Friday, October 11, 2024
HomeCHỐNG THAM NHŨNGLũ quét và cán bộ tài nguyên môi trường

Lũ quét và cán bộ tài nguyên môi trường

Thanh Hieu Bui

Chúng ta hẳn vẫn còn nhớ đến vụ việc của ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Yên Bái, với căn biệt thự hàng nghìn mét vuông, có hồ nước và cảnh quan rộng lớn. Khi bị chất vấn về nguồn gốc tài sản, ông Quý cho rằng đó là nhờ “buôn bán chổi đót và nuôi lợn” khi còn trẻ. Sau vụ tai tiếng, ông Quý được điều chuyển về Hà Nội và giữ một vị trí khác.

Những câu hỏi như “Vì sao lũ quét xảy ra?”, “Vì sao giá đất lại tăng cao ngất ngưởng?” thường gắn liền với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT). Ai đã cấp phép khai thác khoáng sản một cách bừa bãi trên khắp đất nước? Ai đã phê duyệt việc chuyển đổi những cánh đồng lúa, những vùng đất tự nhiên ven biển thành các khu biệt thự, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, mà chủ sở hữu thường là người thân của các quan chức lớn?

Phát triển hạ tầng và đô thị là điều cần thiết cho quá trình hiện đại hóa đất nước, và việc kéo theo những hậu quả không mong muốn là điều khó tránh. Nhưng điều đáng nói là hậu quả đó thường đổ lên vai ai?

Hàng loạt cơn lũ quét vừa qua, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người, là hậu quả rõ ràng của việc phá rừng, khai thác quặng và xây dựng thủy điện. Những người chịu thiệt thòi nhiều nhất luôn là người dân nghèo, trong khi lợi ích lại thuộc về những cán bộ như Phạm Sỹ Quý, những người có quyền lực trong ngành TNMT.

Ở cấp tỉnh, các cán bộ TNMT chiếm đất ở địa phương, như ông Quý ở Yên Bái. Còn ở cấp Bộ, những người như ông Nguyễn Đức Phú, Phó cục trưởng Cục Viễn thám và Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng thuộc Bộ TNMT, lại chiếm đất ở các thành phố lớn. Một trang kê khai tài sản của ông Phú cũng đủ để thấy các cán bộ TNMT sở hữu đất đai không kém gì các địa chủ bị cách mạng tiêu diệt ngày xưa.

Theo trang kê khai tài sản, ông Phú sở hữu nhiều ngôi nhà hàng trăm mét vuông, các thửa đất lớn ở Hà Nội. Tuy nhiên, tổng thu nhập kê khai năm 2022 của ông chỉ có 120 triệu đồng mỗi năm, trong khi giá trị tài sản ông sở hữu lại được tính từ năm 2001, 2003, 2010 – hơn 10 đến 20 năm trước. Vậy, câu hỏi đặt ra là, vợ chồng ông Phú đã làm gì để có thể mua được những khối tài sản đó vào thời điểm đó, và tại sao giá trị hiện tại của tài sản không được kê khai đúng theo giá thị trường?

Hãy nhìn vào khu đô thị Xa La, Hà Đông, nơi những căn biệt thự mà ông Phú sở hữu có giá trị khổng lồ, và xem xét xem mức giá nào là phù hợp với một cán bộ cấp cục của Bộ TNMT. Đặc biệt khi khu đô thị này, do Lê Thanh Thản làm chủ đầu tư, được khởi công từ năm 2007 và hoàn thành năm 2012. Ông Phú đã sở hữu tài sản tại khu đô thị này từ năm 2010, trong bối cảnh Lê Thanh Thản đang mở rộng bành trướng phía Tây Nam Hà Nội.

Nếu một cán bộ làng nhàng như ông Phú đã được chiếu cố đến như vậy, thì những quan chức cấp cao hơn trong Bộ TNMT sẽ được hưởng lợi ra sao?

Cơ quan C03 nắm rõ những tài sản bất minh của nhiều quan chức, dù ở hang cùng ngõ hẻm. Nhưng những bất động sản trị giá hàng trăm tỷ đồng của ông Nguyễn Đức Phú ở Hà Nội, được hình thành trong giai đoạn Lê Thanh Thản phát triển các dự án, dường như không được đưa vào tầm ngắm điều tra.

Nhìn vào khối tài sản của ông Phú và những thảm cảnh lũ quét ở Tây Bắc, người ta không khỏi băn khoăn về sự bất công trong xã hội. Câu thơ của Xuân Sách bỗng vang lên đầy xót xa: “Máu ở sa trường, hoa ở đây.” Một trang kê khai tài sản thôi đã cho thấy địa chủ ngày nay cũng thật đáng sợ.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular