Friday, September 13, 2024
HomeDU LỊCHBLOGDU TỬ LÊ: bay suốt đời chưa thấy được mình,

DU TỬ LÊ: bay suốt đời chưa thấy được mình,

DU TỬ LÊ: bay suốt đời chưa thấy được mình,

I. buổi sáng em về như hoa-nghiêm
từng phút xa, thơm nỗi muộn phiền
mỗi sát na qua là một kiếp?
mỗi lòng sông lạnh một u linh?

II. bất khả tư nghì nỗi xót, đau
bến giác, bờ mê bạc mái đầu
ngày nghiêng nhớ xuống vai tiền kiếp
chuông mõ âm âm ngã mạn, nào?

III. bay suốt đời chưa thấy được mình
ta hồn chim biển, bóng trong kinh
soi gương thấy lệ ai còn, chảy
chiếc lá người bay ngoài nhân duyên.

IV. trì tụng cho tình kinh vãng-sinh
một pho phụ rẫy. một pho quên
đêm đêm trăn trở tăng và, pháp
ngón nào là Phật? ngón nào trăng?

V. ai là ta nhỉ? ai là em?
là một hay hai? mất ở còn?
tâm nào đốn ngộ? tâm nào giả?
siêu độ linh hồn, liệu được không?

VI. niết bàn chẳng khác gì âm phủ
như sầu kia vẫn ở trong ta.
đau cào rách ruột. mong mưa, xuống
thương xé đêm sâu. giấu nghẹn ngào.

VII. cứ gì đạn bắn, dao đâm suốt
mới hiểu vì sao máu đã tuôn.
cứ gì phải chết rồi ta mới
chứng thực đời nhau: cảnh giới buồn.

VIII. này em bồ tát, ồ! ta biết
kinh kệ nào khuyên ta bỏ nhau!
như gió chiêm bao còn thổi, mãi.
lối về bóng lá dỗ thương đau.

IX. ba nghìn thế giới mà ta vẫn
không biết về đâu? trụ ở đâu?
chùa xưa đã đốt. ta đi vậy.
tam-bảo và, em ở cõi nào?

(Lotus Media sắp tái bản, 2020)

____________________

du tử lê, thay lời tựa,
trích “Gần đây, tôi nghiệm thấy một số trong những từ kép kia, (hiểu theo một nghĩa nào khác) vốn chung một gốc. Giống như hai mặt của một đồng xu. Thí dụ: – Trời đất, tử sinh, sống chết, đi về, vui buồn, hợp tan… Tuy chúng có hai ý nghĩa, hai hình ảnh… Nhưng rốt ráo, theo tôi, chúng vẫn là Một. Do đấy, tôi cố tình viết chúng dính liền nhau (không có khoảng cách). Nhằm nhấn mạnh tới tính Một Gốc của chúng.”

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular