Friday, December 27, 2024
HomeBình Luận-Quan ĐiểmHỌC TRÒ KHÔNG LÀ TRANG GIẤY TRẮNG-NGƯỜI THẦY CHẲNG PHẢI LÀ KẺ...

HỌC TRÒ KHÔNG LÀ TRANG GIẤY TRẮNG-NGƯỜI THẦY CHẲNG PHẢI LÀ KẺ LÁI ĐÒ.

Chu Hồng Quý

Chẳng biết từ lúc nào, có một tư duy nô dịch vẫn tồn tại trong nhà trường và ngoài xã hội. Họ coi học trò như tờ giấy trắng, viết hay vẽ lên đó cái gì là do người thầy.

Một trùm dư luận viên ở Học viện Kỹ thuật Quân sự – đại tá, tiến sỹ Nguyễn Thành Nam, người tụ tập câu kết với những trùm dư luận viên khác như anh giáo Vũ Khắc Ngọc nồi cơm điện, anh giáo Nguyễn Viết Sơn ngạo nghễ, và Nguyễn Quảng (tự xưng “thằng Pín”) – Kẻ đã nhiều lần xúc phạm cố chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp, xúc phạm nghiêm trọng các anh hùng, liệt sỹ và các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nguyễn Thành Nam đã phát biểu trên báo Phụ nữ, cho rằng, học ngoại ngữ là gây lãng phí tiền bạc, cơ hội, để lại hệ lụy cực lớn, lãng phí nguồn lực xã hội. Trong một phát biểu khác cũng trên tờ báo này, anh ta cho rằng ngành Giáo dục Đào tạo không nên dạy ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên, chỉ nên quy định là môn tự chọn, ai thấy thật cần thiết cho nghề nghiệp mới học. Trên tờ báo của Bộ Ngoại Giao, cậu ta đăng tải một bài viết gieo rắc một tư duy nô dịch, cho rằng “nghề giáo là nghề cài đặt hệ điều hành và các phần mềm thiết yếu vào trong đầu óc của học sinh”. 

Phần mềm nào là thiết yếu, phần mềm nào không thiết yếu? Thiết yếu với người này nhưng có thiết yếu với người khác không? Ai là kẻ có quyền năng định đoạt cái gì là thiết yếu, cái gì thì không thiết yếu đối với toàn xã hội? 

Hóa ra, anh đại tá này coi học trò chỉ như những cục máy vô tri không có khả năng sáng tạo, chỉ để thực hiện mục đích của chủ nhân mà thôi. Khi những chiếc máy hỏng hóc thì vứt bỏ để thay thế lớp máy mới.

Với kiểu giáo dục đó, chỉ có thể đào tạo ra được thứ người chỉ biết ăn, ngủ, làm tình và đi vệ sinh như chính Nguyễn Thành Nam cũng đã kết luận, “suy cho cùng, con người chỉ cần ăn no, mặc ấm và chữa bệnh”.

Đó là tư duy nô dịch phản động, tư tưởng phản tiến bộ hòng đào tạo ra những con người u mê chỉ biết phục tùng trong các xã hội toàn trị.

Nguy hiểm hơn, cậu ta là một chuyên gia ngành Giáo dục, thường xuyên truyền bá tư tưởng nô bộc này cho hàng vạn học sinh, sinh viên từ bậc tiểu học đến đại học, cho hàng ngàn thầy cô giáo bậc học phổ thông khắp cả nước. Quan điểm của cậu ta đang phản ánh tư duy hủ bại của chính sách Giáo dục và Đào tạo nhồi sọ hiện nay. Đó là tư duy giáo dục mà giáo sư Hoàng Tụy đáng kính đã chỉ rõ trong hội thảo “Trí thức thủ đô với đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” do Hội liên hiệp Khoa học kỹ thuật tổ chức ngày 29/9/2012. Ông cho rằng, “Giáo dục của ta không chỉ lạc hậu mà nguy hiểm hơn, nó đang đi lạc hướng, ra xa con đường chung của nhân loại, đang phát triển lạc điệu với thế giới văn minh”.

Khoa học là nền tảng của Giáo dục và Đào tạo. Cái thứ khoa học mà phải dựa vào đặc thù địa chính trị, điều kiện phong học hàm học vị các ngành Mác – Lê – Mao không cần có các bài báo khoa học để tranh biện quốc tế, thì đó có phải là một nền khoa học chân chính?

Đặc trưng của khoa học là tính khách quan. Các công trình khoa học là phải mở toang ra, chẻ hoe ra để xem xét, phân tích dưới nhiều góc độ từ trong ra ngoài, từ phải sang trái, từ đông chí tây… dưới nhiều quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau thì mới đảm bảo tính khách quan. Đằng này, cứ đóng cửa lại, tự mẹ hát con khen hay như thằng mù sờ voi thì đến năm 3000 cũng chưa hoàn thiện được cái lý luận con đường xây dựng xã nghĩa mà cái đích ông Trọng mơ ước là đến cuối thế kỷ 21.

Nền giáo dục đi ngược với văn minh nhân loại thì lấy đâu ra tính khách quan của khoa học để hòa nhập với thế giới loài người. 

Một tư tưởng hủ lậu trong trường học là coi người thầy là kẻ lái đò chở khách vãng lai qua sông, lái đi đâu, chìm hay nổi đều phụ thuộc hoàn toàn ở tay lái của thầy. Và, cuối cùng nền giáo dục đã nhung nhúc những người thầy chở trò qua sông rồi thả lên bờ, thu tiền là xong. Còn với trò, khi đi học thì thụ động ngồi yên như khách vãng lai trên đò. Lúc đã qua sông thì đấm buồi cho sóng, chữ thầy trả cho thầy, tình nghĩa thầy trò cũng trôi theo dòng nước. 

Nếu người thầy chỉ vẽ vào đầu học trò những kiến thức có sẵn của nhân loại để đạt được mục tiêu của thầy, nếu người thầy không đào tạo được những học trò biết sáng tạo ra những tri thức mới mẻ, không có được thế hệ học trò giỏi hơn thầy, thì văn minh nhân loại ngày càng lụi bại, trò kém thầy, lớp sau thua lớp trước.

Dạy học là truyền tải tri thức, là hình thành phương pháp luận cho trò.

Dạy học không phải chỉ cung cấp, cập nhật kiến thức. Vì, với điều kiện phương tiện nghe nhìn hiện đại và nguồn thông tin mở dồi dào trong thế giới phẳng ngày nay, học trò có thể tự cập nhật kiến thức cho mình. Người thầy chỉ cần cung cấp cho trò tư duy logic để trò tự biết phân tích và lựa chọn thông tin. 

Trước đây, khi góp ý với vợ viết lời mở đầu của bản luận án, mình đã nói, và cũng đã đôi lần mình từng nói trên fb này:

“Người thầy không chỉ là người cập nhật, bổ sung kiến thức cho trò, mà là một hướng dẫn viên bơi lội để dạy cho trò biết tự bơi trong cái biển kiến thức mênh mông của nhân loại. Bổn phận của người thầy với học trò là hình thành tư duy và cung cấp phương pháp luận để trò tự tìm lấy kiến thức và tự TẠO RA kiến thức, bổ sung vào kho tàng tri thức nhân loại” 

Con người là một thực thể độc lập có mối tương tác qua lại với các thành viên khác trong cộng đồng xã hội. Con người có trách nhiệm đóng góp tri thức vào đời sống văn minh nhân loại.

Con người là một loài được coi là thông minh nhất thì phải làm chủ thế giới và làm chủ bản thân chứ không thể là công cụ cho bất cứ một thế lực nào.

Học là để tìm hiểu quy luật tự nhiên, để làm chủ thế giới, làm chủ bản thân, thực hiện sứ mệnh thiên phú của một kiếp người. Chứ không phải học để trở thành kẻ nô bộc kiếm miếng ăn qua ngày.

Người thầy thành công là một người thầy giúp cho trò tìm thấy quy luật của Tự nhiên, Xã hội và Tư duy để “Mở toang khóa Thiên nhiên tìm Hạnh phúc” – Hạnh phúc cho chính các em, hạnh phúc cho nhân loại. Và, đó cũng chính là thành công vĩ đại của người thầy.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular