Về chuyện “song Thanh” tại Đà Nẵng (phần 3)

0
1554
Ông Trần Văn Thanh bị triệu tập đến tòa trên băng ca. Ảnh: Trần Bang

FB Lê Hồng Hà

22-4-2018

Kháng nghị giám đốc thẩm số 29/QĐ-VKSTC-V3 ngày 29-10-2010 đối với vụ án Trần Văn Thanh phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân” có nội dung như sau: (xin trích một phần)

“Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự đối với bị cáo Trần Văn Thanh, sinh25/1/1953 tại Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; đăng ký nhân khẩu thường trú số 10 đường Nguyễn Quyền, thành phố Hà Nội, nơi ở số 7A đường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội; bị bản án hình sự phúc thẩm số 78/2009/HSPT ngày 07/12/2009 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng áp dụng khoản 1 Điều 258 BLHS, điểm h khoản 1, khoản 2 Điều 46, điểm a khoản 1 Điều 48; Điều 60 BLHS xử phạt về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Tại bản án sơ thẩm số 16/2009/HSST ngày 07/8/2009, Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã áp dụng khoản 1 Điều 258; điểm h khoản 1, khoản 2 Điều 46; điểm a khoản 1 Điều 48 BLH, xử phạt Trần Văn Thanh 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 36 tháng.

Ngày 03/9/2009 Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị phúc thẩm đối với Trần Văn Thanh theo hướng tuyên bị cáo không phạm tội và đình chỉ vụ án.

Bản án hình sự phúc thẩm số 78/2009/HSPT ngày 7/12/2009 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã áp dụng khoản 1 Điều 258 BLHS, điểm h khoản 1, khoản 2 Điều 46; điểm a khoản 1 Điều 48; Điều 60 BLHS, xử phạt Trần Văn Thanh 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 24 tháng.”

“Mặc dù Thông báo số 94 ngày 25/4/2007 của Uỷ ban kiểm tra Trung ương (bà Nguyễn Thị Doan ký) xác định Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng không có liên quan gì với những tố cáo. Tuy nhiên, một số văn bản của các cơ quan Trung ương, điạ phương như:

-Báo cáo số 38 ngày 15/01/2001 của Đoàn công tác liên ngành (gồm Uỷ ban kiểm tra Trung ương, Bộ Công an, Ban nội chính Trung ương và Viện kiểm sát nhân dân tối cao);

– Báo cáo số 268 ngày 13/5/2007 của phòng Kinh tế Công an Đà Nẵng gửi Bộ Công an.

– Công văn số 868 ngày 3/9/2008 của Văn phòng ban chỉ đạo Trung ương về chống tham nhũng;

– Công văn số 574 ngày 01/2/2004 của Ban nội chính Trung ương gửi Bộ chính trị;

– Công văn số 131 ngày 11/5/2009 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng gửi Cơ quan an ninh điều tra Công an TP Đà Nẵng.

Tất cả đều thể hiện một số nội dung tố cáo liên quan đến Lãnh đạo TP Đà Nẵng nêu trong đơn thư tố cáo là có cơ sở và cần được xem xét, xử lý.”

…….

Sau khi phân tích rất nhiều về cáo trạng vụ án, VKS Tối cao kết luận:

“Kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 78/2009/HSPT ngày 7/12/2009 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và bản án hình sự sơ thẩm số 16/2009/HSST ngày 7/8/2009 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng đối với Trần Văn Thanh.

Đề nghị Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tuyên huỷ phần quyết định của bản án hình sự phúc thẩm và phần quyết định của bản án hình sự sơ thẩm nêu trên đối với bị cáo Trần Văn Thanh không phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” và đình chỉ vụ án đối với Trần Văn Thanh.” (hết trích)

Và kết quả như sau:

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 11/2011/HS-GĐT ngày 19/7/2011 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã Quyết định:

+ Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 78/2009/HSPT ngày 7/12/2009 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng về phần trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Trần Văn Thanh và bị cáo Nguyễn Phi Duy Linh.

+ Giao hồ sơ vụ án cho Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Ngày 22.6.2012, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.Đà Nẵng đưa ra xét xử phúc thẩm lại vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” có liên quan đến thiếu tướng Trần Văn Thanh. Toà phán quyết một cách “hàng hai” (chắc để làm vừa lòng NBT): “Đối với trường hợp Trần Văn Thanh, không có chứng cứ vững chắc kết luận ông Thanh pham tội.Tuy nhiên so đến thời điểm cơ quan điều tra khởi tố vụ án (2009) là đã hết thời hạn hiệu lực để truy cứu tránh nhiệm hình sự theo quy định. Vì vậy, HĐXX chấp nhận một phần kháng cáo của ông Trần Văn Thanh.

Với những lẽ trên, HĐXX tuyên bị cáo Trần Văn Thanh không phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân” và đình chỉ vụ án đối với Trần Văn Thanh.

Tuy nhiên, HĐXX cũng có kiến nghị cơ quan chủ quản nơi ông Thanh làm việc tiến hành xử lý hành chính về những hành vi của ông có liên quan đến vụ án.” (Hết trích)

“Vụ án Thiếu tướng Trần Văn Thanh” khép lại. Anh Trần Văn Thanh – người con của quê hương Quế Sơn anh hùng – không chết trong những ngày xông pha trong mưa bom bão đạn ác liệt của chiến trường Quảng Đà (1965 – 1975) thời đánh Mỹ, mà phải “chết” dưới tay những tên “phe nhóm quyền lực”, “lũng đoạn chính trị” dám “lấy tay che Trời” khi đất nước đã thanh bình.

Đã nhiều năm đã đi qua, nhưng những phiên toà “đánh võng” với công lý, làm cho vị tướng tài ba, giàu nhân cách phải “thân bại danh liệt” ngày nào, sẽ vẫn là “vết nhơ” đáng hổ thẹn trong lịch sử ngành tố tụng Việt Nam.

Về chuyện “song Thanh” tại Đà Nẵng (phần 1)
Về chuyện “song Thanh” tại Đà Nẵng (phần 2)
Về chuyện “song Thanh” tại Đà Nẵng (phần 3)
279730cookie-checkVề chuyện “song Thanh” tại Đà Nẵng (phần 3)