Phóng sự Ukraine: Kherson ăn mừng giải phóng — và chuyến thăm của Volodymyr Zelensky

2
251

Cù Tuấn

– Cù Tuấn dịch từ The Economist.

Tóm tắt: Nhưng có sự tức giận với những kẻ cộng tác với người Nga và sự thất vọng về tín hiệu điện thoại di động

Vào ngày 14 tháng 11, bốn ngày sau khi quân đội Ukraine chiếm lại thành phố Kherson, người dân tiếp tục tập trung tại quảng trường chính, để ăn mừng và vẫy cờ Ukraine, chào đón những người lính giải phóng bằng những cái ôm và các bó hoa—và cố gắng tìm tín hiệu điện thoại. Để đảm bảo rút lui an toàn, người Nga đã cắt nguồn cung cấp điện, lật đổ tháp truyền hình và phá hủy các cột điện thoại. Cuối tuần qua, một kết nối vệ tinh Starlink đã được thiết lập tại quảng trường, nhưng dịch vụ vẫn còn mang tính chắp vá. Dưới bầu trời trong xanh, mọi người chạm vào màn hình và giơ chúng lên cao với hy vọng có sóng.

Vào giữa buổi sáng, Tổng thống Volodymyr Zelensky bất ngờ xuất hiện. Ông phát biểu trước một đại đội binh lính, cúi đầu tưởng niệm và hát quốc ca khi lá cờ được kéo lên. Trong bài phát biểu hôm Chủ nhật, ông nói rằng các quan chức đã phát hiện ra bằng chứng của hơn 400 tội ác chiến tranh trong khu vực và nói thêm rằng “tình hình ở khu vực Kherson vẫn rất nguy hiểm”.

Vadim Potapenko, người đang ở quảng trường cùng vợ và hai con nhỏ, đã rất buồn vì không được gặp Zelensky. “Ông ấy có ở đây không? Ồ không!” Anh lắc điện thoại. “Chúng tôi không có kết nối! Chúng tôi không biết chuyện gì đang xảy ra.” Một bà lớn tuổi hỏi bà có thể mua thẻ sim mới ở đâu vì bà chỉ có một cái sim của Nga đã ngừng hoạt động.

Andriy Bazruchko, một thợ xây đã không có việc làm trong 8 tháng bị chiếm đóng, lo lắng cho bạn bè và gia đình ở bên kia sông và vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Nga: “Hệ thống điện thoại di động của Nga cũng không hoạt động”. Anh lắc điện thoại để cố gắng kết nối. “Nhưng đây chỉ là chuyện nhỏ,” anh nói. “Nó sẽ sớm được sửa chữa.” Giống như hầu hết mọi người, anh coi nhẹ việc thiếu máy sưởi, ánh sáng và nước trong thành phố trong chín ngày qua. Niềm vui giải phóng vẫn còn đang tràn ngập. Xa bao nhiêu lâu nay mới gặp nhau, vui sao nước mắt lại trào.

Mọi người nói về sự căng thẳng và sợ hãi khi Kherson bị chiếm đóng. Những người lớn tuổi kể rằng họ nấp trong nhà, chỉ ra ngoài một hoặc hai lần một tuần để mua thức ăn. Những người đàn ông cho biết họ bị yêu cầu cởi quần áo tại các trạm kiểm soát khi binh lính kiểm tra họ để tìm hình xăm ủng hộ Ukraine. Ông Potapenko nói: “Bạn không bao giờ chắc chắn liệu mình có về nhà an toàn hay không. Người Nga thường lục soát điện thoại và khám xét nhà cửa.” Ông Bazruchko nói: “Nếu họ tìm thấy bất kỳ hình ảnh nào của binh lính Nga hoặc vị trí hoặc các biểu tượng của Ukraine trong điện thoại của bạn thì bạn sẽ bị tống vào tầng hầm.” Hàng ngàn người đã bị bắt. Nhiều người đã mất tích. “Mọi người ở Kherson đều biết một ai đó mà đã biến mất,” anh nói. “Chúng tôi có cảm giác mình giống như những chú vịt bị đóng băng hai chân, và trước mặt là một con cáo.”

Có lần ông Potapenko nói rằng ông đã sử dụng cụm từ “Slava Ukraini!” (Vinh quang cho Ukraine), khẩu hiệu chính của cuộc chiến, khi nói chuyện với mẹ qua điện thoại. “Họ đã lắng nghe mọi thứ.” Lính Nga ập đến nhà bà, lục soát và dọa bắt em trai 23 tuổi của Potapenko đang sống ở đó. Mẹ Potapenko nói dối rằng người con trai khác của bà đang ở Ba Lan. “Họ bắt bà ấy nói rằng bà ấy ủng hộ Nga.”

