Khi Tô Lâm làm phản, Vương Đình Huệ chính là nhân vật ra mặt sớm nhất, đối đầu với Tô Lâm. Khi Tô Lâm hạ Võ Văn Thưởng thì nước cờ đã rõ, ai cũng thấy, tham vọng của Tô Lâm là mượn ghế Chủ tịch nước để kiếm cho mình “suất đặc biệt” cho nhiệm kỳ tới, đồng thời cũng nắm luôn Bộ Công an để tạo nên lực lượng hậu thuẫn vững chắc. Tất nhiên, Vương Đình Huệ và nhóm Nghệ An cũng hiểu rõ thâm ý này.
Phe Phạm Minh Chính cũng hiểu ý đồ của Tô Lâm, nhưng đòn đánh của ông Tô không ảnh hưởng nhiều đến Phạm Minh Chính. Đích nhắm đến của Tô Lâm là ghế Tổng Bí thư, trong khi đó, lâu nay ghế này được ngầm mặc định là dành cho Vương Đình Huệ. Kẻ chịu thiệt lớn nhất vì miếng võ của Tô Lâm, thì kẻ đó phải ra mặt để tự bảo vệ. Do đó, nhóm Nghệ An của Vương Đình Huệ đã ra mặt mạnh mẽ.
Thế mạnh của Vương Đình Huệ là có nhóm lợi ích địa phương vừa đông, vừa mạnh, đồng thời còn có sự kết hợp với nhóm Hà Tĩnh. Ngoài ra, Vương Đình Huệ còn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ưu ái. Hiện nay, trong Bộ Chính trị, tiếng nói của ông Tổng Bí thư vẫn mạnh nhất. Cho nên, trong Bộ Chính trị, ông Vương Đình Huệ có uy thế mạnh hơn Tô Lâm.
Sau khi Tô Lâm hạ xong Võ Văn Thưởng, nội bộ Bộ Chính trị căng thẳng không phải vì ghế Chủ tịch nước, mà vì ghế Bộ trưởng Bộ Công an. Ông Phan Đình Trạc nhảy vào tranh ghế này, để tạo ra thế gọng kìm áp sát Tô Lâm: Một gọng kìm từ hướng Bộ Chính Trị, và một gọng kìm khác từ Bộ Công an. Hướng Bộ Chính trị, Vương Đình Huệ có 4 uỷ viên Nghệ An và Hà Tĩnh ủng hộ.
Ngoài ra, một số uỷ viên Bộ Chính trị thuộc Ban Bí thư cũng nghiêng về ông Huệ. Nếu ông Phan Đình Trạc nắm giữ được Bộ Công an, thì sẽ tạo được hướng gọng kìm thứ 2, cũng mạnh mẽ không thua hướng thứ nhất. Tuy nhiên, tranh chấp vị trí Bộ trưởng này vẫn chưa ngã ngũ.
Khi gọng kìm ở Bộ Công an chưa hình thành, thì ông Huệ đi sứ dài ngày sang Trung Quốc. Vì ông Huệ không chắc thắng được trong việc tranh giành Bộ Công an, nên đã đi cầu cứu Tập Cận Bình. Nếu được ông Tập ủng hộ, đồng thời Phan Đình Trạc thắng được ghế Bộ Trưởng Bộ Công an, thì lúc này, Vương Đình Huệ có “3 mũi giáp công”, vừa bao vây, vừa tấn công Tô Lâm.
Cuộc đối đầu giữa Tô Lâm và Vương Đình Huệ đã được 2 bên đẩy lên cao trào. Với binh quyền trong tay, tất nhiên, Tô Lâm sẽ không chịu ngồi im. Lợi thế của Tô Lâm là lấy tấn công làm phòng thủ, vì Tô Lâm vừa có binh quyền, vừa nắm được rất nhiều bí mật của các “đồng chí”, trong đó có các đồng chí thuộc nhóm của ông Vương Đình Huệ.
Mới đây, nguồn tin riêng cho chúng tôi biết, Tô Lâm sẽ bắt Trợ lý Chủ tịch Quốc hội – Phạm Thái Hà. Ông Hà được xem là “tay hòm chìa khóa” trong những vụ làm ăn của Chủ tịch Quốc hội trong khoảng 10 năm qua. Ở vị trí như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sẽ không dại dột mà nhận tiền đen trực tiếp, mà thường qua trung gian.
Thậm chí, đồng tiền hối lộ bị bắt phải chạy lòng vòng qua nhiều ngõ ngách để cắt đi “cái đuôi” bẩn, rồi mới rót vào túi kẻ chủ mưu. Thông tin cho biết thêm, Phạm Thái Hà nhận hối lộ lên đến 2.000 tỷ đồng cho các tuyến cao tốc và công trình ven biển.
Nếu dự định của ông Tô Lâm đúng như nguồn tin này cung cấp, thì quả thật, đây là một đòn chí tử mà ông Tô Lâm sắp tung ra, nhắm vào ông Vương Đình Huệ. Dù có được ông Nguyễn Phú Trọng đỡ đầu, nhưng nếu trong tay Tô Lâm có đủ bằng chứng thuyết phục, thì ông Tổng cũng không đỡ nổi.
Nếu ông Vương Đình Huệ muốn dùng thế 3 gọng kìm để bao vây Tô Lâm, thì việc bắt Trợ lý Phạm Thái Hà chính là cú đánh trả của Tô Lâm. Cú đánh này đã thọc vào ngay sườn ông Chủ tịch Quốc hội. Nếu trúng đích thì đấy sẽ là cú đánh cực hiểm chưa chưa từng có.
– Đỗ Ngà