Câu chuyện giáo sư Trương Nguyện Thành, cho thấy một nguyên tắc cực kỳ phản giáo dục của giáo dục Việt: Không cho phép một giáo sư làm hiệu trưởng, chỉ vì không đủ 5 năm kinh qua chức vụ quản lý cấp khoa/phòng. Trong khi, lại cho phép một “thằng” ngọng làm Bộ trưởng.
Nhân chuyện này, tôi muốn quay lại chuyện ông Phùng Xuân Nhạ. Thú thật, nhiều khi suy ngẫm mãi chuyện ông ngọng này. Rằng tại sao một người như thế lại có thể ngồi ghế Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo?
Nói ra thì tục, kỳ cục quá, chứ nhìn cái miệng ông Nhạ thôi, lại khiến tôi liên tưởng đến một cái… rất bậy bạ. Hay tại cái tật nói ngọng mà nên? Nhìn ông đánh vần, méo trẹo cả mồm vẫn không ra nổi chữ “nồn”, mới thấy thương cho cái nền giáo dục nước nhà.
Ngay từ khi mới nhậm chức, nhìn những lẵng hoa kết hình rồng phụng, và bức “đại thành” dâng Bộ trưởng, tôi đã thấy gì đấy như thể báo hiệu cho những điều cực kỳ trâng tráo, kém văn hoá và phản giáo dục.
Chỉ nhìn cái thế ngồi của ông Nhạ trong một buổi toạ đàm khoa học, không thể tin nổi đó là một ông Bộ trưởng Giáo dục. Một hình ảnh phản cảm, vô văn hoá và phản giáo dục, không gì hơn.
Tôi không cho đó chỉ là hình thức, diện mạo, phong thái bên ngoài. Cũng như không ít người biện minh cho cái tật nói ngọng của ông là do “âm giọng vùng miền”. Tôi không nghĩ vậy, phải gọi đúng đấy là biểu hiện của một nền học vấn kém.
Thực học của ông đến đâu, đáng là điều phải mổ xẻ. Bởi đã đọc/nghe quá nhiều điều tiếng về những “bài báo khoa học” và bản luận án tiến sĩ của ông. Chưa kể đến việc khi mới là Phó giáo sư, ông lại chễm chệ ngồi ghế Chủ tịch hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Để rồi, tự ông ký quyết định phong giáo sư cho chính mình.
Giáo dục, khoan bàn đến “triết lý” hay “chủ thuyết”. Chỉ việc nói ngọng thôi, đến chữ “nồn” đánh vần không xong, đã là phản giáo dục lắm rồi.
Chất lượng giáo dục là chất lượng con người. Chất lượng con người là chất lượng chế độ. Lạ, không chỉ ở việc một “thằng” ngọng như ông Nhạ ngồi ghế Bộ trưởng Giáo dục. Lạ, và nhục, phải gọi đúng là nhục, khi không nghe thầy cô nào, giáo sư tiến sĩ nào lên tiếng. Hàng triệu giáo viên, với đội ngũ giáo sư tiến sĩ khả kính từ phổ thông đến các trường đại học, học viện… câm nín, ngoan ngoãn ngồi nghe một “thằng” ngọng.