Thế hệ mạng 5G: những điều cơ bản mà anh em cần biết

0
650
4G đang là kết nối tiêu chuẩn hiện tại trong đời sống công nghệ của chúng ta, tuy nhiên thế giới và các hãng di động đã bắt đầu rục rịch phát triển 5Grồi và hứa hẹn đây cũng chính là tương lai của chúng ta. Đa phần chúng ta vẫn đang chỉ hình dung 5G là thế hệ kế tiếp của 4G, topic này mình xin nói một vài thứ cơ bản về kết nối 5G để anh em cùng tham khảo thêm và hiểu tại sao 4G hiện tại là chưa đủ mà cần phải có 5G.
Tổng quan về kết nối 5G
Như đã nối, thế hệ mạng di động tiếp theo trong tương lai sẽ là thế hệ thứ 5 và gọi đơn giản là 5G. Cụ thể thì với thế hệ mới này, chúng ta sẽ có một kết nối mạng internet nhanh hơn, độ trễ càng tiến về 0, và khả năng truy cập được cải thiện tốt. Theo kì vọng, 5G chắc chắn sẽ thay thế hoàn toàn công nghệ 4G một khi nó được hoàn thiện và triển khai hoàn toàn trong tương lai gần.
5G trong hiện tại vẫn đang trong giai đoạn phát triển non trẻ, từa tựa như các giai đoạn alpha hay beta vậy đó. Hiện tại các công ty công nghệ vẫn đang cố gắng phát triển và tích hợp vào trong một vài thiết bị của họ để chạy thử, một khi giai đoạn triển khai ban đầu thành công thì sẽ có nhiều thiết bị được tích hợp 5G hơn được bán ra thị trường, dĩ nhiên còn phụ thuộc nhiều vào khu vực, đất nước và nhà mạng nơi anh em sinh sống nữa.
Sóng sánh của 5G
Ôn lại một số kiến thức vật lý cũ kĩ: trừ sóng cơ học thường gặp trong cuộc sống, chúng ta còn một loại sóng rất quan trọng đó là sóng điện từ (trong đó bao gồm cả ánh sáng khả kiến – thứ giúp mắt nhìn thấy mọi thứ xung quanh). Đặc tính của các loại sóng này phụ thuộc rất nhiều vào tần số và bước sóng của chúng, và 4G hay 5G đều là sóng điện từ và đều tuân theo các quy tắc vật lý của loại sóng này. Trong hình mô tả bên dưới, phía trên là tương quan về bước sóng của 5G so với bước sóng của 4G ở phía dưới.

Đang tải wave.jpg…

Với tần số càng cao (bước sóng càng nhỏ) thì kết nối mạng sẽ càng nhanh hơn, Tuy nhiên nó không thể truyền tải đi xa hoặc rất dễ bị nhiễu khi gặp vật cản.
Có hai hướng triển khai giúp cho 5G mang lại ưu điểm có thể làm việc ở bất cứ lúc nào và bất cứ khu vực nào đó là công nghệ sóng milimet (mmWave) và dải sub-6.
Đầu tiên đó là sóng 5G được được triển khai theo dạng sóng milimet (mmWave), dạng sóng có bước sóng của nó thường được tính bằng đơn vị milimet – nghĩa là thuộc dạng bước sóng dài trong các loại sóng điện từ, và hiện tại công nghệ này đã có mặt ở hầu hết các cơ sở nghiên cứu và thiết bị quân sự. Với sóng milimet, kết nối 5G chắc chắn sẽ nhanh hơn, đạt tới 10Gbps khi lên đỉnh, và còn cung cấp khả năng “lag-free” – tạm dịch là không có độ trễ, bởi vì nó bổ sung thêm vào một băng tầng cho các thiết bị sử dụng. Mặc dù vậy, sóng milimet rất dễ bị giữ lại bởi vật cản như tường hay sàn nhà, nói cách khác là khả năng truyền sóng xuyên tường khá kém cũng như khả năng truyền tải không được xa.
Cách thứ hai là thông qua phổ tần sub-6GHz. Không giống như sóng milimet, phổ tần sub-6GHz phụ thuộc nhiều vào cách tiếp cận giữa các pack mang dữ liệu 5G với nhau. Về cơ bản, tín hiệu 5G này như là một “bản cập nhật”, tăng cường sức mạnh của các kết nối hiện tại như 3G hay 4G. Đó chủ yếu là vì kết nối 3G hiện tại có băng tần 2.4GHz và 4G là 5GHz đều nằm dưới mức giới hạn 6GHz. Phương pháp này mang nhiều về lợi ích kinh tế và nó cũng ít bị nhiễu hơn bởi vật cản.

Đang tải 4504371_Qualcomm_5NR_Preso_spectrum.jpg…

Do cả ưu nhược của hai dải tầng trên mà kết nối 5G sẽ bao gồm cả hai để có thể linh động và hiệu quả trong nhiều trường hợp. Theo Qualcomm, công ty chuyên là các vi xử lý và chip kết nối, công nghệ sóng milimet sẽ được lắp đặt ở những khu vực thành phố để đạt kết nối mạnh nhất có thể, càng ra xa ngoại ô thì nhà mạng sẽ đưa về dùng sub-6GHz vì khả năng phủ sóng của nó xa và tốt hơn.
Sự khác biệt giữa 5G và 4G
Chúng ta hay luôn miệng nói rằng 5G sẽ nhanh hơn 4G trong việc truyền tải dữ liệu, điều tất nhiên luôn. Nhưng bên cạnh đó 5G còn có nhiều khác biệt hơn so với người tiền nhiệm nữa. Cái đầu tiên là 5G có thể phủ sóng một khu vực rộng hơn so với 4G, nghĩa là anh em có thể cách xa cột sóng mà tín hiệu vẫn đạt trạng thái ổn định.
Ngoài ra, 5G còn khó bị nhiễu hơn khi so sánh với 4G, mặc dù sóng milimet rất dễ bị cản bởi vật cản, Tuy nhiên nó vẫn hoạt động khá hơn so với 4G. Ví dụ, nếu trong khu vực mà anh em đang sinh sống có ít cột sóng hơn, anh em vẫn sẽ có một trải nghiệm về tốt độ kết nối tốt hơn so với 4G. Sóng 5G tương tác trực tiếp vào thiết bị cuối, thay vì phát sóng lan toả ra cả một khu vực.

Đang tải 5G.gif…

Cuối cùng là với kết nối 5G, chúng ta không bị ảnh hưởng bởi số thiết bị kết nối vào. Hiện tại, mạng 4G có một điểm yếu là bị giới hạn về số lượng thiết bị kết nối đến cùng một lúc. Lúc này mạng 4G sẽ có xu hướng bị chậm lại, Trong khi đó với 5G thì hầu như số lượng thiết bị kết nối không ảnh hưởng đến hiệu năng tổng thể bởi vì nó được bổ sung thêm băng tầng và có vùng phủ rộng hơn.
Tóm lại là…
Chúng ta đang bắt đầu tiến vào giai đoạn đầu của thế hệ mạng di động thứ 5 này. 5G dự kiến sẽ hoàn thành triển khai cơ bản sớm nhất là vào tháng 3 năm 2019 và có thể sẽ bùng nổ vào năm 2020. Cho tới hiện tại, đã có kha khá hãng đã đưa 5G vào thiết bị của họ để thử nghiệm kết nối di động và đang có xu hướng nhiều thiết bị hơn được tích hợp 5G. Khái niệm đã rõ ràng và cũng đã triển khai, việc của chúng ta là đợi nó phổ biến cho người dùng mà thôi.
5G không chỉ hiện diện trên kết nối di động mà có thể được các công ty oto đưa vào trong các xe của họ để chế tạo các xe thông minh, đặc biệt thích hợp cho ứng dụng định vị và điều hướng, đồng thời cũng giúp cho khả năng giải trí trên oto hoàn thiện hơn. Smartcar có thể chia sẻ dữ liệu về tình trạng giao thông, các nguy hiểm trên đường hoặc các vấn đề giao thông khác cũng như xử lí theo thời gian thực các vấn đề hỗ trợ tài xế chẳng hạn.
447030cookie-checkThế hệ mạng 5G: những điều cơ bản mà anh em cần biết