Giá như họ có một chính quyền cũng đủ thông minh như vậy.

0
606

Cái “ăn tiền” của hình thức biếm này nằm ở câu cuối cùng. Bất luận nội dung gì thì câu chót bất ngờ mới là điều khiến người ta bật cười. Không rõ ai là tác giả đầu tiên của motif biếm này nhưng sự đóng góp sau đó của cộng đồng để cho ra một loạt biếm khác đã cho thấy một sự dí dỏm thông minh của tập thể. Ghi lại tất cả biếm họa và “phiếm luận” của cộng đồng từ trước đến nay, với những sự kiện thời sự nóng nhất, có thể vẽ lại được bức tranh thời đại độc đáo mà nhiều năm sau, khi nhìn lại, nó không chỉ nhắc đến diện mạo một giai đoạn chính trị-xã hội từng trải qua mà còn cho thấy tâm lý và phản ứng người dân trước những diễn biến ảnh hưởng đến họ như thế nào.

Cùng với hình thức nhạc chế, ảnh chế (ở đây không nói đến ảnh được tạo ra nhằm làm hỗn loạn thông tin bằng hình thức fake news), và những “bình luận” và “nhận định” phịa viết như thật bằng giọng hài hước, tất cả đã tạo ra một “diễn đàn” biểu thị ý kiến và tâm lý người dân mà thoạt nhìn tưởng như chỉ để giải trí. Nó không chỉ nhằm giải khuây. Nó còn hơn thế. Nó là những gì người dân đang nghĩ. Chẳng phải tự nhiên mà hầu hết “biếm họa” này đều nhắm vào chính quyền, một chính quyền cũng đang giúp “giải khuây” bằng những phát biểu thậm chí còn mang tính giải trí cao hơn cả tấu hài, khiến cộng đồng có cơ hội tiếp tục làm ra những bức biếm họa hoặc viết những phiếm luận bằng một sự thông minh độc đáo mà người dân có thể luôn ước rằng giá như họ có một chính quyền cũng đủ thông minh như vậy.

498610cookie-checkGiá như họ có một chính quyền cũng đủ thông minh như vậy.