(By Bill Hayton)
Bản dịch tiếng Việt của Phan Văn Song
*
“Cả nước đã được dạy sai rằng người Trung Quốc đã phát hiện và đặt tên các đảo của biển Đông”. – Bill Hayton.
Biển Đông là nơi mà tham vọng của Trung Quốc (TQ), nỗi âu lo của châu Á và sức mạnh của Mỹ hội tụ nhau. Trong vùng biển của mình TQ đã từ bỏ mọi giả vờ về “trỗi dậy hòa bình” để ngã về kiểu ngoại giao pháo hạm. Tàu cảnh sát biển vũ trang TQ đã đâm vào tàu của đối thủ Việt Nam, phong tỏa các tiền đồn của Philippines, ngăn trở các tàu khảo sát dầu của Malaysia và doạ nạt các tàu Indonesia đang bảo vệ ngư trường quốc gia. Đáp lại, tất cả các nước này đang mua vũ khí nhiều hơn và cải thiện quan hệ quân sự với các chính phủ các nước khác lo lắng với sự quyết đoán ngày càng tăng của TQ chủ yếu là Hoa Kỳ mà còn có Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia.
Cội rễ của tất cả các rắc rối này là cái mà Bắc Kinh gọi là “yêu sách lịch sử không thể tranh cãi” chiếm tới đến 80 % biển Đông: chạy thẳng từ cảng Hồng Kông tới gần sát bờ biển Borneo cách xa 1500 km. Vấn đề với yêu sách này là không có bằng chứng đáng tin cậy nào làm chỗ dựa cho nó. Tuy nhiên, mẫu chuyện hư cấu lịch sử này đe dọa hòa bình và an ninh ở châu Á và cung cấp sàn diễn cho một cuộc đấu tranh giữa TQ và Mỹ với những tác động mang tính toàn cầu. Có vẻ rất khó có thể tin rằng cuộc đối đầu tiềm năng có tính huỷ diệt này lại có gốc rể là tranh chấp về những đảo rải rác gần như hoàn toàn không ở được.
Có hai nhóm “đảo” chính ở biển Đông. (Chỉ có một số rất ít là đảo thực sự, phần lớn chỉ là rạn san hô, bãi cát hoặc đá). Trong cụm phía bắc, quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp giữa TQ và Việt Nam. Ở phía nam quần đảo Trường Sa rộng hơn nhiều do TQ, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines đòi hỏi chủ quyền. Hầu hết những chỗ hoang vắng này đều có tên Anh, thường do các tàu và các nhân viên trên tàu vẽ ra bản đồ các đảo này tặng cho tên riêng. Richard Spratly là một thuyền trưởng tàu săn cá voi đã phát hiện hòn đảo có tên ông vào năm 1843, tàu HMS Iroquois cho tên của mình cho đá Iroquois (bãi Amy Douglas) trong khi làm công việc khảo sát trong thập niên 1920, và cứ thế tiếp tục…
Khi một ủy ban của chính phủ TQ lần đầu đặt tên tiếng Trung cho các đảo vào năm 1935, tất cả việc họ làm là dịch hoặc phiên âm các tên tiếng Anh đang có. Ví dụ, ở quần đảo Hoàng Sa, đá Antelope Reef (Hải Sâm) trở thành Lingyang (羚 羊: linh dương = antelope) và ở quần đảo Trường Sa, North Danger Reef (đá Bắc) trở thành Beixian (北崄: bắc hiểm [nguy hiểm phía bắc = north danger], đảo Spratly (Trường Sa đã trở thành Si-pu-la-te-li (斯普拉特利 phiên âm tên tiếng Anh). Uỷ ban TQ chỉ việc sao y các bản đồ, các sai sót và mọi thứ của Anh. Các tên này sau đó được xem xét chỉnh lại hai lần. Bãi cạn Scarborough, được đặt tên theo tên một tàu của Anh vào năm 1748, được phiên âm là Si-ka-bo-lei jiao (斯卡伯勒礁 – Tư ca bá lặc tiều) vào năm 1935, đổi tên thành Min’zhu Jiao (民主礁 – Dân chủ tiều [đá Dân chủ]) của nước Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) vào năm 1947 và sau đó được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) đặt tên ít nhạy cảm chính trị hơn là Huangyan (黄岩岛 – Hoàng Nham = đá màu vàng) vào năm 1983.
Hiện nay, chính quyền TQ dường như hoàn toàn không biết về điều này. Việc biện hộ khuôn mẫu chính thức về chủ quyền “không thể tranh cãi” của TQ đối với biển Đông bắt đầu bằng cụm từ “người TQ là những người đầu tiên phát hiện và đặt tên cho quần đảo Nam Sa.” Trên thực tế, “người TQ” chỉ sao chép các tên này từ người Anh. Ngay cả từ “Nam Sa” (có nghĩa là “cát phía Nam”) cũng đã chạy vòng quanh trên bản đồ TQ. Năm 1935 tên này đã được sử dụng để mô tả các khu vực biển cạn mà được biết trong tiếng Anh với tên là “Macclesfield Bank” (lại theo tên một tàu khác của Anh). Năm 1947, tên Nam Sa đã được chuyển về phía nam trên bản đồ TQ để chỉ quần đảo Trường Sa.
Một cuộc xem xét đầy đủ mỗi biện minh mà phía TQ đưa ra sẽ tốn nhiều trang giấy nhưng đủ để nói rằng chưa hề thấy có bằng chứng khảo cổ học nào về việc có tàu TQ chạy trên biển này trước thế kỷ 10. Cho đến thời điểm đó tất cả việc giao thương và khai thác đều do các tàu thuyền Malaysia, Ấn Độ và Ả Rập thực hiện. Các tàu này có thể, vào lúc này lúc khác, có chở khách TQ. Các chuyến đi được bàn luận nhiều của các “đô đốc thái giám” TQ kể cả Zheng He (Trịnh Hòa), kéo dài tổng cộng khoảng 30 năm, cho đến thập niên 1430. Sau đó, mặc dù các thương nhân và ngư dân chạy tàu thuyền tới lui dọc biển này, nhà nước TQ không bao giờ đến các vùng biển sâu lần nào nữa cho mãi đến khi chính phủ Quốc dân đảng được Mĩ và Anh tặng cho một số tàu thuyền vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai.
Lần đầu tiên quan chức chính phủ TQ đặt chân lên một đảo thuộc quần đảo Trường Sa là ngày 12 tháng 12 năm 1946, vào thời điểm đó cả hai đế quốc Anh và Pháp đã đưa ra các tuyên bố chủ quyền ở biển này. Một phái đoàn TQ cấp tỉnh đã đến quần đảo Hoàng Sa một vài thập kỉ trước đó vào ngày 6 tháng 6 năm 1909, thực hiện điều có vẻ như là một cuộc thị sát trong một ngày, nhờ hai thuyền trưởng Đức mượn của hãng buôn Carlowitz dẫn đường. Nhiều đối đầu quốc tế phát xuất từ tuyên bố đơn sơ này.
Đây là toàn cảnh lịch sử hiện lên từ các nghiên độc lập tốt nhất. Nhưng khi nói điều này cho hầu như bất kì người TQ nào thì họ sẽ phản ứng với sự ngờ vực. Từ phòng học đến sảnh đường ngoại giao, một cách nhớ chính thức về chủ quyền của TQ trên biển đã trở thành một thực tế được xác lập. Làm sao mà một ý thức quốc gia về quyền được hưởng đối với biển Đông lại phát triển rất mạnh từ một nền móng lung lay như vậy?
Câu chuyện có thể bắt đầu với cuộc chiến tranh nha phiến lần một vào năm 1840 và điều mà bây giờ người TQ gọi là “thế kỷ quốc sỉ” (thế kỷ nhục nước) tiếp sau đó. TQ rõ ràng gánh chịu đau thương dưới bàn tay của đế quốc phương Tây và Nhật Bản. Hàng ngàn người bị giết, nhiều thành phố đã bị thuộc địa hoá và chính phủ rơi vào vòng nợ nần các ngân hàng quốc tế.
Nhà địa lý William Callahan và những người khác đã vạch ra cách mà phe Quốc dân đảng (QDĐ) và Cộng sản, như là một phần của cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị của nước ngoài, đã cố tình gieo trồng một ý thức về vi phạm lãnh thổ để động viên nhân dân như thế nào. Từ những năm 1900 trở đi, các nhà địa lý của TQ như Bai Meichu (Bạch Mi Sơ), một trong những người sáng lập Hội Đía lý TQ, bắt đầu vẽ các bản đồ cho công chúng TQ thấy các nước đế quốc đã xâu xé lãnh thổ TQ tới mức nào.
Những “bản đồ quốc sỉ” này cho rằng lãnh thổ hợp lẽ của TQ bao gồm tất cả các nước chư hầu trước kia đã từng triều cống hoàng đế Trung Hoa. Các bản đồ này bao gồm bán đảo Triều Tiên, nhiều vùng rộng lớn của Nga, Trung Á, Hymalaya, và nhiều khu vực của Đông Nam Á. Các đường được vẽ trên các bản đồ để đối chiếu các khu vực rộng lớn của đế quốc xưa với tình trạng teo lại của đất nước này. Tai hại là sau khi ủy ban chính thức của TQ đổi tên các đảo trong biển Đông vào năm 1935, một trong những đường này đã được vẽ ra vòng quanh biển này. Đây là cái mà bây giờ được gọi là đường “chữ U” hoặc “9 vạch” choán 80 % biển Đông và tất cả các đảo bên trong nó. Tai nạn bản đồ đó, dựa trên việc đọc sai lịch sử Đông Nam Á, lại là cơ sở cho yêu sách chủ quyền hiện tại của TQ.
TQ rõ ràng gánh chịu sự sỉ nhục dưới bàn tay của người nước ngoài độc đoán nhưng nhà nước hiện đại nổi lên từ đống đổ nát của nhà Thanh và các cuộc nội chiến tranh sau đó đã tìm thấy niềm an ủi trong những ghi nhớ sai lầm vốn ít liên quan đến những gì thực sự xảy ra. Như bất kì người nào đi xem triển lãm “Con đường hồi sinh” mới tại Bảo tàng Quốc gia TQ ở quảng trường Thiên An Môn sẽ thấy ra, hội chứng nhớ lầm này là một thành phần cốt lỏi trong huyền thoại làm nên tính chính đáng của Đảng Cộng sản: huyền thoại đảng cứu đất nước thoát khỏi sỉ nhục.
Các viện nghiên cứu và các ủy ban của chính phủ QDĐ trong nửa đầu thế kỷ 20 đã để lại Đảng Cộng sản một “lịch sử chính thức” sai lầm có thể chứng minh được. Chính điều này, chứ không phải là mối đe dọa của đám đông theo chủ nghĩa dân tộc trên đường phố làm cho tranh chấp Biển Đông rất khó giải quyết và nguy hiểm. Nhưng nếu thừa nhận sự sai trái của nó sẽ loại bỏ một nền tảng cốt lỏi của vị thế của Đảng trong đỉnh cao của xã hội TQ.
Rủi thay, không có cách dễ dàng nào khác cho xung đột đang tiếp diễn trong biển Đông. Không bên nào muốn kích động một cuộc xung đột hoàn toàn nhưng không ai sẵn sàng giảm bớt căng thẳng bằng cách điều chỉnh yêu sách lãnh thổ phải chăng hơn. Một số quan chức TQ trong tư riêng thừa nhận sự vô lí về pháp lí của việc duy trì yêu sách “đường chữ U” này. Nhưng cũng chinh các quan chức này lại nói rằng họ không thể chính thức điều chỉnh yêu sách này vì những lý do chính trị (sự chỉ trích trong nước sẽ là rất lớn). Thế thì làm thế nào để có thể thuyết phục dân TQ có một cái nhìn khác về lịch sử biển Đông?
Có lẽ là câu trả lời nằm ở Đài Loan. Các cơ hội cho một cuộc tranh luận tự do hơn về lịch sử TQ ở Đài Loan lớn hơn ở đại lục rất nhiều. Hiện đã có một số học giả “bất đồng chính kiến” đang xem xét lại các khía cạnh của lịch sử thế kỷ 20. Đài Loan cũng là nơi các văn thư của THDQ, chính phủ vẽ nên “đường chữ U” lần đầu, được lưu trữ. Một cuộc kiểm tra thấu đáo và mở rộng quá trình lộn xộn mà theo đó đường này được vẽ ra có thể thuyết phục những người làm ra dư luận phải xem xét lại một số những huyền thoại của QDĐ mà từ lâu họ đã tuyên bố như là chân lí trong kinh.
Có lẽ lý do mạnh nhất để bắt đầu tại Đài Loan là chính quyền Bắc Kinh sợ rằng bất kỳ sự nhượng bộ nào mà họ có thể đưa ra sẽ bị lớn tiếng chỉ trích tại Đài Bắc. Nếu nhà chức trách ở đó muốn xuống thang sự xung đột do việc chép sử trong biển Đông, thì sẽ dễ dàng hơn nhiều để chính quyền Bắc Kinh làm tương tự như vậy. Chìa khóa cho một tương lai hòa bình ở châu Á nằm trong việc xem xét trung thực và có tính phê phán quá khứ.
=====
CHINA’S FALSE MEMORY SYNDROME
The whole nation has been incorrectly taught that Chinese people discovered and named the South China Sea’s islands
(by Bill Hayton / July 10, 2014)
The South China Sea is where China’s ambitions meet Asian nervousness and American power. In its waters China has abandoned any pretence of “peaceful rise” in favour of gunboat diplomacy. Armed Chinese Coastguard ships have rammed their Vietnamese rivals, blockaded Philippine outposts, disrupted Malaysian oil surveys and threatened Indonesian vessels which protect the nation’s fisheries. In response, all these countries are buying more arms and improving military ties with other governments worried by China’s growing assertiveness—primarily the United States but also Japan, South Korea, India and Australia.
At the root of all of this trouble is what Beijing calls its “indisputable historical claim” to 80 per cent of the South China Sea: all the way from Hong Kong harbour almost to the coast of Borneo, 1500km away. The problem with the claim is that there’s no credible evidence to support it. Yet this piece of historical fiction threatens peace and security in Asia and provides the stage for a struggle between China and the US with global implications. It seems scarcely credible that this potentially cataclysmic confrontation is, at its root, a dispute over almost entirely uninhabitable specks of land.
There are two main sets of “islands” in the South China Sea. (Only a very few are real islands, the vast majority are just reefs, sandbars or rocks). In its northern reaches, the Paracel Islands are disputed between China and Vietnam. In the south the much more extensive Spratly Islands are claimed by China, Vietnam, Malaysia, Brunei and the Philippines. Most of these desolate places have British names, often donated by the ships and crews that mapped them. Richard Spratly was a whaling captain who spotted his island in 1843, HMS Iroquois gave its name to Iroquois Reef during survey work in the 1920s, and so on.
When a Chinese government committee first gave Chinese names to the islands in 1935 all it did was either translate or transliterate the existing British names. In the Paracels, for example, Antelope Reef became Líng yang (the Chinese word for antelope) and in the Spratlys, North Danger Reef became B?i xi?n (Chinese for “north danger”), Spratly Island became Si-ba-la-tuo (the Chinese transliteration of the English name). The Chinese committee simply copied the British maps, errors and all. The names were then revised, twice. Scarborough Shoal, named after a British ship in 1748, was originally transliterated as Si ge ba luo in 1935, renamed Min’zhu Jiao—Democracy Reef by the nationalist Republic of China in 1947 and then given the less politically-sensitive name of Huangyan (Yellow Rock) by the communist People’s Republic of China in 1983.
Today, the Chinese authorities seem completely unaware of this. The standard official defence of China’s “indisputable” sovereignty over the South China Sea begins with the phrase, “the Chinese people were the first to discover and name the Nansha Islands.” In reality, the “Chinese people” just copied the names from the British. Even the word “Nansha” (it means “southern sand”) has moved around on Chinese maps. In 1935 the name was used to describe the area of shallow sea known in English as the “Macclesfield Bank” (yes, after another British ship). In 1947 the name Nansha was moved southwards on Chinese maps to refer to the Spratly Islands.
A full examination of each justification put forward by the Chinese side would run to many pages but suffice to say that there is no archaeological evidence yet found that any Chinese ship travelled across the sea before the 10th century. Up until that point all the trading and exploration was carried out by Malay, Indian and Arab vessels. They may, from time to time, have carried Chinese passengers. The much-discussed voyages of the Chinese “eunuch admirals” including Zheng He, lasted a total of about 30 years, until the 1430s. After that, although traders and fisherfolk plied the seas, the Chinese state never visited deep water again until the nationalist government was given ships by the US and UK at the end of the Second World War.
The first time that any Chinese government official set foot on any of the Spratly Islands was 12th December 1946, by which time both the British and French empires had already staked claims in the Sea. A provincial Chinese delegation had reached the Paracels a few decades earlier, on 6th June 1909, making what appears to have been a one-day expedition, guided by German captains borrowed from the trading firm Carlowitz. On such humble claims rests international confrontations.
This is the picture of history that emerges from the best independent scholarship. But tell it to almost any Chinese person and they will react with incredulity. From schoolroom to diplomatic chancery an official memory of Chinese sovereignty over the Sea has become an established fact. How did a national sense of entitlement to the South China Sea grow so strong from such shaky foundations?
The story probably begins with the first Opium War in 1840 and what the Chinese now call the “century of national humiliation” that followed. China clearly suffered grievously at the hands of Western and Japanese imperialists: thousands were killed, cities were colonised and the government fell in hock to international banks.
The geographer William Callahan and others have outlined how, as part of the struggle against foreign domination, nationalists and communists deliberately cultivated a sense of territorial violation to mobilise the population. From the 1900s onwards, Chinese geographers such as Bai Meichu, one of the founders of the China Geography Society, began to draw maps to show the public how much territory had been torn from away from China by the imperialists.
These “maps of national humiliation” assumed that China’s rightful territory included every former vassal that had once offered tribute to a Chinese emperor. They included the Korean peninsula, large areas of Russia, Central Asia, the Himalayas and many parts of Southeast Asia. Lines were drawn on these maps to contrast the vast domains of former empires with the country’s shrunken state. Fatefully, after the official Chinese committee had renamed the islands in the South China Sea in 1935, one of these lines was drawn around the Sea. This is what is now called the “U-shaped” or “9-dash” line encompassing 80 per cent of the Sea and all the islands within it. That cartographical accident, based on misreadings of Southeast Asian history, is the basis for China’s current claim of sovereignty.
China clearly suffered abuse at the hands of domineering foreigners but the modern state that emerged from the rubble of the Qing Dynasty and the subsequent civil wars has found solace in false memories that bear little relation to what actually happened. As any visitor to the new “Road to Revival” exhibition at the National Museum of China in Tiananmen Square will discover, this false memory syndrome is a critical ingredient in the legitimising myth of the Communist Party: that it saved the nation from humiliation.
The nationalist academics and government committees of the first half of the 20th century have bequeathed the Communist Party an “official history” that is demonstrably false. It is this, and not the threat of nationalist mobs on the streets that makes the South China Sea disputes so intractable and dangerous. But to concede its falsity would remove a cornerstone of the Party’s position at the apex of Chinese society.
There are, unfortunately, no easy alternatives to continuing strife in the South China Sea. No side wishes to provoke an outright conflict but none is willing to reduce tension by moderating its territorial claims. Some Chinese officials privately recognise the legal absurdity of maintaining a the “U-shaped line” claim. But those same officials say they cannot formally adjust the claim for political reasons—the domestic criticism would be too great. How then could a Chinese population be persuaded to take a different view of the history of the South China Sea?
Perhaps one answer lies in Taiwan. The chances of a freer debate on Chinese history are much greater in Taiwan than in the mainland. There are already a number of “dissident” academics rethinking aspects of 20th century history. Taiwan is also where the archives of the Republic of China, the government that first drew up the “U-shaped line,” are stored. An open and thorough examination of the haphazard process through which the line came to be drawn might convince opinion-formers to re-examine some of the nationalist myths they have long declared to be gospel truth.
Perhaps the strongest reason for starting in Taiwan is that the authorities in Beijing fear that any concession they might make would be loudly criticised in Taipei. If the authorities there were to de-escalate the historiographical conflict in the South China Sea, it would be much easier for the Beijing government to do the same. The key to a peaceful future in Asia lies in an honest and critical examination of the past.