Saturday, July 27, 2024
HomeBình Luận-Quan ĐiểmNGA XÂM LƯỢC UKRAINA - BỐI CẢNH VÀ CỤC DIỆN.

NGA XÂM LƯỢC UKRAINA – BỐI CẢNH VÀ CỤC DIỆN.

Diep Anh

   Hiệp ước ” Công hữu ,, thành lập siêu quốc gia : ” Liên bang Xô Viết ,, ( 1922 ). Bao gồm 15 thực thể : Nga, Ukraina, Belarus và sau đó thêm : 12 Nước, liên bang ngoại Kavkaz. Dẫn đến sự ra đời của nhà Nước cộng sản độc tài đầu tiên trên thế giới, gọi tắt : Liên bang Xô Viết. Do V. I. Lenin cầm đầu và người kế nhiệm cuối cùng thứ 8 là Gorbachev ( 1985 ).

    Với tham vọng tung ra công cuộc ” Cải tổ ,,  ( Perestroika ) mà phương cách cốt lõi là ” Tính công khai ,, theo hướng đa nguyên dân chủ xã hội. Gorbachev hy vọng trong nhiệm kỳ của mình, cộng sản Xô Viết sẽ có sức mạnh bằng hai Nước Liên Xô cộng lại. Và có ” Nhiều chủ nghĩa xã hội hơn ,, cho . . . Nhân dân Liên Xô.

   Kế tục với những mục tiêu đầy hoang tưởng và những thành tựu toàn dối trá trước đó, thông qua đường hướng lý luận luôn chống lại các ” Quy luật khách quan tự nhiên ,, trong tiến trình lịch sử phát triển xã hội loài Người.

   Nhà nước Xô Viết, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối độc tài của đảng cộng sản. Sau hơn 70 năm tồn tại, đã từng tuyên bố : Hoàn thành xây dựng thành công giai đoạn ” Chủ nghĩa xã hội phát triển ,, và đang bước những bước đầu tiên vào xây dựng ” Xã hội cộng sản chủ nghĩa ,, đỉnh cao. 

   Nhưng thực tế đã phơi bày, nó đang ở sự chín muồi của một con bệnh đã thối rữa, nằm chết lâm sàng và đến năm : 1991 thì tự sụp đổ, từ trong cả hệ thống lý luận, cùng mô hình thực tiễn ” Nhà Nước Xô Viết kiểu mới ,, của nó. Tinh thần ” Tư hữu hóa Liên bang ,, ly khai quốc gia đòi độc lập, dưới sắc màu ” Dân tộc chủ nghĩa ,, lên đến đỉnh điểm, lại được dịp quay lại.

Ukraine Map. Zoom on World Map. Stock Vector Illustration

   Thật vậy, bằng ” Cú đâm ,, sau lưng bởi Hiệp ước ký giữa những người đứng đầu, các Nước : Nga, Ukraina, Belarus ( 21/12/1991). Thành lập ” Cộng đồng các quốc gia độc lập ,, gọi tắt là : SNG ( SIC ). Buộc Gorbachev phải từ chức tổng thống và tự giải tán . . . Đảng cộng sản Liên Xô ( 25/12/1991 ). Đã từng tụ tập với hơn 20 triệu đảng viên trung kiên, một thời là thế.

    Nước Nga do tổng thống Boris Yeltsin đứng đầu nổi lên kế thừa vali, mật mã nút bấm hạt nhân chiến lược của Liên Xô. Đã cùng Mỹ và Anh quốc : Cam kết bảo đảm An ninh, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraina, đồng thời ngay tức khắc, tìm kiếm hành động của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nếu Ukraina bị xâm lược ( Bản ghi nhớ Budapest ngày : 5/12/1994 ). Cùng với việc Nga xóa nợ ( 2,5 tỷ USD ) dầu khí, cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân và Mỹ hỗ trợ tài chính ( 300 triệu USD ) viện trợ thêm ( 310 triệu USD ). Đổi lấy việc Ukraina chấp nhận chuyển giao : 5 000 vũ khí hạt nhân chiến lược, trong đó có : 1 240 đầu đạn hạt nhân dẫn đường, cùng các phương tiện về Nga và tiêu hủy tại chỗ các hầm phóng vũ khí hạt nhân từ thời Liên Xô để lại trên lãnh thổ của mình. Từ bỏ hạm đội Biển đen, đồng thời cam kết phi hạt nhân hóa lãnh thổ. Tham gia hiệp ước không phổ biến hạt nhân ( NPT ) kí năm : 1994.

   Tháng 8/1999 Yeltsin bổ nhiệm V. Putin làm thủ tướng. Đến : 31/12/1999, thì tự mình tuyên bố từ chức sớm, để V. Putin làm quen dần dọn dẹp trước. Vì theo hiến pháp Thủ tướng sẽ tạm thời đảm nhiệm quyền Tổng thống và cuộc bầu cử được dàn dựng kế sau đó : 26/3/2000. V. Putin đã trúng cử, chính thức trở thành tổng thống : Liên bang Nga.

   Như vậy, cuộc chuyển giao quyền lực Đất nước, vẫn tiếp tục . . . Từ trên xuống. Không xuất phát bằng sự thức tỉnh từ dưới lên của người Dân Nga tự đứng lên, hướng về các giá trị của : Tự do Dân chủ. Cả trước và ngay sau đó V. Putin dưới chiêu bài ” Chống khủng bố ,, đã kiềm chế và triệt hạ thẳng tay các tiếng nói đối lập trong xã hội. Bằng những cung cách khét tiếng, kiểu KGB trong thời chiến tranh lạnh. Nước Nga bị cai trị từ độc tài cộng sản chuyển sang độc tài cá nhân. Lại được kế thừa bởi kho vũ khí hạt nhân mạnh hàng nhất nhì thế giới, khi rơi vào trong tay những kẻ độc tài này, nó như một cây gậy luôn được vung lên để hù dọa khủng bố, xâm phạm quyền tự quyết và sự toàn vẹn lãnh thỗ của các Quốc gia Dân tộc lân bang khác. Nguy cơ bành trướng, hiếu chiến liều lĩnh phát động chiến tranh xâm lược ra bên ngoài, sẽ phải là . . . Logic tất yếu tiếp theo.

   Thật vậy, sau Chechnya năm : 2000. Và Gruzia năm : 2008. Nạn nhân bị xâm lược kế tiếp chính là : Ukraina. Việc Nga trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế, dùng vũ lực bí mật đột kích, lật đổ chính quyền của Ukraina trên bán đảo Krym và tuyên bố sát nhập vào . . . Liên bang Nga ( 18/3/2014 ). Trước sự ngỡ ngàng của NATO và thế giới. Giường như quốc tế đã không phản ứng đủ thích hợp cần thiết, nên hệ quả tiếp theo của Putin, cũng vẫn là không . . . Đáng quá ngạc nhiên.

    Việc Nga bất ngờ tung ra cuộc xâm lược dã man, tàn khốc toàn diện từ nhiều hướng, vào Ukraina ( 24/2/2022 ).  Nhằm hòng chớp nhoáng lật đổ chính quyền dân chủ hợp pháp do Tổng thống : Zelensky đứng đầu. Và tạo dựng lên một chính quyền chư hầu thân Nga khác, để trung lập và công nhận các phần lãnh thổ giáp gianh ở miền đông, mà Nga hợp thức sáp nhập bất hợp pháp sau đó : Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia, Kherson ( 30/9/3022 ).

    Chính quyền Nga của Putin đã chà đạp Công pháp Quốc tế, vi phạm nghiêm trọng Hiến trương Liên Hợp Quốc và bội ước các cam kết của phía Nga trong bản ghi nhớ Budapest ( 1994 ). Uy hiếp trực tiếp các Nước khối NATO và thách thức mạnh mẽ, Trật tự An ninh toàn cầu.

   Rõ ràng truyền thống đưa quân can thiệp vào các Nước láng giềng, không phải là vì lợi ích An ninh hay giải quyết loại trừ mối đe dọa sự tồn vong của các Chính thể độc tài. Mà nếu có, thì chính là do mâu thuẫn nội sinh, nằm ngay trong lòng bản chất các chế độ này. Việc nước Nga trong thời Liên Xô, đã từng xâm chiếm : Hungary 1956. Tiệp khắc : 1968. Afghanitan : 1979. Nhưng cũng không thể cứu vãn được sự lao dốc, tự sụp đổ tan rã của thể chế độc tài cộng sản này. Là một minh chứng không gì rõ ràng hơn, trong lịch sử thời hiện đại.

   Cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện vào Ukraina dưới vỏ bọc ” Chiến dịch quân sự đặc biệt ,, của Nga ( 24/2/2022 ). Đến nay đúng tròn một năm rưỡi ( 24/8/2023 ). Đã dẫn đến sự phân hóa sâu sắc lập trường chính trị của các Nước, trong Hội Đồng Bảo An – Liên Hợp Quốc.

   Đa phần các Quốc gia tiến bộ đều đứng hẳn về phía nạn nhân là : Ukraina và ngày càng đông đảo hơn. Phần ít là trung lập, phần rất ít hơn nữa đồng lõa, nghiêng về phía kẻ xâm lược Nga. Những chính thể Quốc gia a tòng này luôn đặt lợi ích của đảng cầm quyền độc tài, trên lợi ích Quốc gia Dân tộc.

   Ukraina đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi, phối hợp và chi viện trực tiếp từ Mỹ cùng các thành viên khác trong NATO. Trải rộng trên tất cả các lĩnh vực cụ thể như : 

  Chính trị – Ngoại giao : Các mục tiêu trước mắt và lâu dài, ngày càng nhận được sự đảm bảo cam kết vững chắc từ cộng đồng các nước Tự do Dân chủ hùng mạnh, cũng như đã nhanh tróng tự nâng cao năng lực quản trị Đất nước.

    Trái lại nước Nga cùng chính thể độc tài Putin đã rơi và thế lao dốc mọi mặt, bị cô lập toàn diện bởi các lệnh trừng phạt ngày càng khắt khe hơn, bởi cộng đồng tiến bộ Quốc tế. Đến nay đã phải gánh chịu hơn : 13 000 chế tài cấm vận, từ tổ chức tới cá nhân ( Năng lượng, Công nghệ, Ngân hàng, Xuất nhập khẩu, Đầu tư . . . ) sụt giảm nghiêm trọng. Kinh tế rời bỏ tính hiệu quả thực tế, định hướng theo chính trị ” Thân thiện ,, phá thế cô lập, tìm đồng lõa. Trong dài hạn, suy thoái khủng hoảng kinh tế – Xã hội, nâng lên bình diện chính trị, đang là một ẩn số lớn.

    Bản thân tổng thống Nga : V. Putin đã bị truy tố bởi Tòa hình sự quốc tế ICC ( Ngày 27/3/2023 ) và trở thành tên tội phạm chiến tranh đang bị truy nã. Đẩy xã hội Nga đến bên bờ vực khủng hoảng sụp đổ, các rạn nứt mâu thuẫn nội bộ đã dần lộ diện.

   Đặc biệt sự thức tỉnh của người Dân ngày càng rộng rãi nâng cao nhận thức về sự phi nghĩa của cuộc chiến cùng những tổn thất to lớn mà nó đem lại. Những tiếng nói đối lập tiến bộ hướng về các giá trị của Tự do Dân chủ, đã xuất hiện nhiều hơn. 

  Kinh tế : Ukraina từng bước đã nhận được các phương tiện vũ khí hiện đại và hậu cần đủ cần thiết đáp ứng cuộc kháng chiến tự vệ chính nghĩa, đánh đuổi quân xâm lược Nga, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Đất nước. Cũng như các cam kết viện trợ tái thiết Đất nước về sau này.

    Trái lại, các nguồn lực dự trữ của Nga đang cạn kiệt tiêu hao nhanh tróng, công nghệ tụt hậu, xã hội lao dốc mọi mặt, đời sống người Dân bị bần cùng hóa. Trước các lệnh cấm vận trừng phạt của Cộng đồng quốc tế, cụ thể là của : Mỹ và khối G7.

  Quân sự : Các lực lượng vũ trang Ukraina đã chuyển dần sang thế chủ động phản công, trên khắp các mặt trận, trên bộ trên không trên biển. Đẩy quân xâm lược Nga vào thế bị động phòng ngự, tổn thất lớn cả về Người và các phương tiện chiến tranh. Kết hợp bảo toàn tối đa lực lượng bằng những trận đánh quy mô thích hợp với đột phá lớn chia cắt đối phương trên các hướng mặt trận, cô lập các tuyến phòng ngự từng bước cắt đứt hậu cần của quân Nga. Đặc biệt đã chiến sự hóa toàn diện bán đảo Krym. Là giới hạn nhậy cảm, mang tính thăm dò trinh sát chiến lược.

    Ưu tiên, đảm bảo yêu cầu cao nhất lúc này là : Giành lại các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng bất hợp pháp, đồng thời với nỗ lực chung đồng bộ, để không hình thành những cú sốc lớn, khiến cho V. Putin có thể liều lĩnh sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Đang là một nghệ thuật chỉ đạo chung xuyên Đại Tây Dương.

   Cục diện tại Ukraina phụ thuộc cơ bản vào thế tương quan biến đổi lực lượng tại chỗ. Trên tất cả các lĩnh vực : Chính trị – Ngoại giao, Kinh tế – Quân sự . . . Lúc này, đang đều có một mẫu số chung là câu giờ chờ . . . Thời gian chín muồi, xuất hiện một tình thế trực tiếp. Ở Nga là sự rạn nứt của chính thể V. Putin dẫn đến xuất hiện lực lượng đối lập của ngưởi Dân từ dưới đứng lên phản đối mạnh mẽ, chấm dứt chiến tranh phi nghĩa, hướng về : Tự do Dân chủ. Ở Ukraina là sự sẵn sàng mọi mặt, bảo toàn và xây dựng cho được : Lực lượng dự bị chiến lược. Nắm bắt điểm rơi thời cơ, tung ra những trận đánh quyết định trên cấp sư đoàn và quân đoàn. Giành lại các vùng lãnh thổ bị Nga sát nhập chiếm đóng phi pháp như :  Krym, Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia, Kherson. Để tạo đà lợi thế, hậu thuẫn xúc tiến cho các cuộc đàm phán buộc Nga phải kết thúc chiến tranh.

   Còn hiện nay lúc này, các thế lực độc tài cộng sản và độc tài cá nhân, đang công khai hoặc ngấm ngầm cấu kết với nhau, hậu thuẫn cho quân xâm lược Nga và dõi theo sát sao từng bước diễn tiến. Nếu Ukraina bị khuất phục Kiyv thất thủ, sẽ đẩy Châu Âu ( EU ) vào thế bất ổn hơn trong tương lai. Đồng nghĩa với việc NATO phải trực tiếp tham chiến đối đầu quân sự. Và qua đó, những điểm nóng mới ở các khu vực khác, sẽ được chia lửa, quyết đoán nhanh tróng hơn. Rất có thể tiếp ngay sau đó là hồ sơ . . . Đài Loan và Biển Đông.

   Cần lưu ý thêm rằng : Khi Nga sát nhập bán đảo Krym ( 2014 ) và tấn công toàn diện xâm lược vào Ukraina ( 2022 ). Bội ước cam kết thỏa thuận Budapest mà Nga là một bên ký kết. Hiển nhiên đã trao cho Kyiv được toàn quyền lựa chọn tiếp theo : Như có thể rút ra khỏi Hiệp ước không phổ biến hạt nhân ( NPT ). Dọn đường cho Mỹ và Anh quốc có thể cung cấp vũ khí hạt nhân chiến thuật cho Ukraina, nhằm cân bằng ưu thế răn đe trên chiến trường và khu vực Châu Âu.

   Nhưng với chính nghĩa, thế và lực cùng xu hướng phát triển của Thời đại hướng về các giá trị của : Tự do Dân chủ. Khát vọng cùng nhau chung sống trong Hòa bình và Thịnh vượng. Cho phép lạc quan tin tưởng rằng : Ukraina sẽ chiến thắng. Nhân loại tiến bộ sẽ chiến thắng.

    Và hơn nữa, với thế giới một điều cũng không kém phần thú vị nữa là : Thông qua hậu cuộc chiến này, khi nước Nga chuyển đổi sang thể chế Tự do Dân chủ. Khả năng rất cao là kho tư liệu Quốc tế cộng sản ở Matxcova sẽ được bạch hóa hoàn toàn. Khi đó, sự thật về các lãnh tụ cộng sản ở châu Á trong từng giai đoạn lịch sử . . . Sẽ được làm rõ.

SG : 24/8/2023.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular