Saturday, July 27, 2024
HomeBình Luận-Quan ĐiểmTứ Đại Sai Lầm Của Boris Yeltsin

Tứ Đại Sai Lầm Của Boris Yeltsin

Ngô Văn Hiếu

Sai lầm lớn nhất của Yeltsin là không giải tán Duma (Quốc Hội) để bầu lại Duma, Tổng Thống, và lập bản hiến pháp tự do dân chủ của Cộng Hòa Liên Bang Nga ngay sau khi cách mạng dân chủ thành công – lúc đang còn cao trào cách mạng dân chủ tự do – để đoạn tuyệt cái cũ và bước sang thời đại mới. Vì bọn đại biểu thuộc khóa cuối cùng này được lưu dụng sau 1991 nên chúng đã tìm đủ cách để phá hoại việc xây dựng các định chế tự do dân chủ ở Nga sau khi thoát ách Liên Sô, khiến Yeltsin thất bại trong việc xây dựng nước Nga tự do và phú cường.

Sai lầm thứ 2 là chọn truyền nhân là Putin, một kẻ theo tinh thần dân tộc Đại Nga cuồng nhiệt, độc tài gian ác, phản dân chủ, và luôn xem Âu Mỹ Nhật là thù địch.

Sai lầm thứ 3 là không cho Chechnya độc lập cũng như không tôn trọng vùng South Ossetia của Georgia. Điều này cũng có thể thành tiền lệ cho Putin và các lãnh đạo Đại Nga sau này ăn hiếp và lấn chiếm lãnh thổ các nước vốn thân Nga như Phần Lan, Ukraine, Belarus, Moldova  vv.

Nhưng có lẽ sai lầm lớn nhất của Yeltsin là đã nhân vụ khủng hoảng hiến pháp vào tháng 9 và 10 năm 1993 mà đã dùng bạo lực đảo chánh, độc đoán trưng cầu dân ý thay hiến pháp thời Liên Sô (bản 1978) bằng Hiến Pháp 1993 (12/12/1993) để cho tổng thống có quyền quá lớn mà không đặt ra cơ cấu kềm chế, tránh được nạn độc tài dù đảng trị hay cường đạo trị (kleptocracy và oligarchy).

Bản Hiến Pháp 1993 đã được ứng dụng vào ngày 9/8/1996 khi Yeltsin âm thầm tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống Nga nhiệm kỳ 2. Đến ngày 31/12/1999 thì Yeltsin từ chức và trao quyền cho Putin để sau đó Putin có thể làm mưa làm gió thao túng nước Nga.

Nếu không phạm 4 điều này thì Nga và dân Nga giàu mạnh hạnh phúc hơn nhiều. 

(Thật ra, các bản Hiến Pháp Nga Sô và Liên Sô, nếu bỏ qua yếu tố đảng Cộng Sản lãnh đạo độc đoán như qui định trong Điều 6 Hiến Pháp Nga Sô hay Điều 4 Hiến Pháp CSVN, Quốc Hội – chứ không phải Tổng Thống hay Quốc Trưởng hoặc Chủ Tịch Nước – mới là cơ quan quyền lực cao nhất. Một khi bỏ bản Hiến Pháp Nga 1978 để đề cao vai trò của Tổng Thống lúc đất nước chưa vững các định chế chính trị độc lập như quân đội và tư pháp thì vị Tổng Thống rất dễ thay đổi luật lệ để thành nhà cai trị độc tài và bất trị.)

Cái cần bỏ liền vào 31/12/1991 là bọn đại biểu sâu mọt trong Quốc Hội, thuộc khóa cuối cùng của Nga Sô, thì Yeltsin không bỏ; trong khi cái đáng giữ là nguyên tắc giao quyền cho dân, hạn chế quyền của quốc trưởng, trong bản Hiến Pháp măm 1978 thì Yeltsin lại bỏ đi trong bản Hiến Pháp 1996. 

Cho nên, từ 2010, Cộng Hòa Liên Bang Nga đã có thể lãnh đạo khối EU và NATO hợp tác với Mỹ Nhật Ấn để kềm chế Trung Cộng, phát huy tự do dân chủ, và gìn giữ hòa bình thế giới.

(Hình trên wikipedia)

https://www.facebook.com/groups/2226678490696638/permalink/6360483557316090/

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular