Saturday, September 21, 2024
HomeDU LỊCHBLOGKhen cho nó chết

Khen cho nó chết

HT Lãng Tử

Đầu thập niên 80 báo chí truyền thông (kể cả điện ảnh) Mỹ và phương Tây hết lời ca ngợi kỳ tích kinh tế Nhật bản và tinh thần Võ sĩ đạo. Đang say men tự hào hai tác giả Shintaro Ishihara – lúc đó là Bộ trưởng Giao thông của Nhật – và Akio Morita – đồng sáng lập ra hãng Sony huyền thoại – đã cho xuất bản cuốn sách “Nước Nhật có thể nói tiếng không”. Hai chính khách và doanh nhân thành đạt này đã chỉ trích những chính sách ngoại giao và nền kinh tế thị trường tự do lỗi thời của Mỹ và phương Tây. Họ đề cao thành công của các công ty công nghệ xứ sở mặt trời mọc và khẳng định tính ưu việt của hệ tư tưởng Á Đông của Nhật và các con rồng Châu Á như Hàn quốc, Đài loan và Hồng kông trong kỷ nguyên hiện đại. 

Cuốn sách ra đời năm 1989 đã vấp phải sự phản ứng dữ dội của phương Tây cùng nhiều người Nhật. Kể từ đó dòng vốn đầu tư của Mỹ và phương Tây âm thầm rút ra khỏi cường quốc số hai để đầu tư vào các nước Đông Nam Á khiến cho Nhật bước vào thời kỳ suy thoái kéo dài suốt mấy chục năm. Thay vào đó các con rồng Châu Á nổi lên như một khu vực kinh tế năng động với tỷ lệ tăng trưởng trên dưới 10%/năm có khả năng đuổi kịp và vượt xa Châu Âu già cỗi.

Đến năm 1997 khi khủng hoảng Châu Á nổ ra chỉ trong một thời gian ngắn đồng tiền nội tệ của các con rồng Châu Á và Đông Nam Á có lúc mất giá đến 80%. Nhiều hãng có nguy cơ phá sản, các dự án bất động sản động sản bỏ hoang. Giá trị cổ phiếu của các công ty của Hàn quốc như Huyndai, Kia và Samsung giảm đến 70% và bị nhiều nhà Tư bản nước ngoài thâu tóm. Kể từ đấy Hàn quốc và Đài loan cải cách dân chủ triệt để giúp các nước này phục hồi nhanh chóng và trở thành những nước có nền kinh tế tự do và minh bạch hàng đầu ở Châu Á.

Chủ tịch Evergrande Xu Jiayin, người đã thực hiện chính sách “cải cách và mở cửa” của Đặng Tiểu Bình, từ nghèo khó trở thành giàu có, có nguy cơ mất tất cả. (Nguồn ảnh của AP và AFP/Jiji)

Trước khi Trump lên nắm quyền báo chí Mỹ và phương Tây liên tục ca ngợi thành tích tăng trưởng thần kỳ của Trung quốc. Bất chấp những lời cảnh báo về sự tăng trưởng nóng và nguy cơ nổ bong bóng BĐS của các chuyên gia, dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực này vẫn không ngừng chảy khiến cho nợ công và nợ doanh nghiệp của Tàu cộng tăng cao. Hiện nay BĐS và xây dựng chiếm tới 30% GDP của nước này. 

VN học theo mô hình của Tàu cộng. Các doanh nghiệp ko tự do cạnh tranh lành mạnh mà chỉ dựa vào sự câu kết giữa các nhóm lợi ích chủ yếu làm giàu từ việc đầu cơ BĐS thì chỉ bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng. Nếu không có cơ chế dân chủ minh bạch thì doanh nghiệp sẽ nợ nần phá sản dẫn đến hiệu ứng domino kéo theo sự sụp đổ của nền kinh tế ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động. Cuối cùng chỉ là miếng mồi ngon nuôi béo các nhà tài phiệt Mỹ và phương Tây.

Chỉ vài ngày sau màn trình diễn ảo thuật trên sàn chứng khoán Nasdag của Vinfast với giá trị cổ phiếu lên xuống thất thường đến hơn 100% thì công ty Evergrande của Trung quốc cũng chính thức đăng ký phá sản với các nhà chức trách Mỹ. Đây là tin rất xấu với Vinfast nhưng hy vọng rằng đây cũng là lời cảnh tỉnh kịp thời với Vinfast, Vingroup các doanh nghiệp và chính khách Việt Nam. So với gã khổng lồ Evergrande, một công ty BĐS hàng đầu của Trung quốc với doanh thu hàng năm lên tới 60 tỷ USD thì Vingroup chỉ là một chú bé tý hon.

Mỗi khi có tiếng nói phản biện góp ý thì các fan của Vin và anh em dlv núp bóng “yêu nước” đều tấn công xỉ vả họ bằng câu nói cửa miệng “đừng dạy nhà giàu cách tiêu tiền”. Nhưng đừng quên rằng nhà giàu cũng khóc và khi họ khóc thì nước sẽ lụt trôi nhà phá cửa đấy.

Karlsruhe 19.08.2023

HT Lãng Tử

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular