(Đôi lời phi lộ: nhân mùa lễ Tạ Ơn trở về, ai cũng có một hay nhiều điều muốn tạ ơn. Có thể là ơn 1 người, 1 con vật cưng, một gánh hàng rong, một cuốc xe xích lô, một ân nghĩa bạn bè, một tép đường trong tù, 1 chiếc áo chia nhau nơi trại tị nạn, 1 vùng đất, v.v. Riêng tôi, mùa lễ Tạ Ơn năm nay, tôi muốn viết 1 bài ngắn tạ ơn đất nước Phi Luật Tân, cánh cửa hồi sinh cho bao mảnh đời tị nạn.)
—————————————-
Tôi đến Phi vào một buổi sáng trời yên, sóng lặng của tháng bảy, sau sáu ngày lênh đênh trên biển lớn. Ghe chúng tôi không dám cập vào bờ, mà đậu xa xa khoảng vài chục thước. Ba người xuống “thúng”, chèo vào bờ, hỏi thử: đây là đâu của đất Phi. Lý do: Phi có vài đảo nhỏ, trong đó có Mindanao đang nằm trong tầm kiểm soát của phiến quân. Đó là điều mà chúng tôi biết được khi theo dõi đài BBC. Chúng tôi không muốn lạc vào hòn đảo đó.
Mấy phút sau, trẻ em và người lớn túa ra, bu quanh ba người vừa cập bờ. Tôi thấy những cánh tay đưa lên, bên này nói qua, bên kia nói lại. Hiểu nhau không? chỉ có trời biết. Chúng tôi trên ghe nhấp nhỏm. Vài phút sau nữa, vài thanh niên lực lưỡng tay cầm súng M16 đi xuống mé biển. Chúng tôi hồi hộp. Chuyện gì đến, đã đến. Tôi thấy mấy người cầm súng ra hiệu cho ba người lên thúng. Họ cũng lên, và ra hiệu cho chèo thúng ra ghe. Cả ghe hết hồn. Làm gì bây giờ. Dĩ nhiên, bỏ chạy thì kịp thôi, nhưng còn ba người kia? Mà ở lại để chết chùm à?
Cả ghe quyết định ở lại, xem thử mọi việc thế nào. Chúng tôi chấp nhận chịu chung số phận cho cả ghe chứ không thể bỏ những người tiên phong dò đường. Và chúng tôi đã gặp những trái tim bồ tát. Họ chỉ dẫn cho chúng tôi lái ghe vào đất liền, chạy ngược lên con sông. Một lúc sau, đến 1 chiếc cầu bắt ngang con đường nhựa lớn, họ ra dấu cho ghe ngừng chạy. Và bảo chúng tôi lên bờ.
Cái cảm nhận đầu tiên trên đất Phi, là những bước chân không vững. Trèo ra khỏi ghe, phải có người đưa tay kéo, tôi bước đi bước thấp bước cao. Loạng quạng như muốn té. Tiếp theo là cái nắng té tát. Nắng như đổ lửa trên đầu. Nắng như tát vào trước mặt. Nắng như phủ chụp phía sau. Nắng chói lòa, nhìn đằng trước như té đom đóm. Tôi đi như 1 kẻ vô hồn sau sáu ngày đêm khốn cùng trên biển cả.
Đêm mùa hè đổ xuống chầm chậm. Mọi người như đang say ngủ. Riêng tôi thì không. Tôi mở mắt thao láo, nhìn lên trần. Tôi đang nằm trên tầng hai của dãy nhà, dùng làm cơ quan chính quyền của thị trấn. Ban ngày, chúng tôi di chuyển xuống nhà ăn, với tường xây, mái tôn, nền đất. Ban đêm, chúng tôi được lên dãy nhà hành chánh này. Đàn bà, con gái, trẻ em, được ở tầng 1. Đám đàn ông, con trai, nằm tầng 2. Tôi không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại, người tôi cứ lâng lâng, nhồi lên, nhấp xuống. Người ta gọi là say-sóng-bờ. Vâng, tôi bị say sóng bờ như thế suốt mấy hôm liền. Và trong những đêm như thế, đầu óc tôi quay về ngày thứ 3 trên biển…
Sau hai ngày rưỡi trên biển, ghe chúng tôi gặp trục trặc vào khoảng 3-4 giờ chiều. Trời vần vũ mây đen. Gió bắt bắt đầu nổi lên. Sóng, và sóng, những cơn sóng bạc đầu nhồi lên, hụp xuống. Cái đau đớn nhất của cả ghe bây giờ: ghe chết máy. Tôi nghe những tiếng chữi thề vang ra từ dưới khoan máy. Rồi tiếng thút thít của ai đó. Ghe chết máy, nghĩa là không thể lèo lái gì được cả. 47 mạng người chỉ trông chờ ở thượng đế, nhỏ lệ xót thương. Nhồi lên, hụp xuống, chiếc ghe như cái mủng dừa trôi trong dòng nước lũ.
Tôi chợt nghe mùi thơm lừng của nhang, pha lẫn trong tiếng khóc, tiếng nấc. Vâng, những nén nhang cầu nguyện. Ai theo tôn giáo nào thì nguyện cầu theo tôn giáo ấy…
Trồi lên, hụp xuống. Gió và gió. Từng cơn sóng như đùa giỡn trước khi phủ chụp lấy chiếc ghe nhỏ xíu giữa đại dương mênh mông.
Tới đầu giờ đêm, phép màu xảy ra. Ghe nổ máy lại được. Nổ máy được, là điếu khiển được, nghĩa là có con đường sống. Trên ghe, từ lớn chí nhỏ bật khóc dữ dội. Những giọt nước mắt của mừng vui, dù chưa tới được bến bờ.
Đến đầu ngày thứ năm, ghe cạn nước. Mỗi người chỉ uống 1 nắp “bi-đông” nước. Chân trời vẫn thăm thẳm, chẳng thấy một hòn núi hay một ngọn hải đăng.
Phép màu lại đến. Tôi đang ngủ với cái bụng đói meo, với đôi môi dộp lên vì thiếu nước. Nửa đêm, trời đổ mưa như trút. Lạnh và lạnh, nhưng sống rồi. Có nước là có sự sống. Và sáng sớm ngày thứ 6, một chiếc tàu đánh cá của Phi đã bắt gặp chúng tôi. Nửa tiếng đồng hồ sau: chúng tôi có mỗi người một ít cháo cá. Đây là nửa chén cháo ngon nhất trong cuộc đời.
Sống rồi. Các thủy thủ Phi đã cứu chúng tôi. Sau khi cho ăn cháo và tiếp thêm nước, họ chỉ ngọn núi ở chân trời phía đông. Ra dấu, cứ chạy theo hướng đó…
Chúng tôi ở đảo Mindoro hơn 2 tuần thì được cao ủy tị nạn chuyển lên Manila. Nắng Manila cũng chẳng thua gì Mindoro. Cái nắng gắt của thành phố ồn ào bụi bặm này như bày trò hăm dọa đám người tị nạn. Tuy nhiên, đây là thời gian tuyệt vời. Chúng tôi ăn, ngủ thoải mái. Chiều chiều, từng chuyến xe từ Bataan đổ người về. Ai nấy quần áo bảnh bao. Lúc đầu, chúng tôi chẳng biết tại sao. Cũng là tị nạn, họ đến đảo nào mà được ăn mặc đẹp, ai nấy hả hê như thế. Và rồi, sau khi tiếp xúc với họ, cũng hiểu ra: họ đang lên đường định cư. Tối tối, ngồi hóng chuyện những người sắp đi về phía thiên đường, chúng tôi nhìn nhau, cùng thầm mong trong đầu, 1 ngày nào, mình cũng sẽ được như thế.
Thời gian ở trại chuyển tiếp, tôi xin được 2 bộ quần áo cũ của những người lên đường định cư tại Mỹ. Đó là kho tàng của tôi, cho tới ngày định cư. Chúng tôi ở trại chuyển tiếp 2 tuần nữa, rồi chuyển xuống trại tị nạn Palawan. Tất cả mọi người đến Phi đều được chuyển về đây.
“Vượt biên có phước, định cư có phần”. Ai có phước, đến được bến bờ tự do. Ai có phần, sẽ mau định cư tại vùng đất mình mong muốn. Không ai giành được phần của người khác. Với tôi, sau hơn 4 tháng tại Palawan, chúng tôi được phái đoàn Mỹ phỏng vấn. Cuối năm, họ “bốc” chúng tôi đi lên Bataan, để học tiếng anh, học văn hóa Mỹ trước khi định cư.
Có đến đất Phi, mới thấy con người Phi hào hiệp. Suốt chiều dài 15 năm đón nhận người tị nạn ở trạm dừng chân đầu tiên, chưa có 1 ghe nào lâm vào nạn hải tặc như những thuyền nhân trên đường đến Thái, Mã, v.v.
Ở trong trại tị nạn, mới thấy người Phi họ nhân đạo cỡ nào. Họ hiền, họ hiếu khách. Họ có nghèo, nhưng không mất nhân cách. Họ có kỹ cương, nhưng không đàn áp người tị nạn một cách vô cớ.
Sau khi thế giới ngoảnh mặt làm ngơ với tị nạn Đông Nam Á, những năm 90’s, ở các trại tị nạn khác, chính quyền sở tại đã cưỡng bách hồi hương, như: Hồng Kông, Thái, Mã, v.v. Bao nhiêu người đã tự rạch bụng mình, đã tự tử để chống lại nạn cưỡng bách. Máu đã đổ, xác người đã ngã xuống. Lương tâm nhân loại đã bị bào mòn. Nạn cưỡng bách vẫn tiếp tục. Máu vẫn tiếp tục đổ để chống đối.
Chỉ có Phi Luật Tân là không có cảnh cưỡng bức hồi hương. Chính quyền Phi đã mở ra con đường sống cho bao ngàn người tị nạn Việt Nam. Vì thế mới có làng Việt Nam xây bên ngoài Việt Nam. Cũng vì thế, mới có nhạc phẩm để đời: “Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng” hoặc “Bên Em Đang Có Ta” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng.
Với tôi, đất Phi Luật Tân là vùng đất hồi sinh, không chỉ cho tôi, mà còn cho nhiều chục ngàn, trăm ngàn người Việt khác. Chúng tôi đã đi tìm đường sinh trong đất tử. Phi Luật Tân đã mở ra con đường sống, và hơn nữa, là khởi đầu cho bao sự thành công của rất nhiều người dân Việt sau này, trên khắp mọi ngóc ngách của quả địa cầu.
Một lời cám ơn, trăm lời cám ơn, ngàn lời cám ơn đến đất Phi đều không bao giờ đủ.
11/2018
buy generic clomiphene no prescription get cheap clomiphene for sale can i order generic clomiphene for sale where can i buy clomiphene pill cheapest clomiphene pills can i buy clomid without dr prescription clomiphene challenge test
Greetings! Jolly useful advice within this article! It’s the little changes which choice make the largest changes. Thanks a portion for sharing!
More posts like this would prosper the blogosphere more useful.
zithromax drug – zithromax 250mg price metronidazole where to buy
purchase semaglutide online cheap – buy rybelsus 14mg generic buy cyproheptadine 4 mg without prescription
oral domperidone – tetracycline 250mg over the counter buy generic flexeril over the counter
buy propranolol for sale – clopidogrel 150mg pills order methotrexate 5mg without prescription