Home BIỂN ĐÔNG “UKRAINE TỐT HƠN HẾT LÀ CỦNG CỐ LIÊN MINH PHƯƠNG TÂY CỦA...

“UKRAINE TỐT HƠN HẾT LÀ CỦNG CỐ LIÊN MINH PHƯƠNG TÂY CỦA MÌNH”

0
28
Trong cuộc gặp ngày 6/1/2023 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky

Trd Xuan

CÁCH ĐÂY MỘT NĂM PHÁP VÀ CHÂU ÂU VẪN HY VỌNG LỚN VÀO TRUNG QUỐC?  NHÌN LẠI VIỆC TỔNG THỐNG PHÁP EMMANUEL MACRON VÀ CHỦ TỊCH ỦY BAN CHÂU ÂU URSULA VON DER LEYEN THĂM TRUNG QUỐC HY VỌNG NHẰM HÓA GIẢI CUỘC CHIẾN NGA-UKRAINE?

    Trong cuộc gặp ngày 6/1/2023 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhằm trao đổi về cuộc khủng hoảng ở nước này cũng như nỗ lực đàm phán nhằm chấm dứt chiến sự. Đáp lại một cách mơ hồ, Chủ tịch Trung Quốc nói rằng ông “sẵn sàng thảo luận với Tổng thống Zelensky khi điều kiện và thời gian phù hợp”.

Ông Tập và ông Zelensky đã không tiến hành bất cứ cuộc trao đổi nào kể từ khi chiến sự Nga – Ukraine bùng phát hồi tháng 2/2022 bất chấp nhiều nỗ lực kết nối từ Kiev.

Hôm 21/3, Phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết Kiev đã đề xuất khả năng tổ chức một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Zelensky với Chủ tịch Tập nhưng không có phản hồi. Tổng thống Zelensky gần đây mời Chủ tịch Tập tới thăm Ukraine và bày tỏ mong muốn đối thoại với ông, nhưng cũng không nhận được câu trả lời. Sao mà ông Tập sang thăm Ukraine lúc này? Nếu sang thăm Ukraine chẳng khác gì vả vào mặt Putin người bạn thân thiết “không giới hạn”. Những người tránh sang thăm Ukraine chính là những người sợ mất lòng Putin, thậm chí sợ Putin đấy là điều đã được thực tế khách quan  khẳng định.

Những bình luận từ các lãnh đạo cấp cao Ukraine cho thấy Kiev vẫn nuôi hy vọng và dường như đang cố gắng thuyết phục Bắc Kinh đóng vai trò lớn hơn trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng. Điều này cũng chỉ là hy vọng trên danh nghĩa ngoại giao thôi chứ nếu Bắc Kinh đóng vai trò lớn trong cuộc xâm lược của Nga chỉ khi Ukraine chịu mất một phàn lãnh thổ của mình.

Hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới thăm Bắc Kinh hôm 6/4, ông Tập tuyên bố “các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine cần được nối lại càng sớm càng tốt” và kêu gọi chính phủ các nước không làm bất cứ điều gì có thể “khiến cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn hay vượt tầm kiểm soát”.

Ông cũng nói “quan ngại an ninh hợp lý của tất cả các bên” cần được xem xét trong quá trình này, dường như đề cập đến tuyên bố của Nga rằng một trong những lý do buộc nước này mở chiến dịch ở Ukraine là do đà mở rộng về phía đông của NATO.

Giới quan sát nhận định phát biểu của ông Tập cho thấy Trung Quốc sẽ không sử dụng đòn bẩy của mình như một đối tác ngoại giao của Nga để gây sức ép buộc Moskva hướng đến giải pháp cho cuộc xung đột. Nó cũng thể hiện Bắc Kinh không thay đổi lập trường của mình ngay cả khi đã đưa ra đề xuất hòa bình 12 điểm và nhận được phản hồi tích cực từ phía Kiev.

Oleksandr Musiyenko, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Quân sự và Pháp lý, trụ sở ở Kiev, nhận định nỗ lực cố gắng thu hẹp khoảng cách và kết nối với Trung Quốc để tìm giải pháp cho xung đột là nhiệm vụ đầy thách thức với Ukraine.

“Sau chuyến thăm của ông Tập tới Moskva, Ukraine không còn nhiều động lực để trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc, khi Bắc Kinh dường như đã chọn đứng về phía Moskva”, Musiyenko nói. “Tôi không cho rằng đề xuất hòa bình của Trung Quốc là thỏa thuận tốt với Ukraine”.

Trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Moskva cuối tháng trước, lãnh đạo Nga – Trung đã cam kết tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho xung đột Ukraine, song không đề cập đến lộ trình cụ thể để dẫn tới mục tiêu này.

Kế hoạch hòa bình 12 điểm của Trung Quốc cũng không nêu các bước cụ thể để giảm căng thẳng. Nó không đề cập gì tới trở ngại lớn nhất hiện nay là Nga khó có khả năng rút quân khỏi Ukraine, trong khi Kiev chỉ đồng ý ngồi vào bàn đàm phán nếu Moskva rút toàn bộ lực lượng.

Dù vậy, Kiev vẫn kỳ vọng rất lớn vào vai trò của Bắc Kinh, điều được thể hiện rõ ràng khi Tổng thống Zelensky và các quan chức cấp cao Ukraine không đưa ra bất kỳ lời chỉ trích nào đối với những cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng trong quan hệ quốc tế, vấn đề lợi ích luôn là yếu tố rất quan trọng. Trong khi Nga và Trung Quốc có thể mang lại cho nhau nhiều lợi ích về chính trị và kinh tế, Kiev có rất ít thứ có thể “đền đáp” Bắc Kinh.

Liệu Trung Quốc có thể giúp mang lại hòa bình cho Ukraine hay không là điều không thể từ  Bắc Kinh.

Với những sức mạnh mà Trung Quốc đang nắm giữ, chỉ họ  mới có thể gây sức ép để Moskva chấp nhận một số nhượng bộ. Nhưng khả năng Trung Quốc sử dụng nó để gây thiệt hai cho Nga là rất thấp. Tuy nhiên Kiev và các đồng minh phương Tây vẫn duy trì quan điểm rằng bất kỳ để xuất nào mà trong đó Nga vẫn kiểm soát lãnh thổ Ukraine đều không thể chấp nhận được.

Musiyenko, chuyên gia quân sự và pháp lý tại Kiev, thì cho rằng Ukraine nên hướng tới các đồng minh phương Tây và cố gắng vận động ủng hộ từ những nước như Ấn Độ, hơn là tìm cách kết nối với Trung Quốc.

“UKRAINE TỐT HƠN HẾT LÀ CỦNG CỐ LIÊN MINH PHƯƠNG TÂY CỦA MÌNH”, ông nói. “Có lẽ trong tương lai, liên minh này sẽ bao gồm cả Ấn Độ và tôi nghĩ Kiev cần phải đứng về phía này”.

Trong họp báo ngày 6/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh chĩa mũi dùi vào NATO, cho rằng khối cần phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng ở Ukraine. “Liên minh quân sự này cần phải giải quyết vấn đề của họ và không có tư cách trách móc hay gây sức ép với Trung Quốc”, bà Mao nói.

Trong cuộc phỏng vấn với báo Nga Izvestia đăng hôm nay 7-4, Đại sứ Trung Quốc tại Nga Trương Hán Huy (Zhang Han Hui) đã nhận được câu hỏi về việc Mỹ cùng đồng minh gây sức ép lên Trung Quốc trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine và thông tin Bắc Kinh đang hỗ trợ Matxcơva.

“Cuộc khủng hoảng Ukraine không phải do Trung Quốc tạo ra. Trung Quốc không phải là một bên tham gia và không cung cấp vũ khí cho bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột này. Phương Tây không có tư cách đưa ra chỉ thị cho Trung Quốc, và càng không có thẩm quyền để chuyển giao trách nhiệm cho Bắc Kinh”, ông Trương trả lời.

Bình luận của ông Trương được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen có chuyến thăm Trung Quốc trong ba ngày.

” Ông ấy đã từng có một cơ hội.”

Zelensky cho biết ông sẽ không nhận cuộc gọi từ Tập Cận Bình nữa.

“Đồng cấp người Pháp, ông Macron thông báo với tôi rằng trong chuyến thăm Bắc Kinh, ông ấy đã thuyết phục ông Tập Cận Bình gọi điện cho tôi. Thật không may, tôi phải làm ông ấy buồn.

Tôi sẽ không nghe cuộc gọi nếu có.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc từng có cơ hội đó nhưng ông ấy đã bỏ lỡ nó.

Thời gian đàm phán hòa bình đã trôi qua. Từ bây giờ trở đi, Ukraine chỉ nói chuyện với Trung Quốc trên quan điểm sức mạnh.

Tôi đã mở rộng bàn tay hữu nghị nhưng bây giờ nó đã nắm chặt lại thành nắm đấm!”.

Hai chính khách này nói rằng họ muốn thuyết phục Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Nga để mang lại hòa bình ở Ukraine, hoặc ít nhất là ngăn Bắc Kinh hỗ trợ trực tiếp cho Matxcơva trong cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Trong cuộc gặp ông Tập ở Bắc Kinh hôm 6-4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói: “Cuộc tấn công của Nga ở Ukraine đã giáng đòn mạnh vào sự ổn định quốc tế. Tôi biết tôi có thể tin tưởng vào các bạn (Trung Quốc) trong việc đưa Nga trở lại với lý trí và đưa mọi người trở lại bàn đàm phán”.

Thế là trước đây Pháp và châu Âu đã hy vọng ở Putin và Tập Cận Bình bao nhiêu thì có lẽ bây giờ họ thất vọng bấy nhiêu. Khó mà cảm hóa được các lãnh đạo Nga và Trung Quốc, mà không thể cảm hóa nổi được họ vì sao? Vì ghế của họ đang ngồi là vững chắc, cũng như suy nghĩ của họ là không hề lay chuyển vì họ phải sống có nhau.

Chính sự mơ hồ của Mỹ và châu Âu đang đưa lại cho họ rơi vào cái vòng luẩn quẩn khó gỡ như hiện tại. Cũng chính Mỹ và châu Âu đã làm cho họ (Trung Quốc, Nga) mạnh lên một cách nhanh chóng và đấy nhanh tham vọng vùng ảnh hưởng của họ trên khắp thế giới. 

Mỹ, châu Âu phải chịu trách nhiệm về chính sách của họ làm cho các nước nhỏ bé yếu thế bị xâm lược và bắt nạt, nếu không chịu trách nhiệm bảo vệ họ thì chính Mỹ và châu Âu cũng sẽ là nạn nhân tiếp theo.