Ăn trưa ở nhà một người quen ở Deauville. Trong đám thực khách có một ông ở VN qua, không biết đi ‘’tham quan’’ hay đi ‘’nghiên cứu‘’, khoe ở VN ta bây giờ cái gì cũng có, chỉ cần có tiền là có đủ hết.
Ngứa miệng, nói đúng vậy, ở VN ngày nay có tiền có thể mua cả nhân phẩm con người, nói gì ba cái vặt vãnh. Không khí bữa ăn trở thành nặng nề, không nhớ đã ăn gì và rượu có ngon không.
Sự thực, nói mua được nhân phẩm cũng không đúng. Vì cái duy nhất tiền không mua được là nhân phẩm. Nếu trong một xã hội, tiền có thể mua được tất cả, xã hội đó không còn nhân phẩm để bán nữa.
Triết gia Kant nói mỗi người đều có hoặc một giá ( prix ), hoặc phẩm cách ( dignité ). Nếu không có nhân cách, chỉ còn vấn đề giá cả, cao hay thấp. ‘’ Ce qui a une dignité est supérieur à tout prix ‘’ ( Người có nhân phẩm đứng trên mọi giá ). Nếu có nhân phẩm, không ai có thể mua chuộc được. Nếu mua chuộc được, nếu có một giá bán, nhân phẩm đã chết . Không thể có cả hai.
Khi tại một quốc gia số người có nhân phẩm càng ngày càng hiếm, việc mua người càng ngày càng dễ. Khi cái bọn không có nhân cách nắm trọn quyền, việc mua bán, không chỉ mua người, mà mua cả một quốc gia, cũng chỉ còn là vấn đề giá cả. Như một câu nói nổi tiếng: cái gì không mua được bằng tiền, có thể mua được bằng rất nhiều tiền
Mua, bán một nước là một cách nói. Không nhất thiết phải ký kết để trao toàn bộ lãnh thổ của tổ tiên cho ngoại bang. Chuyện mua, bán có thể diễn ra dưới muôn hình, vạn trạng. Nhận tiền lại quả, hay chịu áp lực, hay cả hai, cho ‘’ người nước lạ ‘’ làm đường xuyên Việt, tự quàng cái tròng váo cổ để chết lè lưỡi, là một thí dụ đập vào mắt, choáng váng.
Với ngân khoản trên 1000 tỷ dollars Tàu dành cho kế hoạch ” Một vòng đai, một con đường”, có võ khí gì chống lại, nếu con người không còn nhân cách ?
Nhân cách, đó chính là cái mà chế độ CS tìm mọi cách tiêu diệt, qua giáo dục đồi bại, qua tôn giáo quốc doanh. Bởi vì nếu còn nhân cách, người ta không thể chấp nhận những chuyện nhơ nhuốc,sớm muộn gì người ta cũng vùng dậy.
Nhân phẩm là một cái gì đó vô hình trong ta, ra đời, lớn lên nhờ giáo dục tốt hay xã hội tốt, canh chừng nhất cử nhất động của mỗi người, la hoảng mỗi lần ta tính làm chuyện tồi bại : ê, không được, stop !
Khi đã tiêu diệt cái rất khó hình dung là nhân phẩm trong xã hội, không ai nói ”stop” nữa. Ngôn ngữ để trao đổi với nhau thu lại ở hai chữ: bao nhiêu ?. Cái gì cũng có giá.
Chúng ta không làm gì, không phẫn nộ, phản kháng, chúng ta thờ ơ đứng khoanh tay nhìn, hay giả vờ không nhìn thấy, cũng là một hình thức mua bán. Cái giá là được yên ổn sống. Được tạm yên ổn sống.
Ngứa miệng, nói đúng vậy, ở VN ngày nay có tiền có thể mua cả nhân phẩm con người, nói gì ba cái vặt vãnh. Không khí bữa ăn trở thành nặng nề, không nhớ đã ăn gì và rượu có ngon không.
Sự thực, nói mua được nhân phẩm cũng không đúng. Vì cái duy nhất tiền không mua được là nhân phẩm. Nếu trong một xã hội, tiền có thể mua được tất cả, xã hội đó không còn nhân phẩm để bán nữa.
Triết gia Kant nói mỗi người đều có hoặc một giá ( prix ), hoặc phẩm cách ( dignité ). Nếu không có nhân cách, chỉ còn vấn đề giá cả, cao hay thấp. ‘’ Ce qui a une dignité est supérieur à tout prix ‘’ ( Người có nhân phẩm đứng trên mọi giá ). Nếu có nhân phẩm, không ai có thể mua chuộc được. Nếu mua chuộc được, nếu có một giá bán, nhân phẩm đã chết . Không thể có cả hai.
Khi tại một quốc gia số người có nhân phẩm càng ngày càng hiếm, việc mua người càng ngày càng dễ. Khi cái bọn không có nhân cách nắm trọn quyền, việc mua bán, không chỉ mua người, mà mua cả một quốc gia, cũng chỉ còn là vấn đề giá cả. Như một câu nói nổi tiếng: cái gì không mua được bằng tiền, có thể mua được bằng rất nhiều tiền
Mua, bán một nước là một cách nói. Không nhất thiết phải ký kết để trao toàn bộ lãnh thổ của tổ tiên cho ngoại bang. Chuyện mua, bán có thể diễn ra dưới muôn hình, vạn trạng. Nhận tiền lại quả, hay chịu áp lực, hay cả hai, cho ‘’ người nước lạ ‘’ làm đường xuyên Việt, tự quàng cái tròng váo cổ để chết lè lưỡi, là một thí dụ đập vào mắt, choáng váng.
Với ngân khoản trên 1000 tỷ dollars Tàu dành cho kế hoạch ” Một vòng đai, một con đường”, có võ khí gì chống lại, nếu con người không còn nhân cách ?
Nhân cách, đó chính là cái mà chế độ CS tìm mọi cách tiêu diệt, qua giáo dục đồi bại, qua tôn giáo quốc doanh. Bởi vì nếu còn nhân cách, người ta không thể chấp nhận những chuyện nhơ nhuốc,sớm muộn gì người ta cũng vùng dậy.
Nhân phẩm là một cái gì đó vô hình trong ta, ra đời, lớn lên nhờ giáo dục tốt hay xã hội tốt, canh chừng nhất cử nhất động của mỗi người, la hoảng mỗi lần ta tính làm chuyện tồi bại : ê, không được, stop !
Khi đã tiêu diệt cái rất khó hình dung là nhân phẩm trong xã hội, không ai nói ”stop” nữa. Ngôn ngữ để trao đổi với nhau thu lại ở hai chữ: bao nhiêu ?. Cái gì cũng có giá.
Chúng ta không làm gì, không phẫn nộ, phản kháng, chúng ta thờ ơ đứng khoanh tay nhìn, hay giả vờ không nhìn thấy, cũng là một hình thức mua bán. Cái giá là được yên ổn sống. Được tạm yên ổn sống.