi hàng loạt các trường trung cấp, cao đẳng lên đại học phải vinh danh 2 bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân và Phạm Vũ Luận.
Những cựu học sinh tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng xưa, lẽ ra phải học tiếp chuyên tu để có bằng đại học, bây giờ người ta gọi là học “hệ chuyển đổi” cho oai. Nhưng rất nhiều người không học tiếp chuyên tu mà vẫn tự nhận mình là đã tốt nghiệp đại học. Trường nâng lên thành trường đại học thì cựu học sinh của trường cũng tự nâng bản thân lên trong lý lịch và cả khoe trên fb là đã tốt nghiệp đại học.
Nhiều anh vẫn nổ trên fb là giảng viên đại học nọ, học viện kia. Nhưng khổ nỗi là cái trường đó, học viện đó, khi các anh chị đi dạy thì là một trường sơ cấp đào tạo nghiệp vụ cho ngành, hoặc là trường cao đẳng 10+3.
Những kẻ chui cao, luồn sâu như Nguyễn Văn Chiến để trở thành Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội, giảng viên đào tạo nhiều thế hệ luật sư, đại biểu quốc hội, là ủy viên Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương… đã góp phần hình thành một nền Tư pháp hủ bại.
Những anh chị cựu giáo viên các trường sơ cấp, cao đẳng xưa tự nhận là giảng viên đại học cũng góp phần tạo ra một xã hội hủ bại, hám danh, coi trọng hình thức.
– Hình ảnh không liên quan, nhưng tạo hóa sinh ra vạn vật trên thế gian này và mọi tồn tại đều có lý của nó cả.
(Anh nào mà cứ xem ảnh rồi thả haha, không cần đọc bài viết thì chứng tỏ anh đó rất chú trọng hình thức)
Tham khảo : https://danviet.vn/thuc-hu-thong-tin-to-cao-chu-nhiem-doan-luat-su-tpha-noi-chiem-quy-20200614190103066.htm