Saturday, July 27, 2024
HomeBình Luận-Quan ĐiểmMười tám tháng chiến tranh của Nga ở Ukraine và những băn...

Mười tám tháng chiến tranh của Nga ở Ukraine và những băn khoăn – phần 2

Phúc Lai

2. Có đúng là Nga xây dựng lại thành phố Mariupol mặc dù họ không có hi vọng ở lại đó lâu dài? 

Đúng, và như những người Việt Nam ủng hộ Putin ca ngợi, tốc độ xây dựng là “thần kỳ” với những tòa nhà lắp ghép lòe loẹt và mỏng mảnh. Họ làm như vậy để nhằm che giấu những tội ác trong thời gian đánh chiếm thành phố. Với những hành động tấn công tàn bạo có tính diệt chủng của mình, đã có những ngôi mộ tập thể chôn rất nhiều người Ukraine ở thành phố này.

Ngày 12/1/2023, ông Thị trưởng thành phố Mariupol Vadym Boychenko đã báo cáo rằng hơn 1.500 ngôi mộ mới đã xuất hiện trong thành phố do quân đội Nga chiếm đóng.

Theo ông, người Nga đã chôn thi thể của những cư dân đã chết ở Mariupol trong những ngôi mộ tập thể. Đó là lý do con số chính xác của những người thiệt mạng hiện vẫn chưa xác định được, chỉ có một điều rõ ràng là đã lên đến hàng vạn người thiệt mạng. Đã có 2.600 căn hộ chung cư trong thành phố không còn tồn tại. Nếu chúng ta tưởng tượng rằng 30 – 50 người ẩn náu trong mỗi tòa nhà thì số người thiệt mạng là hàng chục nghìn người.

Vadym Boychenko nói thêm rằng hiện nay đây là thành phố có tỷ lệ tử vong cao. Người dân không được tiếp cận với nguồn thuốc men hoặc được chăm sóc y tế đủ tiêu chuẩn, thậm chí còn không có quyền tiếp cận ngay cả với việc cung cấp thực phẩm thiết yếu.

Để đề phòng những tội ác của mình bị phát giác, quân Nga đã học cách làm của người Đức – trồng cây lên trên những ngôi mộ tập thể, mặc dù tình yêu môi trường của những kẻ xâm lược rất đáng được nghi ngờ. Bây giờ quân Nga ngoài trồng cây thì còn xây nhà, nhưng với số lượng mộ tập thể rất lớn đó thì còn lâu mới xây đủ nhà và trồng đủ cây. Người Ukraine đang tiến hành thu thập chứng cứ để truy tố những tên tội phạm chiến tranh ra trước pháp luật sau khi hòa bình lập lại.

Vậy có căn cứ nào để cho rằng “người Nga không có hi vọng ở lại Mariupol lâu dài?” – vì ngoài những trò trên, họ chẳng có các hành động thực sự được gọi là “khôi phục cuộc sống bình thường thời không có chiến tranh” ở thành phố: những cư dân của thành phố vẫn thiếu nước, thiếu điện, mùa đông đến vẫn thiếu phương tiện sưởi ấm và các dịch vụ công ích vẫn chỉ ở mức tối thiểu, nếu như không muốn nói là không có ở nhiều nơi.

Cầu Post trước chiến tranh

3. Nhân câu hỏi về việc “tại sao người Ukraine không tấn công vào cây cầu trên đường M-14 ở Mariupol?” 

Chúng ta sẽ tìm hiểu xem nó là cầu gì – đó là cây cầu trên sông Kalmius (Кальміус) nối từ thành phố Mariupol sang Tổ hợp thép Azovstal (Комбинат “Азовсталь”). Thực ra ở đây có hai cầu, một cầu Post và một vòm cung (cầu “Mặt Trăng” bên Trung Quốc và Nhật Bản) bắc qua sông ở phố Shmidta. Cầu Post là cách chính cho các phương tiện đi qua sông trên đường M-14 tức E-58.

Sau đây là bản tin và các ảnh chụp của cái gọi là “Thông tấn xã Donetsk” (DAN – thuộc chính quyền ly khai thân Nga) thực hiện ở Mariupol ngày 17 tháng 11 năm  2022:

“Một cầu vượt tạm thời qua sông Kalmius ở Mariupol, nằm giữa cầu Post và cầu Vồng đi bộ, đã bắt đầu hoạt động hết công suất. Đây là báo cáo chính xác của DAN từ hiện trường. Vận chuyển hành khách và hàng hóa bắt đầu được tiến hành trên nó.

Trước đó, “thị trưởng Mariupol” Konstantin Ivashchenko cho biết các chuyên gia của công ty EuroTransStroy của Nga đã hoàn thành việc xây dựng một cây cầu tạm bên cạnh cây cầu chính đã bị “những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine” cho nổ tung. Sau khi được thử nghiệm, vận chuyển hàng hóa và hành khách theo hướng sang tả ngạn sông Kalmius đã đạt công suất mong đợi.”

Cây cầu tạm này sẽ giải tỏa giao thông giữa các quận của thành phố, và cái cũ sẽ được khôi phục trong vòng một năm rưỡi đến hai năm.”

Cây cầu tạm này sẽ giải tỏa giao thông giữa các quận của thành phố, và cái cũ sẽ được khôi phục trong vòng một năm rưỡi đến hai năm.”

Ai là “những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine?” Chính là những người lính Ukraine bảo vệ thành phố Mariupol hồi tháng Ba năm 2022, và nòng cốt của họ là Trung đoàn Azov. Hồi đó chúng ta đã hồi hộp theo dõi trận đánh bảo vệ thành phố, rồi bảo vệ khu Liên hợp Thép Azov (Azovstal) mất cả tháng còn gì. Việc cho phá nổ cây cầu chắc hẳn là một hành động làm chậm bước tiến của quân Nga sang tả ngạn sông Kalmius.

Ngược dòng thời gian một chút – ngày 27 tháng Hai năm 2022, trang tin Bryansk của Nga đã đưa tin “những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine” này đã cho nổ một cây cầu khác  – nó quá một chút về phía đông, cách cầu Post khoảng 15 ki-lô-mét theo đường chim bay và cũng bắc qua sông Kalmius, giữa hai phường – hay làng, khu dân cư… gì đó của Mariupol là Sartana ở phía tây và Talakivka ở phía đông. Bản tin này do tay nhà báo người Smolensk, Semyon Pegov đưa tin và bình luận: mặc dù cầu đã bị phá, “nhưng những chiến binh Cộng hòa nhân dân Donetsk vẫn dũng mãnh vượt sông trên xe bọc thép. Nồi hầm đông nam Mariupol đã đóng lại.”

Tôi bổ sung tin phá cây cầu trên con đường nhỏ này để chúng ta cùng hình dung rằng ở thời điểm khó khăn đó, quân Nga đã ép dần các đơn vị Ukraine bảo vệ thành phố sang phía đông, hay về phía biển và sông Kalmius cũng đóng góp một phần nào vào công cuộc phòng thủ thành phố.

Quay lại với cây cầu Post trên xa lộ M-14 qua sông Kalmius, bây giờ nếu xem những tấm ảnh tôi gửi kèm theo đây thì chúng ta có thể nhận thấy, cây cầu tạm do Nga dựng không thể đáp ứng được nhu cầu vận tải thời chiến để đáp ứng cho một mặt trận lớn trên 100.000 quân lính và hơn thế nữa, nếu đúng là trong thời gian này Nga không thể xây dựng lại được cây cầu cũ thì thêm một căn cứ khẳng định rằng họ không có kế hoạch ở lại Mariupol lâu dài.

Sau những thông tin về mấy cây cầu của Mariupol, chúng ta có thể phát triển từ nó ra thành câu chuyện lớn hơn:

Thứ nhất. Hệ thống hậu cần của Nga vẫn nặng về sử dụng sức người (không có đủ pallet, bốc dỡ bằng tay là chủ yếu…), phụ thuộc quá nặng nề vào đường sắt và tập trung vào trục chính là các trục đường sắt, từ đó hình thành nên các trung tâm hậu cần lớn cũng loanh quanh trục đường đó. Do vậy, khi có một áp lực tác dụng lên hệ thống này, nó sẽ bộc lộ sự yếu kém vốn có: Quân đội Nga không có khả năng về trí tuệ và vật chất trong việc phân phối lại các kho tiếp liệu và thay thế đường sắt bằng vận tải đường bộ – đặc biệt là thiếu xe tải. Năm nay, khoảng tháng Năm chúng ta đã thấy xuất hiện trên mạng video bộ trưởng quốc phòng Liên bang Nga S.Shoigu đi thăm một đơn vị quân đội Nga và họ xếp hàng phía trước khoảng vài chục đến một trăm chiếc xe tải Zil-131 chuyên dụng thùng kín rất mới. Từ thông tin này, chúng ta có thể nhận xét rằng quân đội Nga đã bắt đầu vét đến kho dự trữ chiến lược, vì thông thường quân đội Nga sử dụng những loại mới hơn như năm ngoái thấy họ sử dụng chủ yếu là Ural và KamaZ.

Việc hệ thống hậu cần của Nga suy giảm năng lực đồng thời bị tấn công một cách có kế hoạch từ phía Ukraine, đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể hỏa lực pháo binh ở phía đông là nơi Nga được hưởng lợi nhiều nhất từ mạng lưới đường sắt dày đặc và ở phía nam với đặc điểm là các tuyến hậu cần dài hơn nhiều.

Thứ hai. Những hạn chế về nhân lực và hậu cần ngăn cản quân đội Nga giành lại thế chủ động trong tác chiến và khiến quân đội này dễ bị tổn thương nghiêm trọng trước áp lực thậm chí chỉ ở mức vừa phải của Ukraine. Đến nay, áp lực đó ngày một gia tăng – mặc dù nó không thể hiện ra là một chiến dịch phản công ồ ạt với tốc độ tiến quân nhanh chóng, thần tốc như mọi người mong muốn, nhưng nó gia tăng ở các khía cạnh khác. Sau đợt tấn công “nháp” theo các chiến thuật được huấn luyện từ phương Tây, người Ukraine đã thay đổi và gia tăng sức ép lên quân Nga một cách đa dạng: thời gian, hướng đánh và mục tiêu hướng tới. Chuyển sang tấn công ngày đêm bằng các đơn vị luân phiên nhau, trên những hướng đánh cách nhau với một khoảng cách đủ xa để cho quân Nga liên tục phải di chuyển sau mặt trận tới các vị trí tiền tiêu, từ đó đạt mục tiêu dùng pháo binh tiêu diệt từ xa những lực lượng này của Nga.

Tính từ tây sang đông, tuyến đường M-14 hay E-58 chạy qua những thành phố quan trọng như Melitopol, Berdyansk và Mariupol. Ở xung quanh hai thành phố đầu tiên tôi vừa đề cập ở trên, có rất nhiều hoạt động du kích. Ngoài ra, ở thời điểm hiện tại cuộc tấn công chính của Ukraine đang diễn ra ở chính hướng này: Melitopol và Berdyansk. Vì những yếu tố đó, cả ba thành phố lớn này đều nằm ở mặt trận phía nam và do có tuyến đường tiếp tế M-14 quan trọng cắt ngang, trong suốt một thời gian dài quân Nga đã cho hình thành các trung tâm tiếp tế chính trong khu vực. Trước đây, vì chúng nằm cách mặt trận hơn 80 ki-lô-mét, nên các kho tàng của Nga có thể được phân tán ở xa hơn tầm HIMARS, nhưng với các cuộc tấn công gần đây của quân Ukraine xuống phía biển Azov, thì việc các trung tâm hậu cần của Nga nằm trong tầm HIMARS đã thành hiện thực.

Cuối cùng, có một câu hỏi thường thấy như không quá lớn: tại sao trong vấn đề vận tải quân sự chiến lược, Nga không chú trọng đường bộ mà lại quá phụ thuộc đường sắt như vậy? Điều này căn cứ trên điều kiện địa lý: đất nước quá to lớn mà các khu vực tác chiến chiến lược lại toàn là ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt, việc phát triển đường bộ cũng như duy tu bảo dưỡng chúng sau mỗi mùa tuyết, là cực kỳ vất vả. Do vậy đường sắt Nga rất phát triển và đảm nhận phần lớn nhu cầu vận tải trong nước. Đến mùa đông, khả năng vận tải đường bộ giảm đi rất nhiều so với mùa hè nhất là vận tải đường dài, do không có khả năng dọn tuyết được ở những đoạn đường xa.

Vào mùa hè với những điều kiện thông thường – thuận lợi, vận tải đường bộ của Nga có thể đáp ứng được 30 đến 35% tổng nhu cầu, nhưng vào mùa đông con số này chỉ còn 15%. Với điều kiện chiến trường thì con số đó còn không đạt, chỉ vào khoảng dưới 10%. Đó là lý do mà con đường M-14 dù quan trọng nhưng lại vẫn chưa bị HIMARS và tên lửa Ukraine hỏi thăm là như vậy.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular