HRW kêu gọi Nhật tăng sức ép để Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền

0
316
Phái đoàn Việt Nam tại UPR ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 22/1/2019. Photo Webtv.un.
VOA

Tiếp theo sau cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về Nhân quyền ở Geneve hôm 22/01/2019, ngày hôm sau (23/1) Bộ Ngoại giao Việt Nam liệt kê những tiến bộ trong viêc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người so với lần kiểm điểm trước vào năm 2014.

Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao VN nêu bật những thành tích đạt được trong việc thực hiện các khuyến nghị UPR so với cách đây 5 năm và kết luận rằng các nỗ lực và thành tựu trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tự do tôn giáo và tự do báo chí, đã được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, bất chấp vài ngày trước đó, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã vạch ra một bức tranh toàn cảnh u ám, rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam đã ‘xuống cấp trầm trọng’.

Phúc trình Nhân quyền Toàn cầu năm 2019 của HRW, công bố ngày 17/01/2019, cáo buộc Việt Nam “xâm phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản” như quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do tôn giáo, và quyền tiếp cận thông tin cũng như quyển tự do lập hội và hội họp.

HRW dẫn chứng bằng cách chỉ ra một danh sách 12 nhà bất đồng chính kiến đã bị bỏ tù trong năm 2018 vì tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước, và lên án Việt Nam ‘gia tăng chính sách đàn áp có hệ thống lên quyền dân sự và chính trị cơ bản’.

Bức tranh nhiều màu tối đó có thể là lý do khiến đại diện nhiều nước chất vấn VN tại Geneve về những bản án tù nặng hơn đối với những người bất đồng, và nêu quan ngại rằng quyền tự do ngôn luận có thể bị bóp nghẹt với luật An ninh mạng bắt đầu được áp dụng từ ngày đầu năm dương lịch,

Theo các tài liệu của Liên Hiệp quốc, Thụy Điển nêu lên vấn đề quyền tự do đi lại của nhiều nhà tranh đấu nhân quyền và đại diện xã hội dân sự bị hạn chế và đặt câu hỏi VN dự định làm gì để bảo đảm quyền tự do đi lại của mọi công dân? Và Hà Nội sẽ có những biện pháp nào để bảo đảm quyền tự do tụ tập và biểu tình ôn hòa theo tiêu chuẩn ghi trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), trong đó có tạo ra một quy trình pháp lý cho phép sự thành lập vả hoạt động của các tổ chức vô vụ lợi?

Riêng Hoa Kỳ công nhận VN có thông qua Công ước chống tra tấn vào năm 2015, nhưng nêu lên các điều kiện tồi tệ trong các nhà tù, và cảnh nhiều tù nhân bị ngược đãi, bị hành hạ, tra tấn khiến một số người chết trong tù. Câu hỏi đặt ra là VN có cam kết đối xử với tù nhân và duy trì các điều kiện trong nhà tù phù hợp với những gì đã hứa khi tham gia Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị – ICCPR, và Công ước chống tra tấn?

Đại diện của Hoa Kỳ đặc biệt lưu ý tới luật An ninh mạng, bày tỏ quan ngại về nguy cơ luật này xâm phạm quyền riêng tư, quyền tự do biểu đạt của người sử dụng, và quyền tiếp cận thông tin của người dân.

Hôm 24/1 một đại diện của HRW tại Nhật Bản kêu gọi Tokyo hãy sát cánh với những nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam, nêu lên một số trường hợp cụ thể những nhà hoạt động bị ngược đãi, hoặc bị đánh đập, tấn công tàn bạo trong mấy năm qua, như nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, Ngay cả những người nổi tiếng, như ca nhạc sĩ Suboi, tức Đỗ Nguyễn Mai Khôi, cũng bị sách nhiễu, cô bị cấm trình diễn từ tháng 5/2016 dù là người từng đoạt giải Album trong năm/2016 của đài truyền hình nhà nước,

“Việt Nam vẫn là một trong các chế độ đàn áp nhất thế giới. Trong tư cách là nước cấp viện lớn nhất của Việt Nam, Nhật Bản có cơ hội và nghĩa vụ phải lên tiếng về những hành động vi phạm nhân quyền đối với các công dân Việt Nam.”
Ông Kanae Doi, Giám đốc HRW tại Nhật Bản

Trong một bức thư gửi cho Thủ Tướng Shinzo Abe trong năm 2018, Giám đốc của HRW tại Nhật Bản Kanae Doi viết: “Chính phủ Việt Nam vẫn là một trong các chế độ đàn áp nhất thế giới. Trong tư cách là nước cấp viện lớn nhất của Việt Nam, Nhật Bản có cơ hội lẫn nghĩa vụ phải lên tiếng về những hành động vi phạm nhân quyền đối với công dân Việt Nam.”

Lời kêu gọi đó lại được một giới chức của HRW ở Tokyo lặp lại hôm 24/1. Ông Teppei Kasai còn khuyến cáo:

“Đối với những người coi VN là một điểm đến yên bình tại Châu Á, đầy những món ngon vật lạ, chợ búa náo nhiệt, điều này có thể gây ngạc nhiên. Bởi vì khó thấy hơn với những khách nhàn du là một thực tế khó nuột hơn: đây là một vực thẳm nơi gần 100 triệu người Việt bị tước các quyền tư;5 do căn bản như quyền tự do ngôn luận, hội họp, tụ tập, và quyền tự do tôn giáo. Nguyên do chủ yếu là vì Việt Nam trong nhiều thạp niên đã nằm dưới sự thống trị của một nhà nước Cộng sản độc đảng toàn trị, không ai kiểm soát.”

389830cookie-checkHRW kêu gọi Nhật tăng sức ép để Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền