Bất cứ dân tộc nào cũng mang trong mình những căn tính tích cực và tiêu cực. Tích cực và tiêu cực trong tình huống này, tất nhiên, chỉ dựa trên sự qui chiếu về sự tiến bộ xã hội. Nói như vậy nghĩa là nhận thức và đánh giá chúng chỉ mang tính tương đối, tùy thuộc vào các góc nhìn khác nhau.
Người Việt, bên cạnh những ưu điểm, là những hạn chế, mà điểm này cũng đã được bàn luận, mổ xẻ không ít. Ở đây tôi muốn nêu lên một thực trạng, rằng người Việt không có TRANH LUẬN (theo đúng nghĩa). Nói cách khác, nếu có những quan điểm trái ngược thì kết quả là chúng ta chỉ có CÃI nhau (ngoại trừ một số ít trong môi trường khoa học thuần tuý). Và có lẽ mạng xã hội là mảnh đất màu mỡ cho sư sinh trưởng của những cãi nhau này.
Vì sao lại như vậy?
Theo quan sát, nhận thấy câu chuyện này tồn tại một số nguyên nhân như sau:
Một là, vấn đề đọc hiểu một văn bản, nhiều khi người đọc (1) không nắm được chủ đề, tinh thần cốt lõi của văn bản, mà chỉ hiểu một cách vụn vặt, cắt lát dựa trên một số câu chữ, rồi từ đó thấy người viết (2) không đúng với quan điểm của mình. Thế là cãi.
Hai là, giữa người đọc với người viết có sự chênh nhau rất lớn về nhận thức và kiến thức. Chỗ này là điểm nguy hiểm, dễ dẫn tới “ông nói gà bà nói vịt”, day dưa không cùng, và càng nói càng gây ức chế cho cả hai. Kết quả, người này cho rằng người khác kém cỏi, và ngược lại. Tất nhiên lỗi ở người nhận thức thấp, tri thức ít, nhưng phàm những người như vậy họ lại không nhận ra chính mình.
Ba là, người phản biện thay vì tập trung vào các luận điểm để tranh biện thì họ sa vào công kích cá nhân, hoặc cố ý dùng từ ngữ, lời lẽ khiếm nhã hòng gây ức chế cho người nghe hoặc áp chế kiểu cả vú lấp miệng em.
Bốn là, người đọc, họ vẫn hiểu ý người viết nhưng cố tình dùng thủ đoạn cắt xén câu chữ để xuyên tạc, lái theo ý đồ, mục đích bất chính của mình.
Năm là, người phản biệt cố tình sử dụng thủ thuật ngụy biện, tức họ vẫn dùng những suy luận logic và những lập luận có vẻ đúng, nhưng thực sự, nó sai trái, nhất là không đúng với thực tế khách quan. Thủ thuật ngụy biện vốn rất tinh vi, dễ qua mặt được nhiều người nghe khác, nếu người ta không đủ bản lĩnh tư duy, phân tích. Tư duy và lý lẽ ngụy biện rất dễ gây ra sự bất hòa trong đối thoại và thường sẽ không có kết quả cuối cùng.
Sáu là, người viết (người nêu ra quan điểm), khi bị ai đó phản biện ngược ý, thường dễ tự ái, vì không chấp nhận mình sai trước mọi người. Do vậy, họ dù có thể đã nhận ra sai lầm nhưng vẫn tỏ ra cố chấp, không thừa nhận. Đây là một tâm lí thường thấy ở người Việt, xuất phát từ thuộc tính cố hữu – tốt khoe xấu che. Sự cố chấp này chỉ mất đi khi người ta có đủ thái độ tôn trọng sự thật khách quan và lòng tự trọng của bản thân đối với nhận thức, tri thức. Tật xấu này lại dễ rơi vào những người có danh tiếng, hoặc có trình độ chuyên môn cao hơn người đang phản biện mình. Vì càng cao, nếu không rèn luyện, thì cái tôi càng lớn, tính kiêu mạn càng nhiều; nên họ khó chấp nhận chịu thua, vì sợ tổn hại đến uy tin, danh tiếng trong mắt thiên hạ.
Bảy là, chính cái không gian mạng – mạng xã hội – đã khiến một số người nổi tiếng, được gọi là “Kols”, rơi vào ảo tưởng quyền lực. Vì sao? Trước hết, trên trang cá nhân của họ luôn có một lượng fan nhất định. Đồng thời, chính trên đó, những người nghịch ý thường bị block, hoặc người ta mặc kệ, không thiết nói nữa. Do vậy quan điểm của họ (Kols) đưa ra chỉ toàn nhận lại được những sự tán dương, lâu dần sinh ra tâm lý – mỗi lời nói của mình là “nhất hô bá ứng”. Từ đây họ cũng dần ít nghe các tiếng nói trái chiều, vì vốn không cần suy xét nữa, và cũng ngại bị thua kém, suy giảm uy tín trong mắt số đông.
Cuối cùng, tôi nhận thấy người Việt, trong khoảng hai chục năm trở lại đây, dễ trở nên nổi nóng, dễ bị kích động, mất bình tĩnh. Do vậy, tất yếu dẫn tới những xô xát bằng bạo lực trước những va chạm nhỏ, mà lẽ ra không đáng có. Tương tự như vậy, trên không gian chữ nghĩa, trên các diễn đàn tranh luận thường mang theo tâm lí vội vàng, nóng nảy, dẫn đến sự che mờ lí trí và không tiết chế được cảm xúc. Thế là buông lời nặng nhẹ, gắt gỏng, xúc phạm lẫn nhau cho hả dạ.
Nhìn chung, những lý do trên đây ai cũng có trong đó ít nhiều. Vậy nên, khi mỗi người ý thức được, tự khắc sẽ có những điều chỉnh phù hợp qua thời gian. Từ đó dần tiến tới một môi trường tranh luận đúng nghĩa, một xã hội phản biện lành mạnh – vừa bảo vệ quan điểm, vừa biết lắng nghe và tôn trọng những tiếng nói khác biệt.
———
Ghi chú:
(1) Người đọc (người nghe).
(2) Người viết (người nói).
* Theo Từ Điển tiếng Việt của Hoàng Phê:
– Tranh luận (đg): bàn cãi để tìm ra lẽ phải.
– Cãi (đg): dùng lời lẽ chống chế, bác bỏ ý kiến người khác nhằm bảo vệ ý kiến hoặc việc làm của mình.
————-
@@ Về phần tôi, tôi đã/ vẫn block với 3 dạng:
1/ Một số nick ảo mà cố bình luận với ý quấy rối. Vì không thể bàn luận với kẻ tàng hình.
2/ Những nick thường xuyên bình luận nhưng không phải để tranh luận, mà cố tình công kích, dẫn dắt dư luận theo chiều hướng tiêu cực.
3/ Nick quảng cáo hoặc dẫn link để lừa đảo.
————-
Nha Trang, 08/04/2024
Nguyễn Thanh Huy
I have been browsing online more than three hours today yet I never found any interesting article like yours It is pretty worth enough for me In my view if all website owners and bloggers made good content as you did the internet will be a lot more useful than ever before
I simply could not go away your web site prior to suggesting that I really enjoyed the standard info a person supply on your guests Is going to be back incessantly to investigate crosscheck new posts
Attractive section of content I just stumbled upon your blog and in accession capital to assert that I get actually enjoyed account your blog posts Anyway I will be subscribing to your augment and even I achievement you access consistently fast
I do believe all the ideas youve presented for your post They are really convincing and will certainly work Nonetheless the posts are too short for novices May just you please lengthen them a little from subsequent time Thanks for the post.