Người Nga đã cố gắng áp đặt hệ thống truyền hình Nga, đồng rúp và chương trình giảng dạy của Nga trong các trường học, đồng thời tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý giả tạo ủng hộ việc sáp nhập Kherson—được Điện Kremlin công bố vào ngày 30 tháng 9. Không có thứ nào trong số đó tỏ ra hiệu quả. Ông Bazruchko nói rằng những người lính mang súng đã gõ cửa khu dân cư của ông để kêu gọi mọi người bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý. Không ai ra mở cửa.

Nhiều người bị thất nghiệp hoặc từ chối làm việc cho người Nga. Ông Bazruchko nói: “Chúng tôi sống bằng tiền tiết kiệm và tự cung tự cấp từ đất vườn.” Một số người đóng cửa hàng của họ. Cộng tác viên với Nga và người mới đến tiếp quản các chuỗi tạp hóa Ukraine. Ở những nơi như vậy, người bán chỉ chấp nhận đồng rúp và giá cao gấp ba hoặc bốn lần giá trung bình; thay vào đó, mọi người cho biết họ đi mua sắm ở chợ, nơi người bán sẽ chỉ nhận tiền hryvnia của Ukraine.

“Bạn phải hiểu,” ông Potapenko nói, “rằng chúng tôi không có tiền. Một số người đã già và túng thiếu, một số có con nhỏ, họ lấy đồng rúp hoặc viện trợ nhân đạo mà người Nga phát chẩn để có thể sống sót.” Người Nga trả lương cho nhân viên chính phủ tại Kherson cao hơn nhiều so với mức ở Nga. Ông Bazruchko nói: “Họ muốn mua chuộc người.”

Một số người đã được mua đứt. Những người có mặt tại quảng trường cho biết họ coi hầu hết những người đã sơ tán khỏi Kherson trong những tuần gần đây là “cộng tác viên” đã rút lui cùng với những người Nga. Ông Potapenko nói: “Các cửa hàng đóng cửa đã bị cướp phá, “điện thoại di động, máy tính, tất cả những thứ đó đã bị cướp đi”. Maxim Shagun, chủ sở hữu của quán cà phê Verona gần quảng trường chính, người đang phục vụ cà phê mới pha cho khách, cho biết ông đã để quán cà phê của mình vẫn mở cửa, vì nếu không quân chiếm đóng sẽ cướp chiếc máy pha cà phê espresso đắt tiền của ông.

“Một số người cộng tác với Nga đang lẩn trốn,” ông Potapenko nói. “Rất nhiều người trong số họ đã đến Skadovsk”, một thị trấn ở phía nam tỉnh Kherson, mà vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Nga ở bên kia sông Dnepr. Một ca sĩ, đã xuất hiện trên truyền hình địa phương để ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý, đã đến Skadovsk để tham gia “một buổi hòa nhạc” trong hai tuần qua. Ca sĩ này nhắn tin rằng anh không nghĩ rằng mình sẽ có thể quay lại Kherson. “Tôi không hài lòng lắm với chiến thắng cục bộ này. Tôi sẽ hạnh phúc hơn khi đạt được kết quả cuối cùng.”

Ông Potakempo nói: “Những người đó đang sợ hãi…bởi vì người dân ở Kherson đang thực sự tức giận. Những người khác nói rằng tình báo Ukraine đã bắt đầu thẩm vấn những người trong thành phố, để tìm ra ai đã hợp tác với người Nga và nơi người Nga đã sống và đặt căn cứ.”

Đối với những người ở quảng trường, sau bao nhiêu tháng bị đàn áp, chỉ cần được ra ngoài đi dạo, chào hỏi nhau, bày tỏ niềm vui, đã là một niềm hạnh phúc. Họ phớt lờ tiếng đạn nổ và tiếng giật của trọng pháo của cuộc đấu pháo giữa các lực lượng Nga và Ukraine trên sông Dniepr. “Tôi không thể giải thích được loại cảm xúc này,” ông Potapenko nói trong sung sướng nghẹn ngào. “Đối với tất cả dân thường chúng tôi sống tại Kherson, thời gian này đã khiến chúng tôi thay đổi rất nhiều. Chúng tôi đã phải đến với nhau nhiều hơn để giúp đỡ lẫn nhau. Giờ thì tôi đã biết rõ những người hàng xóm của tôi. Chúng tôi đã phải trải qua giai đoạn gian khó này, chỉ để nhận ra rằng chúng tôi đã trở nên đoàn kết như thế nào.”

662560cookie-checkPhóng sự Ukraine: Kherson ăn mừng giải phóng — và chuyến thăm của Volodymyr Zelensky

I have read your article carefully and I agree with you very much. This has provided a great help for my thesis writing, and I will seriously improve it. However, I don’t know much about a certain place. Can you help me?