Thursday, October 10, 2024
HomeKINH TẾEIA: Gỗ Nga ‘đội lốt’ Trung Quốc qua ngả Việt Nam để...

EIA: Gỗ Nga ‘đội lốt’ Trung Quốc qua ngả Việt Nam để tránh trừng phạt của Mỹ

VOA Tiếng Việt

Một báo cáo mới của Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) phát hiện ra rằng gỗ bạch dương của Nga được “ngụy trang” thành các sản phẩm từ châu Á nhập vào Mỹ bất chấp các lệnh trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ đối với Nga vì cuộc xâm lược ở Ukraine.

Điều tra của EIA, tổ chức giám sát phi lợi nhuận có văn phòng ở Mỹ, cho biết hầu hết các sản phẩm gỗ bạch dương hiện đang được xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có nguồn gốc từ Nga.

Báo cáo cho thấy con đường “vòng vo” của gỗ bạch dương từ Nga vào Mỹ qua Trung Quốc và Việt Nam, trong đó các công ty của Trung Quốc nhập gỗ của Nga rồi đóng gói lại và xuất khẩu sang Việt Nam.

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Mỹ trong 7 tháng đầu năm nay đạt 9,7 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo phát hiện của nhóm điều tra của EIA tại Mỹ, hầu hết người tiêu dùng Hoa Kỳ có thể không nhận ra rằng phần lớn gỗ bạch dương trong các sản phẩm đang được các nhà bán lẻ lớn cung cấp “có nguồn gốc từ Nga, và đi qua Trung Quốc và Việt Nam trước khi vào Mỹ.”

Lệnh trừng phạt

Hàng trăm nghìn mét khối gỗ ván bạch dương được nhập khẩu vào Mỹ nỗi năm, một số được biến thành các sản phẩm và phần còn lại được các nhà bán lẻ như Amazon, Home Depot hay Walmart trực tiếp đưa đến tay người tiêu dùng Mỹ.

Việc nhập khẩu trực tiếp từ Nga sang Mỹ bị biến động ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine vào cuối tháng 2 năm nay. Nhiều quốc gia, gồm cả Mỹ, đã áp dụng các biện pháp ngừng nhập khẩu hàng hóa, bao gồm bạch dương và các loại gỗ khác, từ Nga có thể liên quan đến tài trợ hoặc kéo dài cuộc xung đột. Việc các nhà lập pháp Hoa Kỳ bỏ phiếu tước bỏ quy chế tối huệ quốc của Nga khiến thuế suất đối với gần như tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ nước này tăng lên, trong đó thuế đối với gỗ ván ép bạch dương của Nga tăng 50%.

Việt Nam nhập khẩu rất nhiều gỗ bạch dương đã được xẻ để làm gỗ ván ép và sau đó xuất sang Mỹ. Và những tấm gỗ ván đó đến từ Trung Quốc mà phần lớn nguồn cung cho sản phẩm của Trung Quốc này là từ Nga.

Alex Bloom, nhà phân tích thương mại và chính sách châu Á của EIA

Mỹ cũng nhập khẩu một lượng lớn gỗ ván bạch dương từ các quốc gia khác như Việt Nam và Indonesia. Trong khi nhập khẩu từ Nga giảm vì các chế tài, lượng gỗ ván bạch dương nhập từ Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng mạnh, hơn 200%, vào tháng 3 và tháng 4 năm nay.

Việt Nam hầu như không trồng gỗ bạch dương, loại cây mọc ở vùng khí hậu lạnh, trong khi Nga chiếm 1/5 lượng rừng bạch dương trên toàn thế giới và là nhà cung cấp gỗ bạch dương lớn nhất toàn cầu. Còn Trung Quốc, quốc gia buôn bán và tiêu thụ gỗ lớn nhất thế giới, có lịch sử nhập khẩu một lượng lớn gỗ của Nga, trong đó gỗ bạch dương luôn là một trong các mặt hàng trao đổi thương mại hàng đầu giữa hai nước.

Cho tới một vài năm trước đây, hơn một nửa số lượng gỗ ván nhập khẩu vào Mỹ là từ Trung Quốc. Nhưng vào năm 2017, Bộ Thương mại Mỹ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, đã áp thuế chống bán phá giá lên gỗ ván ép cứng của Trung Quốc. Theo điều tra của EIA, nhiều chủ nhà máy Trung Quốc xuất khẩu gỗ ván ép sang Mỹ đã chuyển đến Việt Nam, hoặc xuất khẩu gỗ ván ép gần thành phẩm cho đối tác Việt Nam để lách thuế quan của Mỹ.

Trong thời gian cao trào của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nhiều sản phẩm của Trung Quốc bị phát hiện “đội lốt” hoặc dán mác Việt Nam để tránh bị đánh thuế khi xuất sang Mỹ, trong đó có nhôm và gỗ.

“Chúng tôi nhận thấy được xu hướng đó và chúng tôi thấy rằng Việt Nam thực sự nhập khẩu rất nhiều gỗ bạch dương đã được xẻ để làm gỗ ván ép và sau đó xuất sang Mỹ”, Alex Bloom, nhà phân tích thương mại và chính sách châu Á của EIA ở văn phòng Washington DC, nói với VOA. “Và những tấm gỗ ván đó đến từ Trung Quốc mà phần lớn nguồn cung cho sản phẩm của Trung Quốc này là từ Nga.”

Trong năm 2021, 90% lô hàng gỗ ván bạch dương, trị giá 63 triệu USD, đến Việt Nam từ Trung Quốc trong khi quốc gia Đông Nam Á hầu như không nhập khẩu gỗ bạch dương từ Nga, theo điều tra của EIA. Các dữ liệu thương mại cho thấy trong khi lượng xuất khẩu gỗ ván của Trung Quốc sang Mỹ giảm 360% thì lượng hàng này của Trung Quốc xuất sang Việt Nam tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2020.

“Kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ nổ ra, có một xu hướng rất rõ ràng là thị trường Trung Quốc bắt đầu chuyển dịch sang Việt Nam”, Haibing Ma, chuyên viên về chính sách châu Á của EIA ở Washington DC, nói với VOA. “Nếu so sánh dữ liệu xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Trung Quốc sang Mỹ và xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ thì điều thú vị là xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh và xuất khẩu của Việt Nam lại tăng mạnh hàng năm.”

Gỗ bạch dương của Nga được chất lên tàu tại một cảng ở Suifenhe của Trung Quốc.

‘Trá hình’ nguồn gốc

Để khẳng định nguồn gốc gỗ bạch dương từ Trung Quốc qua Việt Nam trước khi được tái xuất sang Mỹ, các nhà điều tra của EIA đã nói chuyện với các thành viên quản lý của 5 nhà xuất khẩu gỗ ván bạch dương của Trung Quốc. Các công ty này chiếm 60% lượng xuất khẩu gỗ ván bạch dương của Trung Quốc sang Việt Nam. Theo kết luận của cuộc điều tra, hơn 90% lượng gỗ bạch dương mà họ xuất sang Việt Nam có nguồn gốc từ Nga.

Một người chủ nhà máy gỗ ở Trung Quốc cho nhóm điều tra biết rằng tất cả gỗ bạch dương mà công ty của họ dùng là từ Nga và được đóng gói lại ở Trung Quốc rồi tái xuất sang Việt Nam với nhãn ghi Trung Quốc là nơi xuất xứ.

Họ [các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ] không truy dấu nguồn nguyên liệu gốc. Chúng tôi luôn làm việc này [thay đổi nguồn gốc xuất xứ gỗ Nga thành Trung Quốc] từ xưa đến nay.

Chủ một công ty xuất khẩu gỗ của Trung Quốc

Một chủ công ty khác của Trung Quốc cho biết gỗ bạch dương mà họ xuất khẩu sang Việt Nam “hoàn toàn là từ Nga”.

“Họ [các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ] không truy dấu nguồn nguyên liệu gốc”, chủ công ty không được nêu tên này nói. “Chúng tôi luôn làm việc này [thay đổi nguồn gốc xuất xứ gỗ Nga thành Trung Quốc] từ xưa đến nay”.

Bộ Ngoại giao Việt Nam không phản hồi yêu cầu bình luận của VOA về phát hiện trong báo cáo của EIA. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, thuộc Bộ Công thương Việt Nam, từ chối bình luận về phát hiện của báo cáo tại thời điểm này. Tham tán thương mại Đỗ Ngọc Hưng cho VOA biết qua email rằng “khi có thông tin chính thức sẽ được đăng tải đầy đủ và trả lời theo thẩm quyền được giao”.

Việt Nam có một mối quan hệ chặt chẽ về chính trị, kinh tế và quốc phòng với Nga từ thời Liên bang Xô Viết. Nga là nước cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam trong thời gian chiến tranh với Mỹ và hiện vẫn là nguồn cung các thiết bị quốc phòng lớn nhất cho quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam hai lần bỏ phiếu trắng nhằm tránh lên án hành động xâm lược của Nga ở Ukraine và bỏ phiếu phản đối nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc hồi đầu năm nay.

Theo nhận định của bà Bloom, nếu các công ty Trung Quốc vẫn tiếp tục dùng gỗ của Nga đưa vào Việt Nam rồi tái xuất sang Mỹ thì nó sẽ “làm giảm sản lượng nhập khẩu của các sản phẩm này từ Việt Nam” vào Hoa Kỳ.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden gần đây đã đưa một công ty của Việt Nam vào danh sách đen thương mại vì cho rằng công ty này cung cấp hỗ trợ cho quân đội của Nga, hiện đang bị Mỹ và phương Tây cô lập và chế tài do cuộc xâm lược vào Ukraine.

Thời gian qua, các mặt hàng của Việt Nam liên tục bị khởi xướng điều tra và áp dụng thuế phòng vệ thương mại của Mỹ, trong đó có mặt hàng gỗ. Mới đây, gỗ dán và tủ gỗ, sản phẩm quan trọng của ngành công nghiệp Việt Nam, đang bị Mỹ điều tra. Bộ Thương mại Mỹ vào tháng 8 đưa ra kết luận sơ bộ liên quan đến “xuất xứ Trung Quốc” của gỗ dán Việt Nam. Cuộc điều tra kéo dài từ tháng 6 đã khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ sụt giảm trong 3 tháng liên tiếp từ tháng 5-7.

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã khởi xướng một cuộc điều tra về nguồn gốc gỗ bị nghi là được khai thác bất hợp pháp rồi nhập khẩu vào Việt Nam. Chính quyền Tổng thống Biden hồi đầu năm nay cho biết họ đang tiếp tục tiến hành các cuộc điều tra này.

Tuy nhiên theo nhà phân tích thương mại và chính sách của EIA, bà Bloom, chưa có hành động chính sách nào ở Hoa Kỳ nhắm vào trừng phạt việc nhập khẩu gỗ của Nga một cách không trực tiếp. Theo bà Bloom, người tiêu dùng Mỹ cần được biết nguồn gốc sản phẩm gỗ từ đâu để có thể đưa ra các quyết định cho chính mình.

Các nhà điều tra của EIA khuyến cáo chính phủ Mỹ nên làm việc với các đối tác Việt Nam để thực thi các yêu cầu về thông tin nguồn gốc được nêu trong Đạo luật Lacey Act, đặc biệt trong việc phân biệt nguồn gốc giữa “quốc gia sản xuất” và “quốc gia thu hoạch”. Theo báo cáo của EIA, đạo luật này hiện chưa được thực thi một cách tích cực tại Mỹ.

RELATED ARTICLES

10 COMMENTS

  1. I agree with your point of view, your article has given me a lot of help and benefited me a lot. Thanks. Hope you continue to write such excellent articles.

  2. Your article gave me a lot of inspiration, I hope you can explain your point of view in more detail, because I have some doubts, thank you.

  3. The point of view of your article has taught me a lot, and I already know how to improve the paper on gate.oi, thank you.

  4. surat yasin arab saja surat yasin arab saja surat yasin arab saja surat yasin arab saja
    Please let me know if you’re looking for a article writer for
    your weblog. You have some really great articles and
    I feel I would be a good asset. If you ever want to take some of the load off, I’d
    love to write some material for your blog in exchange for a
    link back to mine. Please send me an email if interested.
    Regards!

  5. kpktoto kpktoto kpktoto kpktoto
    Simply wish to say your article is as astonishing.

    The clearness in your post is simply nice and i could assume you are an expert on this subject.
    Well with your permission let me to grab your feed to keep updated with forthcoming post.
    Thanks a million and please keep up the enjoyable work.

  6. pos4d pos4d
    pos4d
    Howdy just wanted to give you a quick heads up. The text in your article seem
    to be running off the screen in Chrome. I’m not sure if this is
    a formatting issue or something to do with web browser compatibility but I thought I’d post to let you
    know. The style and design look great though! Hope you get the problem resolved soon.
    Thanks

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular